Những lời khuyên hữu ích của chuyên gia về lá chùm ngây

Nguyễn Mai 781

Từ rất lâu, nhiều người vẫn luôn gặp khó khăn trong việc phân biệt lá chùm ngây và lá rau ngót. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn phân biệt đâu là lá chùm ngây và những công dụng mà loại lá này đem tới với cơ thể con người. Hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Tổng quan về cây chùm ngây

Cây chùm ngây hay còn có tên gọi khác cây bồn bồn, cây cải ngựa,… có nguồn gốc từ vùng Bắc Ấn Độ và Pakistan. Ở Việt Nam, cây được trồng rải khắp các tỉnh phía Nam, từ tỉnh Quảng Nam trở vào và rải rác ở một vài tỉnh phía Bắc. 

Cây chùm ngây có thân gỗ nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 5 – 10m và vỏ cây có màu xám trắng dày cùng với các khe rãnh. Lá cây thuộc dạng lá kép, mọc đối xứng nhau và có màu xanh đậm. Hoa chùm ngây thường có màu trắng, mọc thành từng cụm và thường nở rộ vào giai đoạn từ tháng 4 tới tháng 6. Quả của cây chùm ngây có màu nâu, thiết diện tam giác và chứa ít nhất là 20 hạt. 

Cây chùm ngây có thể sử dụng từ rễ, lá, hoa và quả. Chính vì thế, cây này không chỉ dùng để làm rau ăn mà còn là loại cây có giá trị kinh tế cao. Các bộ phận của cây cũng là những loại thảo dược được các chuyên gia tận dụng dùng để chữa nhiều loại bệnh và bảo vệ nhiều bộ phận của cơ thể. 

Tổng quan về cây chùm ngây
Lá chùm ngây thuộc dạng lá kép và có hình dáng tương tự như lá rau ngót

2. Lá chùm ngây có giá trị dinh dưỡng như thế nào?

Cây thảo dược này có mỗi phần chứa những thành phần hoá học khác nhau. Đặc biệt, mỗi chất dinh dưỡng mà từ bộ phận của cây chùm ngây sở hữu lại có những công dụng chữa nhiều loại bệnh. Ví dụ như:

  • Vỏ cây: Chất gôm như galactose, arabinose,… và -sitosterol, benzylamin 
  • Rễ cây chứa những hoạt chất glucosinolate
  • Lá chùm ngây lại đa dạng về các hoạt chất chống oxy hoá như flavonoid, phenolic,…
  • Hoa chùm ngây: Thành phần dinh dưỡng chính trong hoa là polysaccharide 
  • Hạt của cây lại chứa các hợp chất như glucosinolate và peptid

Chủ yếu toàn thân cây chùm ngây sẽ có thành phần dinh dưỡng chính là pterygospermin. Bên cạnh đó, cây còn có nhiều chất đạm, các vitamin thiết yếu như vitamin A, C,… các loại axit amin và nhiều các khoáng chất khác. 

Lá chùm ngây có giá trị dinh dưỡng như thế nào?
Lá chùm ngây có thành phần hoá học đa dạng

3. 12 tác dụng của lá chùm ngây 

Chùm ngây được chuyên gia biết đến với sự giàu có về chất dinh dưỡng như 90 loại dưỡng chất, 18 loại axit amin, 46 chất chống oxy hóa khác nhau. Chính vì thế, cây chùm ngây là loại thảo dược mang tới nhiều lợi ích trong y học. 

3.1. Thảo dược cung cấp dinh dưỡng

Đây là loại thực phẩm rất được những người ăn chay lựa chọn và sử dụng. Vì hàm lượng chất đạm có trong cây chùm ngây khá lớn có thể thay thế việc cung cấp chất đạm từ cá, thịt,…  Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C, canxi, protein và vitamin A có trong cây thảo được này gấp rất nhiều lần các thực phẩm khác. Những người suy nhược cơ thể được chuyên gia khuyên sử dụng cây này. 

3.2. Tăng cường sức khỏe xương khớp 

Trong chùm ngây có chứa hàm lượng canxi và photpho không hề nhỏ. Vì canxi có chức năng hỗ trợ tái tạo xương khớp, sử dụng lá chùm ngây sẽ có tác dụng lớn vào việc phòng tránh loãng xương và giúp nâng cao sự chắc khỏe của xương khớp. Những người mắc các bệnh về xương khớp nên bổ sung loại thảo dược này vào bữa ăn.  

Tăng cường sức khỏe xương khớp
Lá chùm ngây có chứa hàm lượng canxi không hề nhỏ

3.3. Tham gia vào điều trị rối loạn dạ dày

Chùm ngây có khả năng kháng axit, histamin và kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị rối loạn ở dạ dày và các biến chứng tới dạ dày. Ngoài ra, isothiocyanates có trong lá, vỏ và hạt chùm ngây là các hợp chất mang hiệu quả chống viêm và giúp bảo vệ dạ dày hơn nữa.  

3.4. Tăng cường hệ miễn dịch

Lá của cây thảo dược có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, vitamin C và kẽm giúp cải thiện hoạt động của tế bào miễn dịch, tăng sức đề kháng. Từ đó, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn hoặc các gốc tự do đi vào cơ thể. 

3.5. Bảo vệ tim mạch 

Nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng: lá chùm ngây có chất làm giảm lượng cholesterol trong máu, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong lá cây ngăn ngừa sự tổn thương tới tim mạch và giúp duy trì một trái tim khỏe mạnh. 

3.6. Ức chế các tế bào ung thư

Lá cây chùm ngây có hàm lượng chất oxy hóa, vitamin C, kẽm và các hoạt chất khác có công dụng chống lại các gốc tự do, ức chế một số chất có thể gây ung thư và tổn thương DNA trong tế bào. Loại lá này có chứa niazimicin ngăn chặn sự phát triển, lây lan của các tế bào ung thư. 

Ức chế các tế bào ung thư
Lá chùm ngây có chứa các hoạt chất phòng ngừa tế bào ung thư phát triển

3.7. Tham gia quá trình chữa tiểu đường 

Cây chùm ngây kích thích sản sinh insulin giúp giảm lượng đường trong máu, trong nước tiểu và các biến chứng của bệnh tiểu đường. Do đó, loại thảo dược này rất thích hợp cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nhất là bệnh nhân đái tháo đường. 

3.8. Cải thiện sức khoẻ của mắt

Chất oxy hoá có trong chùm ngây giúp giảm sự dày lên của màng mao mạch và giảm thiểu sự rối loạn chức năng võng mạc. Chính vì vậy, mắt sẽ được bảo vệ, sáng hơn và khỏe hơn. 

3.9. Cải thiện tình trạng thiếu máu 

Hàm lượng sắt có trong cây chùm ngây rất cao, khoảng 100g lá khô có chứa tới 28mg sắt. Chính vì thế, lá chùm ngây mang lại nhiều hữu ích đặc biệt với những người mắc bệnh thiếu máu và hồng cầu lưỡi liềm. 

3.10. Hỗ trợ bảo vệ gan

Lá chùm ngây có chứa silymarin làm tác dụng làm tăng chức năng men gan. Nhờ vậy, thảo dược này góp phần bảo vệ gan khỏi tổn thương từ việc hấp thụ thực phẩm giàu chất béo,…

3.11. Giảm trình trạng huyết áp cao

Lá cây chùm ngây giúp ngăn chặn tình trạng dày lên của động mạch và làm giảm tình trạng cao huyết áp nhờ những hoạt chất có trong lá như niazimicin và isothiocyanate.

3.12. Giảm cân 

Kết quả của cuộc nghiên cứu của trường đại học Rutgers chứng minh rằng: Hoạt chất isothiocyanate có trong cây chùm ngây giúp cơ thể giảm hấp thu chất béo hoặc cholesterol, từ đó mang lại hiệu quả giảm cân.

4. Sử dụng lá chùm ngây như thế nào là đúng cách 

Mặc dù lá chùm ngây có nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng không phải sử dụng nhiều là tốt. Các chuyên gia khuyên rằng mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 6g và trong thời gian 3 tuần. 

Chùm ngây có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như làm trà, bột, cốm dinh dưỡng. Ngoài ra, lá chùm ngây cũng có vị tương tự như rau ngót, bạn có thể sử dụng chùm ngây nấu một vài món ăn như canh thịt băm với lá chùm ngây,…

Sử dụng lá chùm ngây như thế nào là đúng cách
Mỗi ngày chỉ nên sử dụng 6g lá chùm ngây

5. Rau chùm ngây có phải là rau ngót hay không?

Mặc dù lá của 2 cây gần giống nhau nhưng đây lại là hai loại cây khác nhau. Thân cây rau ngót thuộc dạng bụi chỉ cao khoảng 2m. Lá cây rau ngót mặt trên màu xanh thẫm, láng bóng, trong khi mặt dưới xanh nhạt hơn và mọc so le nhau. Hoa rau ngót nhỏ, có màu đỏ lẫn tím, mọc sát nách lá. Quả của cây rau ngót có màu trắng, hình cầu hơi dẹt và dính với đài hoa màu đỏ tím.

Từ những đặc điểm trên, chúng ta có thể nhận thấy, cây chùm ngây hoàn toàn khác với cây rau ngót. Dù hình dạng lá có gần giống nhau, nhưng khi quan sát thật kỹ càng vẫn có thể nhận thấy sự khác biệt của lá chùm ngây và lá rau ngót. 

 Rau chùm ngây có phải là rau ngót hay không?
Cây chùm ngây và cây rau ngót là 2 loại cây hoàn toàn khác nhau

6. Lưu ý khi chế biến lá chùm ngây

Lá chùm ngây mang tới nhiều công dụng, hỗ trợ bảo vệ các bộ phận trong cơ thể và giúp sức khỏe ngày càng được cải thiện hơn.  Bên cạnh những lợi ích của chùm ngây, bạn cũng cần chú ý một điểm sau đây về cây chùm ngây. 

  • Loại cây này có rất nhiều dưỡng chất nhất là vitamin C và Canxi nên cần sử dụng liều lượng vừa phải và thích hợp
  • Tránh ăn lá chùm ngây vào buổi tối để có giấc ngủ ngon vì chùm ngây có tác dụng phụ gây mất ngủ
  • Phụ nữ có thai không nên sử dụng chùm ngây: Chất alpha – sitosterol có trong chùm ngây gây ra hiện tượng co cơ trơn tử cung và dẫn tới sảy thai
  • Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng mỗi ngày khi đang sử dụng loại thuốc chữa bệnh khác

Lá chùm ngây là loại thảo dược quý hiếm và đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ của những người sử dụng. Có nhiều cách sử dụng chùm ngây mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, vẫn cần sự tư vấn từ bác sĩ và các chuyên gia khi sử dụng thuốc từ lá chùm ngây. Hy vọng thông qua bài viết này của Tuổi trẻ và Sắc đẹp, mọi người sẽ có những thông tin hữu ích về lá chùm ngây. 

Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 2 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất