Quả ô môi là gì? Quả ô môi có ăn được không?

Nguyễn Mai 524

Quả ô môi là không thực sự phổ biến ở nhiều nơi tại Việt Nam, vì thế còn xa lạ với rất nhiều người. Nó là một loại cây thân gỗ, có hoa rất đẹp. Vậy trái ô môi có ăn được không? Hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu về loại quả này nhé!

1.Quả ô môi là gì?

Cây ô môi là cây thân gỗ cứng, có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được trồng tại một số nơi trên thế giới vì có hoa đẹp, cho bóng mát. Tại Việt Nam, cây này mọc hoang ở Nam Bộ, có các tên gọi khác nhau như cốt khí, bò cạp nước,… 

quả ô môi
Bên trong quả ô môi có màu nâu đậm, khi ăn có vị ngọt bùi

Cây thuộc họ nhà đậu, thân cây cao từ khoảng 50 – 60cm, nhiều cành, lá và hoa mọc thành chùm tương tự như hoa phượng. Hoa của cây ô môi có màu hồng rất đẹp, hình dáng như cái chuông nhỏ. Khi còn non, quả ô môi có màu xanh, khi già có màu nâu đen dài khoảng 3 – 4cm và cong hình lưỡi liềm. Bên trong quả ô môi được ngăn cách bởi những lớp màng trắng mỏng.

2.Quả ô môi có ăn được không?

Quả ô môi là thức quà quê dân dã, gắn bó với kỉ niệm thơ bé của người dân một số vùng ở Nam Bộ. Nó không hẳn là loại quả ăn ngon, nhưng có vị ngọt ngọt, chát chát, bùi bùi và hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. Không chỉ vậy, loại trái này còn được sử dụng để làm thuốc chữa các bệnh xương khớp, hỗ trợ tiêu hóa, bồi bổ sức khỏe,….

3. Thành phần hóa học có trong quả ô môi

Bên trong quả ô môi có những ô nhỏ, có phần cơm màu trắng bao quanh các hạt dẹt. Trong các phần cơm này chứa rất nhiều thành phần hóa học mà sức khỏe cần như: gluxit, tanin, canxi, tinh dầu, chất nhầy, …Nhiều người dùng trái ô môi ngâm rượu làm thuốc bổ.

4. Lợi ích của quả ô môi bạn chưa từng biết

Quả ô môi tuy dân dã nhưng lại có nhiều công dụng, hỗ trợ sức khỏe mà bạn không ngờ đến. Những dưỡng chất có trong quả này là dược liệu quý, điều trị một số bệnh như: ghẻ ngứa, giúp nhuận tràng, trị táo bón, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa. Loại trái này thường cho thu hoạch vào mùa thu, còn lá và vỏ có quanh năm tạo bóng mát.

Cây ô môi
Quả ô môi có nhiều tác dụng y học nổi tiếng

5. Những bài thuốc quý sử dụng quả ô môi

Như đã nói, quả ô môi có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, trong y học cổ truyền, người ta kết hợp trái ô môi với các dược liệu khác để điều trị bệnh. Ô môi có thể được sắc dạng thuốc, tán thành bột bôi ngoài da hay ngâm rượu. Dưới đây là các bài thuốc dân gian sử dụng quả ô môi:

5.1. Điều trị táo bón, hỗ trợ nhuận tràng

Dùng khoảng 10g lá ô môi, đun với 1 lít nước và uống mỗi ngày 3 lần, sau ăn. Duy trì như vậy trong vòng 1 – 2  tháng. Đây là phương thuốc dân gian, lành tính và được nhiều người sử dụng. 

5.2. Chữa viêm da, lở loét

Lá ô môi tươi rửa sạch, giã nát đem ngâm với rượu rồi đắp lên vùng da bị tổn thương, nhiễm trùng. Cách làm này sẽ khiến cho da bạn nhanh liền lại, sát trùng. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi đắp trên da mặt nhé.

lá ô môi
Lá ô môi hỗ trợ chữa lành vết thương ngoài da nhanh chóng

5.3. Giảm đau thấp khớp

Dùng kết hợp 50g vỏ ô môi, 100g dây đau xương, 100g cốt toái bổ, 30g nhục quế đem ngâm trong 1.000ml rượu đế 30 – 40 độ cồn, trong vòng 15 – 20 ngày.  Mỗi ngày, bạn uống 2 lần từ 30 – 60ml.

5.4. Kích thích ăn ngon

Tách lấy phần cơm từ quả ô môi, ngâm với 1 lít rượu trong 30 ngày rồi đem dùng. Mỗi ngày uống 30ml/2 lần. Thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần, hệ tiêu hóa sẽ vận hành tốt hơn, kích thích ngon miệng.

5.5. Rượu ô môi

Một quả ô môi có thể ngâm với 500ml rượu, trong vòng 15 – 20 ngày làm thuốc bổ, giúp tiêu hóa tốt, ăn ngon miệng. Ngày uống 2 lần, trước bữa ăn. Lưu ý là không nên lạm dụng quá liều, tránh bị say các bạn nhé!

6. Ai không nên sử dụng quả ô môi?

Quả ô môi được trẻ con rất thích vì vị chua chua, ngọt ngọt và lành tính. Hầu hết, các bộ phận của cây đều dùng được để điều trị bệnh. Người lớn thường dùng ô môi ngâm rượu để bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng. Tuy nhiên, trước khi có ý định dùng một phương thuốc nào từ ô môi để chữa bệnh, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về tình trạng bệnh lý của mình, hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.

Đặc biệt, với rượu thuốc ngâm quả ô môi không dùng cho trẻ em, phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ, người cao tuổi, người có tiền sử dị ứng rượu, bệnh gan, thận, dạ dày. Thay vào đó, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu các phương pháp điều trị khác, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe của bản thân.

quả ô môi
Rượu quả ô môi không được dùng cho trẻ em và phụ nữ trong thai kỳ

7. Những tác dụng phụ của quả ô môi

Các phản ứng thường gặp khi dùng rượu ngâm quả ô môi gồm: say rượu, choáng váng, đỏ mặt, buồn ngủ. Những biểu hiện kể trên là do chất cồn trong rượu khiến bạn say. Đừng quá lo lắng, bạn hoàn toàn có thể xử trí bằng cách giảm lượng rượu khi uống. Trong hoàn cảnh cơ thể mệt mỏi, run rẩy, buồn ngủ, … bạn hãy nghỉ ngơi và không nên lao động, làm việc thời điểm này. 

Mặc dù ô môi là loại quả lành tính, nhưng trước khi sử dụng để điều trị bệnh, bạn vẫn nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ.

8. Quả ô môi mua ở đâu? Bao nhiêu tiền?

Ô môi thường ra quả vào mùa thu và cũng ít người trồng, chủ yếu mọc hoang là phần nhiều. Điều đó lý giải cho việc quả ô môi luôn là mặt hàng hiếm, khó tìm thấy phổ biến ở chợ, cửa hàng trái cây như các loại hoa quả khác. Mọi người có thể mua quả ô môi tại các cơ sở bán dược liệu. Hiện nay, người ta thường phơi, sấy khô quả ô  môi để bán và mức giá dao động từ 120.000 – 200.000 đồng/kg. 

Trên đây là bài viết “Quả ô môi là gì? Quả ô môi ăn được không?” do Tuổi trẻ và Sắc đẹp cung cấp. Hi vọng, qua bài viết bạn phần nào nắm được thông tin về quả ô môi, để vận dụng hỗ trợ cho sức khỏe. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian tham khảo.

Chuyên mục: Trái Cây

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất