Ý nghĩa và cách trưng bày hoa Hải Đường đem đến tài lộc

Nguyễn Mai 387

Hoa Hải Đường là loài hoa quen thuộc với người dân Việt Nam, thường được trưng bày trong dịp Tết nguyên đán. Đây là loài hoa được nhiều người ưa thích bởi vẻ đẹp rực rỡ của nó. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được hoa hải đường là gì và những ý nghĩa sau vẻ đẹp quyến rũ của loài hoa này. Hãy cùng Tuổi trẻ và sắc đẹp tìm hiểu những thông tin bổ ích về hoa hải đường qua bài viết dưới đây nhé!

1. Hoa hải đường là loại hoa gì?

Hoa hải đường hay còn gọi là hải đường Việt Nam, có tên khoa học là Camellia amplexicaulis, là một loài thực vật hạt kín thuộc chi Trà (Camellia). Hải đường Việt Nam khác với hoa hải đường của Trung Quốc có tên khoa học là Malus spectabilis Borkh (thường được nhắc đến trong thơ ca cổ). 

Hoa hải đường có xuất xứ từ các vùng nhiệt đới của Châu Mỹ và Châu Á. Tại Việt Nam, hải đường mọc nhiều, trải khắp các tỉnh thành phố, những được trồng nhiều nhất tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Hoa hải đường hay còn gọi là hải đường Việt Nam, có tên khoa học là Camellia amplexicaulis
Hoa hải đường hay còn gọi là hải đường Việt Nam, có tên khoa học là Camellia amplexicaulis

2. Đặc điểm của hoa hải đường

Hải đường là loại cây thân gỗ, dạng cây bụi, có thể cao đến 3m, nhiều cành lá mọc xum xuê. Lá mọc trên cành giãn cách, nhẵn bóng, có màu xanh đậm, mép răng cưa nhỏ nhưng không sắc. 

Hoa hải đường là hoa đơn, mọc từ 1-3 đóa ở đầu cành. Cánh hoa chuyển tiếp từ đài hoa đến cánh tràng. Mỗi cánh hoa có bề mặt nhẵn, xếp úp lên nhau, hình trứng ngược, nhiều nhị. Hoa hải đường thường nở vào dịp Tết, được dùng để trang trí nhà cửa vào dịp này bên cạnh những loài cây, hoa khác như đào, mai, quất,…

3. Ý nghĩa của hoa hải đường theo phong thủy

Hải đường ngoài là một loài hoa đẹp, nó còn mang ý nghĩa phong thủy được rất nhiều người ưa chuộng. Từ xa xưa, hoa hải đường đã được quan niệm là loài hoa tượng trưng cho mùa xuân. Với nhiều màu sắc rực rỡ, hải đường như một lời chúc may mắn, gia đình hạnh phúc ấm êm. 

Theo phong thủy, hải đường có ý nghĩa “phú quý mãn đường” thể hiện sự ấm êm, hạnh phúc của gia đình, tạo tiền đề cho tài lộc, may mắn. Hình ảnh những bông hải đường đỏ thẫm cũng đại diện cho phú quý, giàu sang. Bên cạnh đó, chữ “đường” còn có ý nghĩa là một ngôi nhà lớn.

Theo quan niệm Á Đông, đây là đại diện cho sự sung túc, đề huề, gia đình êm ấm, mỗi thành viên trong gia đình đều gắn bó, yêu thương nhau. Điều này là thứ mà gia đình nào cũng mong muốn, hướng tới để dựng xây. Những cánh hoa hải đường mềm mịn, dịu dàng như làn da thiếu nữ, mang mùi hương thơm dịu.

Hải đường ngoài là một loài hoa đẹp, nó còn mang ý nghĩa phong thủy được rất nhiều người ưa chuộng
Hải đường ngoài là một loài hoa đẹp, nó còn mang ý nghĩa phong thủy được rất nhiều người ưa chuộng

Xa xưa, tranh vẽ hoặc thêu hoa hải đường được tặng để chúc mừng thăng quan, tiến chức, đây được coi là lễ vật quý mang ý nghĩa chúc mừng gia chủ có được vinh hoa, phú quý. Ngoài ý nghĩa chung của loài hoa, mỗi màu sắc của hoa hải đường đều mang những ý nghĩa phong thủy riêng biệt:

  • Hải đường đỏ hoặc hồng: Đại diện cho sự may mắn, bình an cùng với sự giàu có sung túc, phù hợp với người mệnh hỏa
  • Hải đường trắng: màu hoa này là đại diện cho sự khởi đầu, màu trắng biểu trưng cho sự trong sạch, tinh khôi và cao quý, phù hợp với người mệnh thủy và mệnh kim
  • Hải đường vàng: Mùa vàng là đại diện cho phú quý, giàu sang và sự trường tồn, vĩnh cửu, phù hợp với người mệnh kim và mệnh hỏa

4. Cách trưng bày hoa hải đường trong nhà hợp phong thủy

Hoa hải đường có nhiều ý nghĩa tốt đẹp về phong thủy, tuy nhiên bạn cần phải biết cách trưng bày sao cho phù hợp với gia chủ thì mới có thể phát huy tối đa ý nghĩa của loài hoa này. Bạn có thể tham khảo những cách trưng bày hoa hải đường hợp phong thủy.

Đặt hoa hải đường trước mái hiên, sân nhà: Mái hiên, sân nhà được coi là vị trí rước của cải, tiền tài vào nhà trong những ngày đầu năm mới, đặt hoa hải đường tại vị trí này sẽ đem đến cho gia đình bạn sự may mắn, bình an và một năm mới ấm êm, sung túc.

Đặt hoa hải đường tại phòng khách: Hoa hải đường đặt ở phòng khách sẽ trang trí cho không gian trở nên trang nhã, ấm cúng, bên cạnh đó còn đem lại cho gia đình ý nghĩa vui vẻ, gia đình luôn quây quần hạnh phúc, con cháu tề tựu, hòa thuận.

Đặt hoa hải đường ở cổng nhà: Hoa hải đường mang màu sắc rực rỡ, đặt ở cổng nhà sẽ thu hút ánh nhìn của quan khách, người đi đường, thể hiện sự hào nhoáng của gia chủ, thu hút tài lộc may mắn cho gia chủ và khách đến chơi nhà.

Đặt bình hoa trên bàn thờ gia tiên: Bình hoa hải đường trên bàn thờ gia tiên thể hiện cho lòng thành kính, biết ơn của con cháu với ông bà tổ tiên, cầu mong gia tiên luôn phù hộ con cháu, bình an, may mắn, luôn ở bên gia đình trấn trạch, an gia.

Hoa hải đường có nhiều ý nghĩa tốt đẹp về phong thủy, tuy nhiên bạn cần phải biết cách trưng bày sao cho phù hợp
Hoa hải đường có nhiều ý nghĩa tốt đẹp về phong thủy, tuy nhiên bạn cần phải biết cách trưng bày sao cho phù hợp

5. Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa hải đường đúng cách

Đây là loài hoa thân gỗ, không quá khó trồng, tuy nhiên cần phải biết cách trồng và chăm sóc đúng cách để tạo nên cây hoa khỏe mạnh, xanh tốt và nhiều bông. Để trồng cây đúng cách, bạn cần lưu ý những điểm sau:

5.1 Đất trồng

Loại cây này ưa sống tại những nơi có đất tơi xốp, thoát nước tốt, vậy nên khi chuẩn bị đất trồng cây, bạn cần chọn những loại đất giàu dinh dưỡng như đất phù sa, đất ở ruộng lúa. Trước khi trồng nên bón lót bằng các loại phân hữu cơ, trong thời gian chăm sóc, nên thường xuyên bổ sung phân bón hữu cơ.

5.2 Nhiệt độ

Hải đường ưa sống tại những nơi có thời tiết mát mẻ, nhiệt độ thích hợp cho loại cây này là từ 18 đến 27 độ C. Khi trồng hải đường tại những nơi có nhiệt độ quá cao, sẽ khiến cây héo úa, không phát triển tốt.

5.3 Ánh sáng

Đây là loài cây ưa ánh sáng tán xạ, vậy nên đặt cây tại những nơi râm mát, có mái che, để giúp cây phát triển tốt ra nhiều hoa đều, đẹp. Bạn nên đặt chậu cây, trồng cây tại những vị trí ít ánh nắng mặt trời trực tiếp như dưới mái hiên, bên dưới cây to,… để hải đường phát triển tốt nhất.

Hoa hải đường là loài cây ưa ánh sáng tán xạ
Hoa hải đường là loài cây ưa ánh sáng tán xạ

5.4 Cách trồng

Hải đường được nhân giống bằng 3 cách là gieo hạt, giâm cành và chiết cành. Mỗi phương pháp sẽ có thời gian ra ra khác nhau, nhưng với phương pháp gieo hạt phải mất 2-3 năm mới ra hoa, bạn nên lựa chọn phương pháp giâm hoặc chiết cành để cây nhanh ra hoa hơn.

Phương pháp gieo hạt: 

Trồng hải đường theo phương pháp gieo hạt, bạn có thể đi mua hạt giống cây hoặc có sẵn cây thì bạn nên chọn những quả hải đường già để lấy hạt đi gieo. Thời điểm thích hợp gieo hạt là khoảng tháng giêng, đây là thời điểm khí hậu phù hợp, độ ẩm trong đất cao, giúp cây nảy mầm tốt. 

Phương pháp giâm cành:

Bạn cần lựa chọn cây hải đường to, khỏe mạnh. Trên cây này, chọn cành bánh tẻ cấp 2 trở lên. Bạn dùng dao khoanh 1 đoạn vở trên cành cây có diện tích tương ứng với đường kính của nhánh chiết. Sau đó dùng dao lột bỏ lớp vỏ cây bên ngoài và lau sạch nhựa cây để tránh hình hình mô sẹo khiến cây khó ra rễ.

Bạn cần chuẩn bị sơ dừa hoặc rễ lục bình để tạo bầu đất. Bọc bầu đất đã chuẩn bị vào vỏ chiết bằng túi nilon đen có đục lỗ rồi buộc chặt lại. Lưu ý đầu trên của bầu sẽ buộc chặt còn bầu dưới buộc lỏng tay 1 chút giúp thoát nước tốt vào những ngày mưa. Sau khoảng 45 ngày, cành cây chiết sẽ bắt đầu ra rễ.

Phương pháp giâm cành:

Với phương pháp giâm cành, bạn cần phải lựa chọn những cây hải đường có tuổi thọ từ 2 năm trở lên, xanh tốt và khỏe mạnh. Sau đó, bạn cắt cành thành các đoạn có chiều dài từ 14 – 18cm rồi tỉa bớt lá phía dưới cành. Bạn chuẩn bị các luống đất phù hợp rồi cắm các cành vào luống đất, mỗi cành phải cắm sâu xuống nửa luống. Bạn phải chăm sóc kỹ và tưới đủ ẩm cho cây, sau một tháng cây sẽ mọc rễ và có thể đem đi trồng và chăm sóc. 

  • Tưới nước: Loại cây này không cần quá nhiều nước để phát triển, bạn nên tưới nước vừa phải cho cây và chỉ nên tưới khi thấy mặt đất đã khô
  • Dinh dưỡng: Khi hoa đến giai đoạn trưởng thành, chỉ nên bón phân mỗi tháng 1 lần
  • Bệnh thường gặp: Do đặc điểm thời tiết nên hải đường thường mắc bệnh rệp phồng lá vào khoảng tháng 4 đến tháng 7, bạn cần loại bỏ những cành, lá hư hại, phun thuốc 2 lần cho cây, mỗi lần cách nhau 5 ngày
  • Tỉa hoa và lá: Bạn nên định kỳ tỉa lá cho cây, loại bỏ những cành già, xấu, tỉa bớt lá vàng, bị sâu, chỉ giữ lại những cành đẹp, khỏe mạnh để chăm bón

6. Tác dụng của hoa hải đường

Về mặt phong thủy, hải đường nở vào dịp Tết âm lịch, mang sắc đỏ rực rỡ, báo hiệu mùa xuân đã về cùng với may mắn, vượng khí và bình an. Bên cạnh màu sắc những cánh hoa hình bầu dục, đều đặn khum lại ôm trọn lấy nhụy vàng, nở e ấp, làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Loại cây này quanh năm xanh tốt, trồng trong vườn hay chậu cây trong nhà đều phù hợp, giúp không gian thêm phần xanh mát, đa dạng cho khu vườn. 

Về mặt dược liệu, hải đường có tính lương, mang vị chua đắng, thuộc vào 2 kinh tâm – can. Hải đường có công dụng hoạt huyết, lương huyết, chỉ huyết, an thần, ích cam. Nó được sử dụng trong các trường hợp xuất huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt thất thường, không đều đặn. Trong đông y, hải đường được kết hợp với các loại thảo dược khác tạo nên các bài thuốc để điều trị phong thấp, rối loạn kinh nguyệt,…

Advertisement

Về mặt phong thủy, hải đường nở vào dịp Tết âm lịch, mang sắc đỏ rực rỡ
Về mặt phong thủy, hải đường nở vào dịp Tết âm lịch, mang sắc đỏ rực rỡ

7. Mua hoa hải đường ở đâu, giá bao nhiêu tiền?

Hiện nay, bạn có thể mua hoa hải đường tại các vườn ươm, vườn cây cảnh, chợ và cửa hàng bán hoa. Ngoài ra, bạn có thể tìm mua hoa hải đường trên các trang thương mại điện tử như Lazada, shopee, Sendo,… với các mức giá dao động khoảng 50.000 đồng đến 350.000 đồng/ chậu cây. 

Bạn cũng có thể tìm mua hạt giống cây tại các cửa hàng bán hạt giống để tự ươm trồng ở nhà, tuy nhiên cách này sẽ mất khá nhiều thời gian đến khi cây ra hoa. 

8. Những lưu ý về hoa hải đường

Hải đường là loại cây xanh tốt quanh năm, vậy nên bạn cần lưu ý chăm sóc cho cây để cây luôn khỏe mạnh, ra nhiều hoa. Một số lưu ý khi trồng cây hoa hải đường mà bạn có thể tham khảo như sau: 

  • Bạn nên lựa chọn đất các loại đất thịt như đất phù sa, đất ruộng làm đất trồng cây. Cần làm nhỏ đất rồi trộn với rơm, trấu để tạo độ xốp cho đất 
  • Bạn nên sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây khi hoa bắt đầu nơ, gần đến dịp Tết bạn nên bón phân để thúc đẩy cây ra nhiều hoa hơn, nở đúng dịp
  • Không nên tưới quá nhiều nước cho cây, chỉ cần tưới 1-2 ngày/lần, khi tưới tránh tưới nước trực tiếp và tưới đẫm vào gốc cây sẽ gây nên úng nước và chết rễ
  • Không nên đặt chậu cây hoặc trồng cây hải đường tại nơi có nhiều ánh nắng trực tiếp, không có mái che, nên trồng ở những nơi râm mát, thông thoáng giúp cho cây phát triển tốt nhất
  • Để hoa ra đúng dịp Tết, trước đó 2 tháng bạn cần cắt, tỉa bỏ những cành lá sâu bệnh, những cành phụ để tạo tán, hình dáng đẹp cho cây
  • Bạn nên quét vôi từ sát gốc cây lên đến ngang thân cây để diệt trừ và ngăn ngừa sâu, nấm bệnh gây hại, khi cây bắt đầu ra nụ, hãy bón phân cho cây thêm 1-2 đến khi nở hoa
  • Sau khi đem cây vào nhà chơi Tết xong, bạn nên đem cây hoa hải đường ra khỏi chậu rồi đem trồng tại nơi có đất tơi xốp, bón phân đầy đủ
  • Bạn nên tỉa bớt những cành, lá bị sâu bệnh rồi quét vôi vào các vết cắt để hạn chế sâu bệnh lây lan sau đó trồng xuống đất
Hải đường là loại cây xanh tốt quanh năm, vậy nên bạn cần lưu ý chăm sóc cho cây để cây luôn khỏe mạnh
Hải đường là loại cây xanh tốt quanh năm, vậy nên bạn cần lưu ý chăm sóc cho cây để cây luôn khỏe mạnh

Trên đây là bài viết chia sẻ về ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây hoa hải đường. Tuổi trẻ và sắc đẹp hy vọng bạn sẽ có được những thông tin bổ ích về cây hoa hải đường cho riêng mình. Hãy theo dõi chúng tôi để có được những kiến thức bổ ích khác bạn nhé!

Advertisement
Chuyên mục: Loài Hoa Đẹp

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất