Lá anh túc: Đặc điểm, tác dụng, những bài thuốc chữa bệnh không thể bỏ qua

Nguyễn Mai 235

Ai cũng đã từng nghe tới lá anh túc, một loài cây đã bị cấm vì mang đến nhiều tác hại. Tuy nhiên, đây cũng là một vị thuốc có lợi ích đối với sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ cùng độc giả tìm hiểu rõ hơn về loài cây này nhé.

1. Tổng quan về cây anh túc

Loại cây này có tên khoa học là papaver somniferum L, thuộc họ thuốc phiện (Papaveraceae). Cây anh túc còn được gọi là cây thuốc phiện, phu dung, nàng tiên, á phiện. Loại cây này hiện nay đang bị cấm trồng ở một số nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Do chứa các chất gây nghiện như morphine, papaverin, codein,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Anh túc thuộc dạng cây thân thảo, có tuổi thọ khoảng 2 năm. Thân cây có màu phớt lục, chiều cao từ 1 đến 1.5m. Lá anh túc dài, mọc ôm lấy thân, có đầu nhọn, hình dáng bầu dục. Hoa mọc riêng rẽ, có màu đỏ, hoặc trắng, tím, chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi rụng, sau đó cây cho quả. Quả có hình nang, nhựa quả màu trắng khi thu hoạch xong thường được phơi khô để làm thuốc phiện.

Đặc điểm cây anh túc
Đặc điểm cây anh túc

2. Cây anh túc thường mọc ở đâu?

Loài cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ, Hy Lạp, các nước Trung Á, Hy Lạp, Iran. Cây ưa sống ở trên vùng núi cao. Cách đây khoảng 40 năm, lá anh túc được người dân trồng ở các vùng núi phía Bắc nước ta như Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu,… Nhưng sau đó, Chính phủ đã cấm trồng do trong cây chứa nhiều chất gây nghiện có nhiều tác hại khôn lường với sức khỏe con người.

3. Cây anh túc dùng được những bộ phận nào?

Nhựa cây này là thành phần được người ta chiết về và chế biến thành các chế phẩm của thuốc phiện. Do đó, khi áp dụng loại cây này để chữa bệnh, thì chúng ta hiểu đó phải là vỏ quả khô đã lấy hết nhựa, đây được gọi là anh túc xác. Các bộ phận sử dụng để làm thuốc trên cây anh túc có hoa, quả, hạt, ngọn non của cây cũng được dùng.

Các bộ phận sử dụng để làm thuốc trên cây anh túc có hoa, quả, hạt, ngọn non
Các bộ phận sử dụng để làm thuốc trên cây anh túc có hoa, quả, hạt, ngọn non

4. Thành phần hóa học có trong cây anh túc

Sau khi đã loại bỏ hết nhựa, anh túc sẽ được sử dụng làm dược liệu. Nó chứa rất nhiều thành phần hóa học: morphin, codein, papaverin, protopin, cryptool, cholin, nor sanguinarin. Và sanguinarine, erythritol, myo inositol, D’Mannoheptulose, thebain, narcotin, sedoheptulose. Tuy nhiên, trong những thành phần này, được chiết tách và ứng dụng nhiều nhất trong y học có 2 chất là morphin và codein.

5. Tác dụng của cây anh túc

Tác dụng của cây anh túc
Tác dụng của cây anh túc

Trong Đông y, người ta dùng quả đã lấy hết nhựa làm thuốc chữa bệnh. Anh túc xác có vị chua, tính sáp, được sử dụng để điều trị một số bệnh hay triệu chứng như sau:

  • Giảm đau, vừa làm dịu cơn đau, vừa nâng ngưỡng chịu đau của bệnh nhân nhờ thành phần morphin
  • Giảm ho, long đờm, chữa ho lâu ngày trong lao phổi, hen suyễn
  • Cầm tiêu chảy lâu ngày, điều trị kiết lỵ
  • Cầm không cho ruột ra máu, lòi dom
  • Gia tăng trương lực nơi đường tiểu, cơ bàng quang
  • Điều trị chứng biếng ăn, đi lỵ ở trẻ em,…

6. Những bài thuốc chữa bệnh của cây anh túc

Hiện nay, người ta sử dụng các bộ phận có trên cây để làm thuốc. Tuy tác dụng của lá anh túc không thể chối bỏ nhưng khi dùng để chữa bệnh, bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh của loại cây này.

Những bài thuốc chữa bệnh của cây anh túc
Những bài thuốc chữa bệnh của cây anh túc

6.1. Chữa ho dai dẳng lâu ngày

Bạn chuẩn bị anh túc xác, loại bỏ hết phần gai bên ngoài rồi đem nướng với mật. Sau đó, tán nhuyễn thành bột mịn rồi bảo quản trong hũ thủy tinh sử dụng dần. Khi uống, bạn lấy 2g bột rồi pha với nước cùng mật ong. Kiên trì thực hiện, sau vài ngày cơn ho sẽ thuyên giảm dần.

6.2. Điều trị hen suyễn, lao, ho mãn tính, mồ hôi tự ra

Bài thuốc này được nhiều người áp dụng bởi mang lại hiệu quả tốt. Bạn chuẩn bị 100g anh túc xác, bỏ đế và màng thì đem sao với giấm. Tiếp theo đem cà cùng 20g ô mai, tán thành bột mịn. Mỗi ngày, bạn dùng 8g uống 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

6.3. Chữa bệnh kiết lỵ lâu ngày

Anh túc xác chữa bệnh kiết lỵ lâu ngày
Anh túc xác chữa bệnh kiết lỵ lâu ngày

Bạn chuẩn bị anh túc xác hậu phác với liều lượng bằng nhau, bỏ phần núm trên và dưới đi, sau đó đập dập rồi đem nướng với mật, cho đến khi hơi đỏ. Hậu phác bỏ vỏ rồi cho vào tô ngâm với nước cốt gừng để qua đêm, sau đó đem nướng lên. Tán tất cả nguyên liệu thành bột mịn. Mỗi ngày sử dụng 8 đến 12g, dùng nước cơm để uống.

6.4. Chữa thổ tả, bạch lỵ, chán ăn ở trẻ em

Khi con trẻ không muốn ăn uống, kiết lỵ, bạn có thể áp dụng bài thuốc dân gian này. Chỉ cần chuẩn bị 40g mỗi loại anh túc xác, trần bì, kha tử, cùng 8g xuân sa và chích thảo. Đem tán tất cả dược liệu thành bột mịn rồi uống với nước cơm. Mỗi ngày sử dụng 8 đến 12g tùy theo tình trạng bệnh.

Advertisement

7. Lưu ý khi sử dụng cây anh túc

Dùng lá anh túc quá liều và lâu dài có thể gây nghiện, ngộ độc và nhiều tác hại nguy hiểm đến sức khỏe. Và không chỉ riêng loại thảo dược này, với bất kỳ một vị thuốc nào thì bạn cũng đều cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng để đảm bảo sức khỏe. Một số lưu ý khi sử dụng lá anh túc:

  • Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, trẻ em dưới 3 tuổi không được dùng vị thuốc này
  • Những người cơ thể yếu, bị các bệnh liên quan đến gan, thận, mới bị ho, kiết lỵ không được sử dụng lá anh túc
  • Những đối tượng bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của lá anh túc, bé gái đang trong độ tuổi dậy thì
Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú không được sử dụng anh túc
Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú không được sử dụng anh túc

Trên đây là những thông tin chi tiết về lá anh túc mà Tuổi trẻ và Sắc đẹp muốn cung cấp đến độc giả. Mặc dù có nhiều tác dụng với sức khỏe, song mọi người không nên tự ý sử dụng dược liệu này khi chưa có sự cho phép của thầy thuốc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất