Hiện nay, ớt là loại quả không còn xa lạ với tất cả mọi người trên toàn thế giới và cũng là một loại dược liệu vô cùng tốt. Tuy nhiên, không chỉ quả ớt, lá ớt cũng mang tới những công dụng tuyệt vời. Vậy lá ớt có tác dụng gì? Hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Giới thiệu về cây ớt
Cây ớt có tên khoa học khá hay là Capsicum, thuộc họ Cà và được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như hải tiêu, lạt tử,…Tại Việt Nam, loại cây này được trồng khá phổ biến và trải dài khắp các tỉnh từ Bắc đến Nam.
Cây ớt là cây thân thảo, sống lâu năm, thuộc giống cây rễ chùm và chỉ cao khoảng 40 – 70cm. Thân cây ớt có 4 cạnh và được phân thành nhiều tán cây. Lá ớt có màu xanh đậm, hình bầu dục và là loại lá đơn. Lá ớt mọc thành từng chùm gồm 5 – 6 lá và mỗi lá chỉ dài từ 2 – 8cm. Tuỳ vào từng loại giống ớt, lá còn có lông hoặc không có lớp lông bao phủ trên bề mặt.
Cây ớt có hoa màu trắng tinh khiết, nhỏ và mọc thành từng chùm 3 – 4 hoa. Hoa ớt là hoa lưỡng phái, có thể tự thụ phấn hoặc thụ phấn chéo để tạo quả. Quả ớt có màu xanh khi còn non và có màu đỏ hoặc vàng khi chín. Quả sẽ có nhiều hình dáng khác nhau tùy vào từng loại giống khác nhau.
2. Có tất cả mấy loại ớt?
Cây ớt bắt nguồn từ Châu Mỹ và được phát triển rộng rãi trên toàn thế giới. Tới nay, loại cây này có sở hữu một số lượng lớn các loại giống khác nhau như ớt Thái Lan, ớt Dundicut, ớt Cubanelle, ớt Aleppo, ớt Datil, ớt Mũ Bê rê Scotland, ớt Ancho, ớt Poblano, ớt Ma,…
Tại Việt Nam, giống cây này đã có hơn 10 loại khác nhau. Do tính chất thụ phấn chéo nên loại ớt này càng đa dạng về giống loại. 10 loại ớt phổ biến tại nước ta đó chính là ớt chuông, ớt xiêm, ớt chỉ thiên, ớt cu tí, ớt tím, ớt tiêu, ớt thóc, ớt ma, ớt ba tri, ớt hoa hồng, ớt hạt tiêu, ớt khổng lồ, ớt trái tim, ớt đen và ớt xiêm trắng.
3. Lá ớt ăn sống được không?
Lá ớt không chỉ là loại thảo dược trong Đông y còn được chế biến trong nhiều món ăn ngon bổ dưỡng. Không chỉ tại Đông Nam Á, các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản,… cũng sử dụng lá ớt trong nấu ăn. Ngoài ra, loại lá này còn được dùng với mục đích trang trí món ăn trông đẹp mắt hơn và cũng thêm vào các gia vị để tăng thêm mùi hương.
4. Lá ớt có tác dụng gì?
Ngoài công dụng trong nấu nướng thì lá ớt có tác dụng gì tới sức khoẻ con người? Dưới đây là 8 lợi ích từ lá ớt mang đến cho cơ thể con người và được người xưa sử dụng.
4.1. Hỗ trợ tạo chất insulin và có lợi cho người bị bệnh tiểu đường
Insulin là một chất được tạo ra từ các tế bào tuyến tụy và rất quan trọng trong việc hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường tuýp 1. Lá ớt có chứa photochemical – chất quan trọng hỗ trợ sản xuất insulin cực kỳ tốt. Chính vì thế, bổ sung lá ớt vào bữa ăn để tăng cường chữa trị bệnh tiểu đường hiệu quả hơn.
4.2. Là nguồn cung cấp các chất chống oxy hoá
Lá ớt là một trong những thực phẩm chứa nhiều hoạt chất chống oxy hoá, có lợi cho cơ thể. Các hoạt chất chống oxy hoá có trong thảo dược này giúp ngăn chặn sự xâm hại từ tế bào gốc và làm chậm quá trình lão hoá. Không chỉ vậy, lá ớt còn có tác dụng làm đẹp da, mang lại làn da mịn màng, trẻ đẹp.
4.3. Tăng cường chức năng hệ miễn dịch
Hai chất quan trọng là phytochemical và axit phenolic có trong lá ớt giúp tăng cường hệ miễn dịch. Những chất này sẽ giúp hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại, ngăn chặn những yếu tố xấu tác động đến cơ thể. Từ đó, cơ thể có thể chống lại nhiều loại bệnh tật như cảm cúm,..
4.4. Lá ớt giúp giảm cholesterol – tốt cho tim mạch
Sử dụng lá ớt thường xuyên sẽ làm giảm mức cholesterol trong cơ thể và đưa huyết áp về mức ổn định. Lượng cholesterol trong máu càng cao, nguy cơ mắc các bệnh về tim càng tăng. Điều này đe dọa đến tính mạng con người nhất là với người cao tuổi. Vì vậy, lá ớt giúp loại bỏ các cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và các bệnh nguy hiểm khác.
4.5. Hỗ trợ điều trị bệnh đậu mùa
Bệnh đậu mùa hay còn gọi là Zona do một loại virus gây nên và làm làn da xuất hiện vết đỏ, gây ghẻ lở và ngứa ngáy. Lá ớt sở hữu đặc tính chống viêm, kháng khuẩn sẽ loại bỏ những vi khuẩn gây tổn thương và điều trị căn bệnh này dứt điểm hoàn toàn. Bên cạnh đó, lá ớt còn đặc biệt hiệu nghiệm khi điều trị các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
4.6. Trị đau nhức xương, khớp
Nhờ đặc tính kháng viêm cực cao, lá ớt giúp điều trị những cơn đau nhức, viêm xương khớp hiệu quả. Viêm xương khớp có thể dẫn tới mắc các bệnh về tim mạch như thấp khớp, xơ vữa động mạch, đột quỵ,… Ngoài tính chống viêm cao, lá ớt còn chứa chất quercetin giúp chống lại oxy hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm.
4.7. Điều trị tai biến mạch máu não
Căn bệnh tai biến mạch máu não vẫn luôn là căn bệnh nguy hiểm trong y học. Tuy nhiên, với vài lá ớt chỉ thiên, căn bệnh này lại trở nên hết sức thần kỳ. Loại lá này đã được nhiều chuyên gia, y bác sĩ nghiên cứu và chứng minh.
4.8. Hỗ trợ sáng mắt
Câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi lá ớt có tác dụng gì chính là tác dụng bảo vệ đôi mắt. Lá ớt có vị đắng, cay nhẹ và chứa nhiều dưỡng chất như vitamin A, vitamin C,… Những chất này giúp làm chậm quá trình lão hoá mắt, giúp mắt luôn sáng và tinh. Vì thế, bổ sung lá ớt và quả ớt trong món ăn để thấy được hiệu quả.
5. Những bài thuốc chữa bệnh của lá ớt
Sau khi đã hiểu rõ lá ớt có tác dụng gì, vậy làm thế nào để có thể sử dụng lá ớt đúng cách? Tuổi trẻ và Sắc đẹp gửi bạn đọc tham khảo 12 bài thuốc chữa bệnh từ thảo dược này.
5.1. Bài thuốc trị sốt rét từ lá ớt
Bài thuốc này cần chuẩn bị 30g lá ớt tươi và 1 bát nước. Lá ớt tươi đã được rửa sạch để ráo nước sau đó đem đi giã nát, hoà chung với một chút nước. Trộn đều hỗn hợp và chắt lấy nước uống. Bài thuốc này chỉ nên uống 1 lần/ ngày và sử dụng liên tục trong 7 ngày để có hiệu quả.
5.2. Bài thuốc điều trị phù thũng
Bệnh phù thũng là bệnh gây ra tình trạng các bộ phận cơ thể như bụng, bàn tay, bàn chân, ngực,.. bị ứ dịch. Để chữa trị căn bệnh này, người ta thường sử dụng 30 – 40g lá ớt tươi đem đi sao vàng và sắc lấy nước uống trong ngày. Người bệnh cần thực hiện bài thuốc này liên tục cho tới khi bệnh thuyên giảm.
5.3. Bài thuốc từ ớt giúp trị rụng tóc
Đây là bài thuốc khá hay và đem lại hiệu quả cao với những người bị rụng tóc nhiều và kéo dài. Nguyên liệu cần chuẩn bị là 10 – 20g quả ớt và 500ml rượu trắng. Bạn cần ngâm ớt với rượu trắng trong vòng 10 – 15 ngày, sau đó dùng bông tẩm ít hỗn hợp rượu bôi lên vùng rụng tóc nhiều. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để giảm gãy rụng đồng thời kích thích tóc mọc lại nhanh.
5.4. Bài thuốc đặc biệt chữa trị đột quỵ
Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiệm trọng, hết sức nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Xa xưa, ông cha ta áp dụng bài thuốc sau đây từ lá ớt chỉ thiên để chữa trị căn bệnh này. Bài thuốc này cần 10 lá ớt chỉ thiên, 2g muối trắng và 500ml nước sạch. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Lá ớt tươi được rửa sạch và nên sử dụng lá già để có tác dụng tốt nhất
- Bước 2: Xay nhuyễn lá ớt cùng với nước sạch và thêm một chút muối
- Bước 3: Chắt lấy hỗn hợp vừa xay cho bệnh nhân uống, đồng thời sử dụng phần bã đắp vào răng sẽ giúp người bệnh nhanh hồi phục
5.5. Bài thuốc khắc phục mụn nhọt có mủ
Mụn nhọt luôn là cái gai trong mắt nhiều người nhất là đối với chị em phụ nữ. Bài thuốc điều trị mụn nhọt từ lá ớt cũng mang liệu hiệu quả cao. La sớt kết hợp với lá na, lá bồ công anh, lá tử vi và lá táo, mỗi loại cần 50g. Những thảo dược trên đem đi giã nát với muối và lấy bã đắp lên mụn nhọt. Bạn cần kiên trì đắp tới khi mụn nhọt biến mất hoàn toàn thì dừng lại.
5.6. Chữa trúng phong, răng cắn chặt
Trúng phong là tình trạng đột nhiên bất tỉnh đồng thời mắc các triệu chứng như liệt nửa người, miệng méo, lưỡi cứng, mắt lệch. Khi gặp hiện tượng này, lấy 30 – 50g lá ớt chỉ thiên giã nát với chút muối và ít nước đổ vào miệng và đắp lên răng người bệnh. Bài thuốc này sẽ giúp bệnh nhân tỉnh lại và ngay lập tức đưa tới bệnh viện gần nhất.
5.7. Bài thuốc chữa bệnh vẩy nến
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm 1 nắm to lá ớt đã được sao chín, 1 bát tinh tre đằng ngà, 7 – 9 lá sống đời và 300g thiên niên kiện. Những nguyên liệu trên đem đun trên bếp với 2 lít nước và để sôi thật kỹ. Sử dụng thay cho nước chè và uống khoảng 3 ấm là dứt điểm bệnh.
5.8. Cây ớt chữa vết côn trùng, rắn, rết cắn
Bài thuốc này chỉ áp dụng với những vết rắn cắn không có độc, vết thương đã được xử lý y tế. Lá ớt đem đi giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi các cơn đau nhức không còn thì bỏ đi. Mỗi ngày nên đắp 1 – 2 lần khoảng 15 – 30 phút là các vết thương giảm đau.
5.9. Chữa cơn đau lưng cho bà bầu
Sử dụng vài lá ớt đã được rửa sạch đem đi giã nát, trộn chung với rượu trứng và đem đi làm nóng. Tiếp tục cho thêm một chút rượu trắng và bọc lại trong túi chườm. Mẹ bầu sử dụng túi chườm lên phần đau và xoa đều nhiều lần. Nên áp dụng bài thuốc này 1 lần/ ngày và liên tục trong 2 tuần, chứng đau lưng sẽ giảm bớt nhiều.
5.10. Bài thuốc giảm đau nhức xương khớp
Bài thuốc này cần chuẩn bị vài lá ớt trộn chung với dầu ô liu và đảo đều trên chảo nóng. Khi dầu và lá ớt nóng ấm thì vớt ra và đắp lên chỗ đau nhức. Đắp liên tục mỗi ngày để cải thiện sớm các cơn đau xương khớp.
5.11. Chữa mụn đầu đinh cứng đầu
Mụn đầu đinh là loại mụn cứng đầu, độc hại và rất nguy hiểm. Người xưa có bài chữa dân gian để loại bỏ loại mụn này triệt để. Lá ớt phối hợp với cành xương rồng gai và lá mồng tơi. Những nguyên liệu trên được rửa sạch và giã nát sau đó đắp phần bã lên vết mụn. Kiên trì thực hiện để nhanh loại bỏ loại mụn nguy hiểm này.
5.12. Bài thuốc chữa eczema
Eczema là căn bệnh ngoài da, là tình trạng viêm lớp nông của da do các tác nhân từ bên trong và bên ngoài. Để chữa bệnh này, bạn cần 30g lá ớt tươi và 20g me chua. Hai thành phần này được rửa sạch sẽ và giã nát. Bạn nên đắp lên vết eczema trong vòng từ 5 – 10 ngày là khỏi.
6. Món ăn chế biến từ lá ớt
Lá ớt có vị cay nhẹ, hới đắng thường được chế biến thành nhiều món ăn hết sức đơn giản như: canh lá ớt nấu tôm, lá ớt non trộn chung với rau sống, lá ớt nấu lòng gà, lá ớt xào thịt bò,… Những món ăn này không chỉ thơm ngon, có hương vị đặc biệt mà còn mang tới những tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả. Sau khi hiểu rõ lá ớt có tác dụng gì, bạn nên bổ sung loại rau nào vào thực đơn ăn uống để nâng cao sức khoẻ gia đình.
Tại nhiều vùng quê, người ta thường nấu lá ớt non với cua thành món canh ngon có vị ngọt, đắng nhẹ. Món canh cua này dù là mùa đông hay mùa hè đều rất phù hợp. Không những thế, theo như Y học cổ truyền, loại lá này có tính mát nên thích hợp cho những người có vấn đề về tiểu tiện, giúp giải độc và làm mát cơ thể.
7. Lá ớt kỵ với gì?
Sau khi hiểu rõ lá ớt có tác dụng gì, mọi người thường tìm hiểu những cách chế biến loại thảo dược này để dễ sử dụng. Nhiều người thường hay kết hợp loại lá này với nhiều nguyên liệu nấu ăn mà không nắm rõ kiến thức, những lưu ý khi sử dụng. Vì thế, nhiều người ăn thảo dược này không chỉ không chữa bệnh mà còn bị mắc một số bệnh.
Lá ớt cũng kiêng kỵ với một vài thực phẩm dễ gây rối loạn tiêu hoá như: các thực phẩm nhiều dầu mỡ, ăn kèm với các đồ uống có chất kích thích, lá ớt ăn kèm với thực phẩm tái và sống,… Những chất này sẽ làm cho tiêu hoá bị rối loạn và gặp nhiều vấn đề như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu,… Chính vì thế, khi sử dụng loại thảo dược này bạn cần lưu ý và nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia.
8. Những tác hại của lá ớt
Hiện tại, chưa có những nghiên cứu, báo cáo cụ thể phân tích và đưa ra những tác hại của lá ớt. Tuy nhiên khi sử dụng lá ớt, bạn cần phải lưu ý một vài điều sau đây:
- Nếu phát hiện bị dị ứng với loại lá này, ngay lập tức đến bệnh viện gần nhất để được bác sĩ điều trị, tránh với những trường hợp không mong muốn
- Không nên quá lạm dụng lá ớt để chữa bệnh nhất là căn bệnh nguy hiểm như tai biến mạch máu não
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia về những kiến thức về lá ớt trước khi sử dụng
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã nắm được những thông tin hữu ích và trả lời được câu hỏi lá ớt có tác dụng gì. Lá ớt không chỉ là loại thực phẩm mà còn một loại dược liệu được ông cha ta tin dùng từ xa xưa. Tuy nhiên cũng cần tư vấn từ chuyên gia trước khi sử dụng dược liệu này bạn nhé. Tuổi trẻ và Sắc đẹp – nơi mở ra cho bạn những kiến thức mới mẻ về cây thuốc Nam.