Lá bạc hà có tác dụng gì? Top 9 công dụng của lá bạc hà

Nguyễn Mai 395

Lá bạc hà không chỉ là loại rau thơm thường được sử dụng cho nhiều món ăn mà còn là loại rau gia vị được chế biến thành các món tráng miệng và thức uống. Bên cạnh đó, trong Đông y, lá bạc hà còn là một loại thảo dược mang hương vị tươi mát và có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu lá bạc hà có công dụng gì và những lưu ý gì khi sử dụng lá bạc hà.  

1. Giới thiệu về cây bạc hà

Trước khi tìm hiểu lá bạc hà có tác dụng gì, chúng ta cần hiểu tổng quan về cây bạc hà. Cây này là cây thân thảo, có tên khoa học là Mentha Arvensis và được bắt nguồn từ châu Âu và Trung Đông. Hiện nay, rau bạc hà được du nhập nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Rau bạc hà thường sống ở những nơi ẩm ướt, có bóng râm và mọc bò lan hoặc thẳng đứng. Cây bạc hà thường ra hoa vào khoảng từ tháng 7 tới tháng 10 hàng năm.

Cây bạc hà được bao phủ bởi một lớp lông ngắn, cao khoảng 40 – 80cm. Thân cây hình vuông, có màu xanh hoặc tím nhạt và phân nhánh. Lá bạc hà có cuống ngắn, mọc đơn lẻ và đối xứng. Lá bạc hà mang hình giống quả trứng thuôn dài hoặc hình bầu dục và mép lá có răng cưa. Hoa của cây bạc hà nhỏ, mọc tụ tập quanh kẽ lá, có màu trắng, tím, hồng. Quả bạc hà cũng rất nhỏ và có 4 hạt. 

Giới thiệu về cây bạc hà
Bạc hà là cây thân thảo bắt nguồn từ châu Âu và được du nhập vào nhiều quốc gia

2. Hàm lượng dinh dưỡng có trong lá bạc hà

Lá bạc hà có hàm lượng vitamin A và các chất chống oxy hóa rất cao. Lượng nhỏ các khoáng chất có trong lá bạc hà có thể kể đến như:  kali, magie, canxi, vitamin B, B1, B2, B3, phốt pho, vitamin C, sắt, chất xơ,… Ngoài ra, trong lá bạc hà có hàm lượng tinh dầu khoảng 1 – 3 % chủ yếu là menthol, limonene, α, β, cement, pulegone ethyl acetate, myrcen,…

Theo chuyên gia nghiên cứu, lá bạc hà có hàm lượng calo rất thấp, 24g lá bạc hà chỉ có khoảng 4 calo. Bên cạnh đó, lượng chất béo, protein và carbohydrate trong lá bạc hà rất ít. Chính vì thế, lá bạc hà có tác dụng tốt cho sức khỏe, làm giảm lượng cholesterol và có hiệu quả trong việc giảm cân. 

Hàm lượng dinh dưỡng có trong lá bạc hà
Lá bạc hà có hàm lượng các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ

3. Những tác dụng của lá bạc hà đối với sức khỏe

Thành phần dinh dưỡng phong phú như vậy thì lá bạc hà có tác dụng gì? Loại lá này có công dụng tuyệt vời trong việc phòng tránh và chữa trị nhiều căn bệnh. Dưới đây là 9 lợi ích khi sử dụng lá bạc hà. 

3.1. Tốt cho hệ tiêu hoá

Lá bạc hà có tác dụng gì? Tác dụng đầu tiên là có lợi cho tiêu hoá. Bạc hà có chứa các chất oxy hoá, tinh dầu bạc hà và các chất dinh dưỡng giúp kích thích các enzym tiêu hoá thức ăn tốt hơn. Các loại tinh dầu có trong bạc hà còn có tác dụng kháng khuẩn và khử trùng mạnh, làm dịu cơn co thắt dạ dày, giảm bớt axit và đầy hơi. 

Theo nghiên cứu, lá bạc hà làm tăng dịch tiết ra ở túi mật, từ đó giúp mật lưu thông hơn và tăng cường, thúc đẩy nhanh tiêu hoá. Đồng thời, cơ thể vẫn được duy trì lượng cholesterol luôn ổn định.  

3.2. Cải thiện khả năng miễn dịch

Bạc hà giúp ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Escherichia coli,…và một số vi nấm như: Aspergillus fumigatus, A niger,… Vì vậy, sử dụng bạc hà sẽ giúp cơ thể được nâng cao hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng trước những nguyên nhân gây bệnh. 

Cải thiện khả năng miễn dịch
Lá bạc hà có công dụng ức chế nhiều vi khuẩn gây hại cho cơ thể

3.3. Hỗ trợ điều trị hen suyễn hiệu quả

Methanol có trong tinh dầu bạc hà có chức năng làm lỏng các chất nhầy tích tụ trong phổi và làm co các màng bị sưng trong mũi. Từ đó, giúp bạn hít thở không khí một cách dễ dàng và làm dịu tình trạng khó thở ở ngực. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sử dụng liều lượng thích hợp, theo yêu cầu cầu của bác sĩ để tránh gây kích ứng đường thở.

3.4. Phòng ngừa viêm loét dạ dày

Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy, menthol có trong lá bạc hà có tác dụng bảo vệ màng lót dạ dày khỏi các tác động tiêu cực của indomethacin, ethanol một cách hiệu quả và phòng tránh viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, tinh dầu có trong lá bạc hà có kích thích các nguyên bào sợi phát triển và chữa lành các vết thương nhanh chóng. 

3.5. Chăm sóc sức khỏe răng miệng

Nhờ tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt vi nấm, bạc hà có tác dụng giúp miệng luôn có hơi thở thơm tho và luôn đảm bảo nướu răng và răng luôn khỏe mạnh. Nhờ tác dụng này mà có rất nhiều các sản phẩm chăm sóc răng miệng và kem đánh răng có chiết xuất bạc hà. 

Chăm sóc sức khỏe răng miệng
Sử dụng chiết xuất lá bạc hà giúp răng miệng luôn thơm tho

3.6. Điều trị cảm cúm, cảm lạnh

Trong lá bạc hà có tinh chất menthol chức năng làm loãng máu, hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng do cảm cúm cảm lạnh gây ra như: long đờm, thông mũi, niêm dịch, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động và giảm tắc mũi. Menthol còn làm co các màng sưng trong mũi, làm dịu và giảm các cơn đau do viêm họng và ho mãn tính. 

3.7. Tốt cho trí nhớ và não bộ

Sử dụng lượng nhỏ lá bạc hà làm kích thích và làm hưng phấn trung khu thần kinh, từ đó tăng cường chức năng của não bộ và cải thiện trí nhớ. Ngoài ra, bạc hà có mùi cay nồng làm dịu căng thẳng và sảng khoái cơ thể. Khi hít tinh dầu bạc hà, cơ thể giải phóng serotonin trong máu, làm giảm bớt các triệu chứng căng thẳng và trầm cảm. 

3.8. Giúp làn da khỏe mạnh 

Lá bạc hà có chứa một lượng lớn axit salicylic tham gia vào quá trình điều trị mụn trứng cá và mụn bọc trên da. Bạc hạ có đặc tính hoạt động như chất làm sạch da, loại bỏ các tế bào gốc tránh gây lão hoá da và giúp làn da luôn đẹp, trẻ trung. Ngoài ra, lá bạc hà còn chứa chất chống viêm là axit rosmarinic có hiệu quả trong việc chữa trị các triệu chứng của bệnh dị ứng. 

3.9. Tốt cho phụ nữ đang cho con bú

Khi cho con bú, tình trạng nứt nẻ và đau ở núm vú xuất hiện rất nhiều. Các bà mẹ có thể thoa một chút tinh dầu bạc hà để cải thiện tình trạng nứt nẻ và giảm các đau, khó chịu. Tuy nhiên, các bà mẹ không nên ăn mà chỉ thoa tinh dầu bạc hà lên núm vú để tránh thay đổi mùi vị của sữa mẹ. Nên lau sạch trước khi cho con bú và bôi lượng vừa phải tránh tình trạng giảm tiết sữa. 

Tốt cho phụ nữ đang cho con bú
Lá bạc hà cải thiện tình trạng nứt nẻ, giảm các cơn đau ở bà mẹ đang cho con bú

4. Phương pháp trồng trọt và chăm sóc bạc hà

Cây bạc hà ngày càng phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới vì đặc điểm dễ dàng sinh sống và phát triển. Dưới đây là cách trồng cây bạc hà như sau:

Chuẩn bị:

  • Hạt giống cây bạc hà
  • Vật dụng trồng cây: Khay hoặc thùng xốp 
  • Đất trồng: Đất phải tơi xốp, thoát nước tốt và có độ pH trung tính
  • Phân bón: Lượng phân bón phù hợp với lượng đất trồng, đa dạng các loại như phân đạm, phân kali,….
  • Thuốc trừ sâu: Thuốc không gây hại như thuốc sinh học,…

Gieo hạt giống cây bạc hà:

  • Cho đất sạch vào khay hoặc thùng xốp sao cho độ dày của đất khoảng 7 – 10 cm
  • Gieo hạt bạc hà vào đất trồng thật đều. Vì hạt rất nhỏ nên không cần phủ đất lên trên 

Cách chăm sóc cây bạc hà:

  • Ánh sáng: Cây bạc hà sống tốt dưới ánh sáng vừa phải. Vì thế, bạn nên trồng bạc hà ở những nơi có ánh sáng nhẹ vào buổi sáng và râm mát vào buổi chiều
  • Tưới tiêu: Hàng ngày tưới nước bằng bình xịt phun sương 2 lần vào thời điểm sáng sớm và chiều tối. Cần căn chỉnh lượng nước tưới mỗi ngày, tránh để đất quá ẩm hay quá khô
  • Cắt tỉa: Để cây gọn gàng và khỏe mạnh, bạn có thể cắt tỉa định kỳ. Khi cây bị bệnh, bạn nên loại bỏ những phần bị bệnh và phun thuốc kịp thời
  • Phân bón: Bạn nên chú ý lượng phân bón cho cây trong tất cả quá trình chăm sóc cây bao gồm bón lót và bón thúc.

5. Lưu ý khi sử dụng lá bạc hà

Sau khi giải đáp được thắc mắc lá bạc hà có tác dụng gì, người dùng cũng cần phải chú ý tới liều lượng sử dụng, đối tượng và không nên sử dụng bạc hà khi nào. Chính vì thế, bạn cần phải lưu ý một vài điểm sau đây khi sử dụng lá bạc hà:

  • Những đối tượng không nên sử dụng lá bạc hà: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai, người bị tiểu đường, người bị trào ngược dạ dày, người huyết áp cao, người có bệnh tim mạch, người đang bị suy nhược, táo bón kéo dài và người bị sốt do âm hư. 
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc tân dược sau: Thuốc chống thải ghép Cyclosporine, thuốc giảm axit dạ dày, thuốc hạ đường huyết, thuốc có thể phân hủy và chuyển hóa ở gan
  • Sử dụng quá nhiều lượng bạc hà mỗi ngày có thể gây ra các tác dụng phụ như: Dị ứng da, nổi phát ban, co giật, ợ nóng, chậm nhịp tim, hạ đường huyết hoặc ngộ độc và chỉ nên sử dụng tối đa là 0,4ml mỗi ngày 
  • Không để hạc hà hay tinh dầu nguyên chất bạc hà tiếp xúc với các vết thương hở, mắt hoặc hít quá nhiều có thể gây khô niêm mạc mũi 

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích mà Tuổi trẻ và Sắc đẹp cung cấp đến bạn về lá bạc hà. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn nắm rõ được lá bạc hà có tác dụng gì và những lưu ý cần phải tránh khi sử dụng bạc hà. Hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi gặp các trường hợp bị dị ứng với lá bạc hà để có thể điều trị và cứu chữa kịp thời. 

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất