Cây nhọ nồi có lợi ích gì? 12 bài thuốc chữa bệnh cực kỳ hiệu quả

Nguyễn Mai 138

Tuy chỉ là cây cỏ dại nhưng cây nhọ nồi được nhiều người biết đến với những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe. Ngay từ thời xa xưa, cây đã mang đến rất nhiều tác dụng trong điều trị bệnh đặc biệt là sốt, ho, viêm loét, suy thận,… Để hiểu thêm về loài cây nhỏ nhưng có võ này, bạn đọc hãy xem ngay bài viết sau đây của Tuổi trẻ và Sắc đẹp nhé.

1. Giới thiệu về cây nhọ nồi 

Cây nhọ nồi hay còn được gọi là cây cỏ mực và hạ liên thảo. Đây là cây thuốc của châu Á, thuộc họ cúc và thân có nhiều nhánh. Nhọ nồi thường mọc ở đất đen ẩm, bùn lầy ven ao, sông, mương, ruộng, vườn,… Tuy nhiên chúng được tìm thấy nhiều nhất trong môi trường đất ngập nước bị xáo trộn. Ở nước ta, nhọ nồi được phân bố ở hầu hết các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và miền núi ở độ cao 1500.

Cây nhọ nồi là loại cây cỏ, kích thước 30 - 40cm
Cây nhọ nồi là loại cây cỏ, kích thước 30 – 40cm

Nhọ nồi có thân tròn màu lục hoặc đỏ tía, có lông cứng. Đặc biệt là thân cây không hóa gỗ và có thể dài tới 30 – 40cm. Lá nhọ nồi mọc đối hình mác, có màu xanh, hình trứng thuôn dài. Hoa cho màu trắng, mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành đầu. Quả khá bé, hơi dẹt và có 3 cạnh, dễ gãy.

2. Giải đáp thắc mắc: Uống nước nhọ nồi có tốt không?

Theo giới chuyên gia, nhọ nồi là một loại cây rất tốt vì chúng mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe của con người. Theo Đông y, cây có tính hàn, vị ngọt, chua, lợi về các kinh tỳ. Chính vì thế chúng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, bổ gan thận,… Bên cạnh đó, theo tài liệu cổ của Ấn Độ thì nhọ nồi được dùng để điều trị các bệnh liên quan đến gan, bệnh vàng da. Đồng thời cây còn được dùng làm thuốc bổ tổng quát, chữa đau răng, chữa chứng lâu tiêu. 

Tại Trung Quốc, nhọ nồi được dùng làm chất cầm máu, trị đau mắt, ho ra máu, tiểu ra máu, vàng da và đau lưng. Còn ở Việt Nam theo những nghiên cứu từ Viện Dược liệu cho thấy, cây có khả năng cầm máu ở tử cung,  tăng trương lực cơ tử cung. Hơn nữa, cây còn được dùng để điều trị bệnh sốt xuất huyết, bệnh nha chu, trị chứng gan to, sưng bàng quang, trị mụn nhọt,….

3. Lợi ích của cây nhọ nồi đối với sức khỏe

Nhọ nồi là một loại thảo mộc chữa bệnh được sử dụng hàng ngàn năm mà không có tác dụng phụ. Dưới đây là một số lợi ích về sức khỏe cây sẽ mang lại cho sức khỏe con người:

  • Làm dịu dạ dày 
  • Phòng chống ung thư
  • Giúp cân bằng các chức năng của gan hiệu quả
  • Ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Trị viêm đường hô hấp mãn tính và ho, giúp làm sạch đờm
  • Giúp điều trị bệnh thiếu máu 
  • Giúp những người bị tiểu đường kiểm soát và giảm lượng đường trong cơ thể
  • Trị bệnh hen suyễn, đau răng, trùng xoang, hói đầu
Các bộ phận của nhọ nồi thường được sử dụng làm nguyên liệu điều chế thuốc
Các bộ phận của nhọ nồi thường được sử dụng làm nguyên liệu điều chế thuốc

4. Top 12 bài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồi

Nhọ nồi được ví là một vị thuốc dễ kiếm mà dân gian thường dùng để chữa rất nhiều bệnh. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ loại cây này để bạn tham khảo và áp dụng.

4.1. Bài thuốc hạ sốt

Bạn chuẩn bị mỗi vị 20g gồm cỏ nhọ nồi, củ sắn dây, sài đất, ké đầu và 16g cây cối xay, 16g cam thảo đất. Cho tất cả vào nồi sắc lấy nước uống sẽ giúp hạ sốt nhanh.

4.2. Bài thuốc trị sốt xuất huyết 

Lấy 20g cỏ nhọ nồi, 20g lá sắn dây, 12g lá trắc bá sao đen khô, 12g hoa hòe đen và 16g cam thảo đất. Sau đó cho tất cả các thảo dược vào ấm đun cùng với 2 lít nước để uống.

4.3. Bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ 

Đem 30g cỏ nhọ nồi, 15g đương quy và 20g nữ trinh tử sắc với 2 lít nước. Khi hỗn hợp này sôi thì đun nhỏ lửa trong 10 phút rồi tắt bếp. Sau đó đổ nước ra cốc, chia thành 2 phần bằng nhau và chờ nước nguội là có thể uống được. Duy trì bài thuốc mỗi ngày trong 2 – 3 để giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.

Cây nhọ nồi có thể kết hợp cùng các vị thuốc khác để chữa gan nhiễm mỡ
Cây nhọ nồi có thể kết hợp cùng các vị thuốc khác để chữa gan nhiễm mỡ

4.4. Bài thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt hiệu quả và an toàn

Chuẩn bị 15g mỗi loại gồm cỏ nhọ nồi, câu kỷ tử, thục địa, đảng sâm, hoàng kỳ, 10g mỗi vị gồm ích trí nhân, tỏa dương, vương bất lưu hành và 12g thỏ ty tử, 12g nữ trinh tử, 6g đương quy. Cho những vị thuốc này sắc thành nước uống 3 bữa trong ngày. Duy trì thực hiện bài thuốc trong một thời để thấy được hiệu quả cải thiện bệnh rõ rệt.

4.5. Bài thuốc trị viêm họng 

Để thực hiện bài thuốc, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 20g cỏ nhọ nồi, 20g bồ công anh, 12g củ rẻ quạt, 16g kim ngân hoa và 16g cam thảo đất. Cho các thảo dược này vào nồi sắc thành nước uống mỗi ngày. Tùy vào tình trạng viêm họng, bạn có thể dùng bài thuốc liên trục trong 3 – 5 ngày.

4.6. Bài thuốc chữa tiểu đường 

Bài thuốc gồm có các thảo dược như 10g mỗi loại gồm cỏ nhọ nồi, mạch môn đông, ngọc trúc, nam sa sâm, nữ trinh tử và 30g lư căn tươi, 5 quả ô mai. Mỗi ngày sắc một thang thuốc để uống, dung liên tục trong 2 -3 tháng.

4.7. Bài thuốc chữa nhức đầu, mệt mỏi và ngủ không ngon giấc 

Chuẩn bị 9g mỗi loại gồm cỏ nhọ nồi, hoàng cầm, hồng hoa, đương quy, hoa cúc, lá dâu, ngưu tất, nữ trinh tử và 6g xuyên khung, 12g bạch thược, 12g sinh địa. Mỗi ngày sắc một thang thuốc để uống, duy trì bài thuốc trong khoảng 3 tháng để nhanh có giấc ngủ ngon.

4.8. Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt

Lấy 12g cỏ nhọ nồi, 15g sinh địa, mỗi vị 10g gồm thanh hao, nguyên sâm, bạch thược, đam sâm. Chia các thảo dược thành 3 phần bằng nhau, mỗi ngày sắc uống một thang thuốc.

Nhọ nồi được sử dụng trong bài thuốc điều hòa kinh nguyệt
Nhọ nồi được sử dụng trong bài thuốc điều hòa kinh nguyệt

4.9. Bài thuốc bổ thận, chữa xuất huyết tử cung 

Chuẩn bị 30g cỏ nhọ nồi, hoàng kỳ 60g, kinh giới sao 10g, thăng ma 6g, mỗi vị 15g gồm bạch thược, thục địa, sinh địa, nữ trinh tử, phúc bồn tử. Chia các thảo dược thành các phần bằng nhau rồi đem sắc uống ngày một thang thuốc.

4.10. Bài thuốc chữa viêm cầu thận hoặc viêm thận mãn tính 

Bài thuốc gồm có các nguyên liệu như sau: 30g mỗi vị gồm cỏ nhọ nồi, tiểu kế, 15g mỗi vị gồm bạch thược, xích thược, bồ hoàng anh và 10g mỗi loại gồm thục địa, đương quy, xuyên khung. Sau đó người bệnh chia các thảo dược thành các phần bằng nhau và đem sắc uống mỗi ngày một thang thuốc.

4.11. Bài thuốc chữa bệnh eczema ở trẻ 

Lấy 50g cỏ nhọ nồi sắc thành nước cô đặc rồi bôi vào chỗ vết đau. Sau 2 – 3 ngày thì dịch rỉ sẽ giảm và đóng vảy, đỡ ngứa, tầm khoảng một tuần là hết và không kích ứng nữa.

4.12. Bài thuốc chữa chảy máu cam 

Bài thuốc này được thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 20g cỏ nhọ nồi, 20g hoa hòe sao đen và 16g cam thảo đất. Sau đó cho tất các nguyên liệu vào sắc thành nước uống là xong.

5. Hình ảnh về cây nhọ nồi

Hình ảnh cây  nhọ nồi mọc tại vùng quê Việt Nam
Hình ảnh cây nhọ nồi mọc tại vùng quê Việt Nam
Hoa của nhọ nồi có màu trắng rất đẹp
Hoa của nhọ nồi có màu trắng rất đẹp
Nhọ nồi là cây thuộc họ cúc với thân có rất nhiều nhánh
Nhọ nồi là cây thuộc họ cúc với thân có rất nhiều nhánh
Nhọ nồi thường mọc dại ở những nơi khí hậu mát mẻ và đất ẩm
Nhọ nồi thường mọc dại ở những nơi khí hậu mát mẻ và đất ẩm
Lá nhọ nồi mọc đối hình mác
Lá nhọ nồi mọc đối hình mác
Nhọ nồi được sử dụng ở dạng cây tươi hoặc cây khô để chữa nhiều bệnh hiệu quả
Nhọ nồi được sử dụng ở dạng cây tươi hoặc cây khô để chữa nhiều bệnh hiệu quả
Quả nhọ nồi khá bé, có 3 cạnh, hơi dẹt
Quả nhọ nồi khá bé, có 3 cạnh, hơi dẹt
Nhọ nồi thường mọc xen lẫn với cỏ ở ven đường, bờ ruộng
Nhọ nồi thường mọc xen lẫn với cỏ ở ven đường, bờ ruộng
 Nhọ nồi là một thảo dược thần kỳ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể
Nhọ nồi là một thảo dược thần kỳ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể
Nhọ nồi được nhiều người biết đến với tên gọi khác là cây cỏ mực
Nhọ nồi được nhiều người biết đến với tên gọi khác là cây cỏ mực

6. Cây nhọ nồi có trồng ở nhà được không?

Trước những tác dụng tuyệt vời của nhọ nồi mang lại, dẫn đến rất nhiều người có mong muốn trồng cây. Vậy cây có trồng được ở nhà không đang nhận được sự quan tâm của mọi người. Nhọ nồi là cây cỏ mọc hoang và hoàn toàn có thể sinh trưởng tốt ngay khi không có sự chăm sóc của con người. Vì vậy nếu có nhu cầu sử dụng bạn hoàn toàn có thể trồng nhọ nồi ngay tại khu vườn của gia đình. Sau khoảng 3 – 4 tháng, bạn có thể sử dụng các bộ phận của nhọ nồi kết hợp với các vị thảo dược khác để chữa bệnh.

7. Những lưu ý quan trọng cần biết khi sử dụng cây nhọ nồi

Mặc dù được đánh giá là thảo dược lành tính nhưng khi sử dụng nhọ nồi vẫn cẩn trọng để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý quan trọng cần biết khi sử dụng loại cây này:

  • Không dùng cho phụ nữ có thai, người tỳ vị hư hàn, đầy bụng, viêm đại tràng mãn tính
  • Khi dùng cho trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và cách dùng 
  • Dùng đúng liều lượng, tránh dùng quá liều để không bị gây kích ứng dạ dày, buồn nôn
  • Nhọ nồi chỉ có tác dụng cải thiện với những tình trạng bệnh nhẹ, trong trường hợp nặng cần đi thăm khám
  • Tùy vào cơ địa của từng người, cây có thể gây dị ứng nên trước khi dùng bạn nên thử ra vùng tay nhỏ trước

Như vậy, bài viết trên Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã gửi đến bạn thông tin cây nhọ nồi. Hy vọng rằng mọi người đã biết thêm nhiều lợi ích tuyệt vời về cây này. Khi có ý định sử dụng bất kỳ bài thuốc nào từ dược liệu để điều trị bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước để đảm bảo an toàn.

Chuyên mục: Cây phong thủy

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất