Cây ngũ gia bì đang được nhiều người trồng với mục đích để làm cây cảnh trang trí nhà cửa giúp thanh lọc không khí. Đặc biệt theo Đông y, cây là thảo dược có tác dụng điều trị các bệnh khác nhau về xương khớp, chống mệt mỏi, trị liệt dương,…
1. Những thông tin chung về cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì thuộc họ nhân sâm, tên khoa học Schefflera và có nhiều tên gọi khác như thích gia bì, xuyên gia bì,… Cây thuộc thân thảo, sinh sống phổ biến ở các nước châu Á và Đông Nam Á. Tại nước ta, ngũ gia bì thích hợp nhất với khí hậu ở các tỉnh miền Bắc và được trồng phổ biến Cao Bằng, Lạng Sơn hoặc Phú Thọ và Lào Cai.
Ngũ gia bì khi trưởng thành có chiều cao khoảng 1 – 7m, cành nhiều lá rậm rạp và có gai mềm. Lá màu sẫm bóng hình bầu dục, mọc so le nhau. Hoa nhỏ màu trắng lục, thường mọc ở đầu cành với những cánh hoa hình tam giác độc đáo. Quả ngũ gia bì hình cầu dẹt, khi chín có màu đen rất mọng.

Để phân loại ngũ gia bì, người ta dựa vào màu sắc. Theo đó, cây gồm ngũ bì xanh đang được nhiều người ưa chuộng và ngũ gia bì vàng. Trong đó, ngũ gia bì xanh khi còn non sẽ có lá màu vàng nhạt và lúc trưởng thành sẽ chuyển sang màu xanh. Ngũ gia bì vàng có lá cây xen lẫn 2 màu xanh và vàng.
2. Xét về phong thủy, cây ngũ gia bì có ý nghĩa thiết thực gì?
Ngũ gia bì là cây phong thủy sẽ giúp cho người sở hữu có được nhiều may mắn bất ngờ về sự nghiệp cũng như mặt tiền tài. Do đó, cây được rất nhiều gia đình lựa chọn trồng trong nhà với hy vọng công việc làm ăn thuận lợi và tiền bạc luôn dồi dào. Bên cạnh đó, 5 thùy của lá cây còn ứng với 5 mệnh ngũ hành tương sinh tương khắc trong phong thủy. Dẫn đến khi sở hữu cây tượng trưng cho sự gắn kết, mong muốn gia đình luôn hòa thuận, vui vẻ và bình an.

3. Giải đáp: Có thể ăn cây ngũ gia bì được không?
Trong dân gian, lá ngũ gia bì hoàn toàn có thể ăn bình thường như các loại rau khác. Người dân ở các vùng thôn quê đã tận dụng lá cây để nấu canh cá, canh tôm nhằm loại thỏ mùi tanh, tăng hương vị thơm ngon cho món ăn. Người dân Quảng Nam xem lá ngũ gia bì như một món rau sống không thể thiếu mỗi khi ăn gỏi cuốn với thịt heo.
4. Những tác dụng của cây ngũ gia bì chớ nên bỏ qua
Không chỉ có ý nghĩa phong thủy nhất định, ngũ gia bì còn mang đến những lợi ích bất ngờ về mặt đời sống và sức khỏe. Nếu đang quan tâm về tác dụng của ngũ gia bì, những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nhất.
– Ngũ gia bì mang đến không gian sống xanh, thư thái
Lá ngũ gia bì có đặc điểm xanh tốt quanh năm. Nhờ đó, khi đặt cây ở trong phòng hoặc bàn làm việc sẽ giúp cho không gian có được sự thoáng đãng. Dẫn đến mang đến sự thoải mái tối đa và giúp ích rất lớn về mặt tinh thần cho cả gia đình.

Ngoài ra những tán lá của ngũ gia bì giúp thanh lọc bụi bẩn trong không khí. Hơn nữa, cây có tác dụng ngăn cản côn trùng bay vào nhà rất tốt. Khi đặt ngũ gia bì trên bàn làm việc còn giúp thu hút nhiều năng lượng tốt để đầu óc trở nên tỉnh táo, minh mẫn hơn.
– Ngũ gia bì có công dụng chữa bệnh
2 bộ phận của ngũ gia bì gồm vỏ cây và rễ được sử dụng để làm thuốc. Bạn thực hiện làm sạch vỏ cây và rễ rồi thái mỏng đem phơi khô sau khi đã được thu hoạch xong. Cuối cùng đem dược liệu kết hợp với các thảo dược khác để chữa ho, long đờm, chống mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng,…
5. Top 5 bài thuốc chữa bệnh thực hiện đơn giản từ cây ngũ gia bì
Hiện nay trong giới y học đã sử dụng ngũ gia bì như một thảo dược quen thuộc trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh. Ngũ gia bì được người xưa ví như khắc tinh cho 5 bài thuốc dưới đây.
5.1. Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp từ ngũ gia bì
Ngũ gia bì đem thái mỏng phơi khô và cho vào chảo sao vàng trên chảo tầm 15 phút. Kết hợp ngâm dược liệu theo tỉ lệ 100g ngũ gia bì với 1 lít rượu. Khoảng 2 tuần đem hỗn hợp ra uống 30ml trước khi đi ngủ.
5.2. Bài thuốc chữa sưng đau khiến khả năng vận động khó khăn
Người bệnh đem 16g mỗi vị gồm cát căn, ngũ gia bì, bưởi bung ngải diệp, trinh nữ và kết hợp 20g nam tục đoạn. Đem 4 bát nước lọc đổ vào ấm để sắc trên lửa nhỏ cùng với các nguyên liệu trên cho tới khi thu được 2 bát hỗn hợp. Chia nước thuốc làm 2 lần uống sáng và tối, dùng bài thuốc cho tới khi hết sưng đau mới dừng lại.

5.3. Bài thuốc giúp nam chữa yếu sinh lý hiệu quả và lành tính nhất
Chuẩn bị các nguyên liệu gồm thỏ ty tử, phòng sâm và ngũ gia bì ứng với 16g mỗi vị, kết hợp 4 loại sau khởi tử, hạt sen, thục địa, cầu tích tương đương 12g mỗi dược liệu. Cho tất cả các nguyên liệu sắc với 2 lít nước cho đến khi còn khoảng 400ml thì tắt bếp. Dùng nước hết trong ngày sau ăn, chia làm 2 lần uống sáng và tối.
5.4. Bài thuốc trị liệt dây thần kinh cổ đặc biệt vai nguyên nhân do hàn thấp
Người bệnh chuẩn bị 5 dược liệu gồm rễ cây cỏ xước, thổ phục linh và ngũ gia bì, king giới, tang ký sinh với tỉ lệ mỗi thứ bằng nhau 16g. Kết hợp 10g mỗi loại gồm quế chi, cổ chỉ, phòng phong và 6g tế tân. Sắc các nguyên liệu thành nước uống trong ngày, kiên trì thực hiện trong 1 tháng sẽ giảm đau dây thần kinh cổ, vai.
5.5. Bài thuốc không tốn kém giúp trị gãy xương
Chuẩn bị 1 con gà đã được làm sạch cùng 40g mỗi vị thuốc gồm ngũ gia bì và địa cốt bì. Đem các dược liệu tán thành bột, còn gà lọc lấy thịt giã nát. Trộn đều bột thuốc với thịt gà rồi đắp lên vùng xương gãy, thực hiện liên tục trong 1 tuần.

6. Vậy trồng cây ngũ gia bì trong nhà có được không?
Ngũ gia bì vừa là cây ưa sáng vừa ưa bóng nên rất thích hợp để trồng trong nhà. Tuy nhiên khi trồng cần chú ý cung cấp đủ ánh sáng để cây có thể sinh trưởng tốt nhất. Để tránh cây bị héo úa cũng như tiện cho quá trình quang hợp, mỗi tuần người trồng hãy nhớ mang ngũ gia bì ra phơi nắng khoảng 2 lần trong 15 phút.
7. Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây ngũ gia bì tại nhà
Mọi người có thể nhân giống ngũ gia bì bằng cách chiết cành. Chọn ra cành to khỏe, không bị sâu bệnh và dùng kéo cắt nhẹ nhàng ngũ ra bì ra khỏi cây mẹ. Thực hiện tước bỏ hết lá nhưng cần lưu ý phải giữ lại cành và sau đó hòa dung dịch kích thích mọc rễ để ngâm cuống cành vào khoảng 30 phút. Sau đó mang cành đã chiết giâm vào chậu đất để trong bóng râm 20 ngày sẽ ra rễ và lá.

Mặc dù là cây ưa sáng nhưng không nên trồng ngũ gia bì ở những nơi có ánh sáng gay gắt. Trong trường hợp trồng cây ở ngoài trời hãy tạo lưới đen để bảo vệ cây khỏi động vật gây hại. Nếu trồng trong nhà có thể đặt cây ở gần cửa sổ giúp hấp thụ ánh nắng tự nhiên tốt nhất.
Ngũ gia bì thuộc cây ưa nước, vì vậy cần đảm bảo tưới 1 lần/ngày. Sau một thời gian trồng cây xong, có thể thêm xơ dừa hoặc phân bò và đất trồng. Mục đích nhằm cung cấp chất dinh dưỡng để cây mọc tốt hơn. Khi cây ra lá non dễ bị rầy nâu phá hoại cần chú ý quan sát để có biện pháp phòng ngừa.
Cây ngũ gia bì mang đến rất nhiều tác dụng về mặt phong thủy lẫn việc trị bệnh. Mặc dù cây không chứa độc tính nhưng cần sử dụng đúng liều lượng để cho hiệu quả chữa bệnh cao nhất.