Bỏ túi 5+ những lợi ích ít người biết đến về lá xạ đen

Nguyễn Mai 125

Lá xạ đen là thảo dược quý được rất nhiều người quan tâm trong những năm gần đây. Lá xạ đen có tác dụng gì? Cây xạ đen có tác dụng chữa được những bệnh gì? Hãy tham khảo bài viết sau đây của Tuổi trẻ và Sắc đẹp để bạn có thêm những thông tin hữu ích về xạ đen.

1. Đặc điểm của cây xạ đen

Cây xạ đen được các nhà dược học nhận định thuộc top đầu những loại dược liệu quý của nước ta. Cây xạ đen còn có những tên gọi khác như cây bách giải, cây ung thư, cây quả nâu,… thuộc họ dây gối. Cây xạ đen thường mọc ở những vùng đồi núi có độ cao khoảng 1000m  – 1500m như Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ,…

Cây xạ đen là cây thân gỗ, có độ cao trung bình khoảng 3m – 5m, cành có màu nâu và có lông. Lá xạ đen có hình bầu dục, chiều dài từ 5 – 7mm và ở mép lá có răng cưa. Cây xạ đen có hoa màu trắng, nở thành chùm và mọc ở nách lá. Quả xạ đen có hình quả trứng, dài khoảng 1cm và có màu vàng cam khi chín. Cây xạ đen thường ra hoa vào độ từ tháng 3 – 5 và kết trái vào đợt tháng 8 – tháng 12.  

Đặc điểm của cây xạ đen
Đặc điểm của cây xạ đen

2. Lá xạ đen có thành phần hóa học như thế nào?

Loại cây này được sử dụng để chữa trị các loại bệnh khác nhau. Nhiều nghiên cứu khẳng định, trong lá xạ đen có chứa các hoạt chất hoá học có lợi cho sức khoẻ như saponin triterpenoid, flavonoid, quinone, sterol, glycosid tim, alkaloids, maytenfolone A,… Những hoạt chất này có tác dụng chống nhiễm khuẩn, chống oxy hóa, ung thư và một vài bệnh lý khác. Ngoài ra, xạ đen còn chứa các vitamin, polyphenol, rutin, kaempferol 3-rutinoside, axit rosmarinic, sesquiterpene, triterpene,….

3. Tác dụng của lá xạ đen

Trong những năm gần đây, lá xạ đen ngày càng được nhiều người quan tâm và biết đến. Loại lá này là thảo dược được dùng nhiều trong cả Đông Y và Tây Y. Dưới đây là 7 công dụng to lớn của lạ xạ đen với cơ thể con người.    

3.1. Hỗ trợ điều trị ung thư

Lá xạ đen có thành phần flavonoid có công dụng làm chậm quá trình oxy hóa của các tế bào gốc. Nhờ vậy, cơ thể được bảo vệ khỏi những tác nhân gây ung thư. Bên cạnh đó, quinone có trong xạ đen thực hiện quá trình hoá lỏng các tế bào ung thư và dễ dàng đào thải các tế bào đó ra khỏi cơ thể. Đồng thời kết hợp với saponin giúp gây ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. 

Hỗ trợ điều trị ung thư
Lá xạ đen bảo vệ cơ thể tránh những tác nhân gây ung thư

3.2. Chữa bệnh xơ gan, viêm gan

Theo như các nghiên cứu, các hoạt chất trong xạ đen có khả năng kháng virus gây bệnh như viêm gan B, A, C,… Với khả năng ức chế quá trình lipit, xạ đen còn được dùng trong việc điều trị căn bệnh gan nhiễm mỡ và làm thuyên giảm bệnh viêm gan mãn tính, xơ gan. Chính vì thế, uống xạ đen mỗi ngày sẽ giúp những người mắc bệnh về gan sẽ cải thiện sức khỏe.

3.3. Có lợi trong việc chữa bệnh huyết áp cao

Hoạt chất flavonoid không chỉ giảm oxy hóa của các tế bào gốc mà còn làm giảm lượng lipid trong máu. Nhờ vậy, tình trạng cao huyết áp được cải thiện đáng kể và ngày càng ổn định hơn. Bạn nên sử dụng kiên trì để giúp điều hoà khí huyết và giảm tình trạng rối loạn huyết áp. 

3.4. Phòng tránh viêm nhiễm 

Với những bệnh nhân bị bệnh viêm nhiễm, uống xạ đen mỗi ngày có tác dụng sát khuẩn, chống viêm. Đặc biệt, hợp chất saponin triterpenoid trong xạ đen chống viêm nhiễm, kháng khuẩn hiệu quả. Do đó, sử dụng xạ đen mỗi ngày sẽ giúp các vết thương mau lành và tránh tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. 

3.5. Cải thiện giấc ngủ, khắc phục suy nhược thần kinh 

Nhờ công dụng thải nhiệt, giải độc, xạ đen được xem là thần dược giúp điều trị chứng mất ngủ và chống suy nhược thần kinh rất tốt. Ngoài ra, các hoạt chất có trong lá xạ đen cũng có thể hỗ trợ tuần hoàn máu trong cơ thể, giảm thiểu các tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt ở những người phải làm việc nhiều, thức đêm nhiều. Bên cạnh đó, xạ đen còn giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não. 

3.6. Tăng cường sức đề kháng

Theo Đông y, xạ đen có tính hàn, giúp giải nhiệt và loại bỏ độc tố trong cơ thể. Vì thế, người ta thường dùng xạ đen với công dụng làm thuốc giảm đau và chữa trị một vài bệnh lý. Bên cạnh công dụng kháng viêm, xạ đen còn là loại dược phẩm có thể cải thiện và nâng cao hệ miễn dịch của người sử dụng.   

4. Các bài thuốc chữa bệnh từ lá xạ đen

Mặc dù lá xạ đen có rất nhiều công dụng được chứng minh cả ở Đông Y và Tây y. Tuy nhiên bạn cần bỏ túi một vài bài thuốc từ lá xạ đen để phát huy được tối đa lợi ích. 

  • Lợi tiểu và thanh nhiệt

Nguyên liệu: 15g xạ đen cùng với 12g kim ngân hoa 

Cách thực hiện: Xạ đen và kim ngân hoa đem đi phơi khô sau đó sao vàng. Hãm lấy nước và uống trong ngày như nước chè.

Lợi tiểu và thanh nhiệt
Lá xạ đen sắc cùng kim ngân hoa giúp lợi tiểu và thanh nhiệt
  • Tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể thoải mái, thư thái

Cần chuẩn bị xạ đen 15g, giảo cổ lam 15g và nấm linh chi 15g. Những nguyên liệu chuẩn bị được sắc chung và chắt lấy nước uống hàng ngày.

  • Hỗ trợ điều trị bệnh gan

Bài thuốc này yêu cầu 50g xạ đen (lá và thân), 30g cà gai leo và 10g mật nhân. Tất cả được đem nấu với khoảng 2 lít nước. Khi sôi tầm 15 phút thì tắt bếp, lọc lấy nước và có thể sử dụng hàng ngày.

  • Cầm máu và giảm mụn nhọt

Sử dụng khoảng 3 – 5 lá xạ đen tươi đã được rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng bị thương rồi băng lại. Nên vệ sinh sạch sẽ vùng da tổn thương trước khi đắp lá xạ đen để tránh nhiễm trùng.

  • Tăng cường sức khoẻ và phòng ngừa bệnh

SỬ dụng 70g lá hoặc thân cây xạ đen đun với khoảng 1,5 lít nước. Sau khi sôi thì chuyển sang đun với lửa nhỏ khoảng 20 phút. Bạn có thể thay thế nước lọc bằng nước xạ đen uống mỗi ngày. 

5. Bà bầu sử dụng lá xạ đen có sao không?

Lá xạ đen có nhiều công dụng là như vậy. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên dùng xạ đen nhất là với bà bầu, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Gan, thận của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, chưa có đủ chức năng để có thể hấp thụ và loại bỏ các chất có trong xạ đen. 

Mặc dù, xạ đen không gây nguy hiểm gì tới sức khoẻ của thai nhi, mẹ và trẻ nhỏ. Nhưng những đối tượng trên không cần thiết phải uống khi không có bệnh và chưa nhận được lời khuyên của bác sĩ. Điều này sẽ giúp trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh phát triển ổn định và bình thường. 

Bà bầu sử dụng lá xạ đen có sao không?
Mẹ bầu có sử dụng được trà xạ đen không?

6. Lưu ý về lá xạ đen khi sử dụng

Trước khi sử dụng lá xạ đen, bạn cần nắm chắc một vài lưu ý sau đây: 

  • Liều lượng sử dụng vừa phải: Theo các chuyên gia sức khoẻ, trung bình mỗi ngày chỉ nên sử dụng tối đa 70g xạ đen để tránh những tác dụng phụ mà xạ đen gây nên như chóng mặt, hoa mắt, ngủ gà ngủ gật,…
  • Một số thực phẩm kiêng kỵ với xạ đen: Một số loại thực phẩm như rau muống, đậu xanh, măng chua, cà pháo,… có thể làm mất tác dụng của những hoạt chất có trong xạ đen và từ đó giảm hiệu quả chữa trị 
  • Không nên sử dụng nước hoặc trà xạ đen qua ngày: Những chất có thể bị biến đổi khi để qua đêm và gây khó tiêu, đau bụng sau khi uống 
  • Cần được sự cho phép của bác sĩ: không phải xạ đen cũng tốt với tất cả mọi người, có những người hạn chế và không nên sử dụng xạ đen
  • Hiệu quả của xạ đen còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người
Lưu ý về lá xạ đen khi sử dụng
Những lưu ý khi sử dụng lá xạ đen

7. Mua lá xạ đen ở đâu?

Hiện nay, lá xạ đen được cung cấp phổ biến và rộng rãi trên thị trường. Nhờ công nghệ phát triển, bạn có thể mua xạ đen tại rất nhiều các trang website trên mạng internet. Tuy nhiên, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng những cơ sở bán hàng để tránh mua phải hàng giả. Có 3 tiêu chí để đánh giá sự uy tín của nhà phân phối cung cấp lá xạ đen:

  • Nhà phân phối phải có địa chỉ rõ ràng, cụ thể
  • Nhà phân phối có giấy phép kinh doanh chính xác và rõ ràng
  • Nhà phân phối có đầy đủ giấy chứng nhận kinh doanh và giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm 

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã đề cập ở trên, bạn đọc đã hiểu rõ về công dụng tuyệt vời và những bài thuốc dân gian với lá xạ đen này. Hãy ghé thăm Tuổi trẻ và Sắc đẹp thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích trong cuộc sống nhé!

Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất