Lá an xoa và những công dụng chữa bệnh tuyệt vời mà nhiều người chưa biết

Nguyễn Mai 218

Lá an xoa là một dược liệu tốt cho sức khỏe. Bạn đọc hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu về tác dụng, cách dùng để đảm bảo an toàn và những lưu ý về loại thuốc quý này trong bài viết dưới đây.

1. Cây an xoa là cây gì?

Loài cây này thuộc họ chi Dó (Helicteres), họ Trôm (Sterculiaceae), có tên khoa học là helicteres hirsuta Lour. Phân bố chủ yếu ở Nam Trung Quốc và nhiều nước Nam Á như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Philipin. Ở nước ta, cây an xoa mọc nhiều ở Bình Phước và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Đây là cây bụi, có chiều cao khoảng 1 đến 3m, cành hình trụ và có lông. Lá an xoa hình bầu dục, dài từ 5 – 7cm, rộng 2.5 – 7.5cm, gốc thuôn hoặc hình tim, đầu nhọn. Mặt dưới của lá có màu trắng, cả 2 mặt đều có lông. Cụm hoa cây an xoa gồm hoa ngắn và hoa đơn ở nách lá, có màu hồng hoặc đỏ. Hoa có 5 cánh, cuống có khớp và lá bấc dễ rụng. Quả nang hình trụ nhọn, nhiều hạt. Cây an xoa ra quả từ tháng 7 đến tháng 11.

Cây an xoa có tên khoa học là helicteres hirsuta Lour
Cây an xoa có tên khoa học là helicteres hirsuta Lour

2. Lá cây an xoa có tác dụng gì?

Loại cây này có vị cay, mùi thơm, chứa các thành phần mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Lá an xoa có tác dụng tốt nhất trong việc hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư gan. Đồng thời, giúp đào thải độc tố, cân bằng quá trình trao đổi chất, từ đó lấy lại vóc dáng an toàn, nhanh chóng và hiệu quả. Thêm vào đó, lá an xoa hỗ trợ giải độc gan, hạ men gan, tăng cường chức năng cho gan, điều trị mất ngủ, vàng da, giảm đau.

Trong y học hiện đại, cây helicteres hirsuta Lour được nghiên cứu và nhận thấy có chứa nhiều thành phần hoạt tính sinh học như lignan, tiliroside, phenol, flavonoid, lupeol,… Có tác dụng trong việc: chống oxy hóa, giảm sưng, kháng viêm, kháng khuẩn, ức chế tế bào ung thư phát triển.

Tác dụng của lá cây an xoa
Tác dụng của lá cây an xoa

3. Ai không nên dùng lá cây an xoa?

Mặc dù là loại thảo dược thiên nhiên lành tính và ít mang lại tác dụng phụ nếu sử dụng đúng cách, liều lượng. Tuy nhiên, lá an xoa lại không thích hợp với một vài đối tượng dưới đây:

  • Trẻ em, phụ nữ trong quá trình mang thai và cho con bú
  • Những người bị dị ứng với các thành phần của cây tổ kén cái
  • Đối tượng đang dùng thuốc Tây vì có thể thay đổi tác dụng của 2 phương pháp
  • Người bị huyết áp thấp không nên dùng an xoa

4. Lá cây an xoa chữa được bệnh gì?

Lá an xoa chữa được nhiều bệnh
Lá an xoa chữa được nhiều bệnh

Từ lâu, loại cây này đã được xem là một dược liệu quý có nhiều tác dụng trong y học: chữa các bệnh về gan, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, viêm đại tràng,… Dưới đây là một số lợi ích cụ thể của lá an xoa đối với sức khỏe con người:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư gan: Sắc 100g an xoa khô với 1 lít nước, đến khi bay hơi còn 800ml thì tắt bếp, nên uống sau khi ăn 20 phút
  • Điều trị viêm gan B: Kiên trì sử dụng bài thuốc 30g cà leo, 50g an xoa, 10g mật nhân sắc, sắc với 1,5 lít nước, đến khi còn 700ml thì tắt bếp, chia ra uống 3 lần một ngày
  • Điều trị xơ gan: Sắc 50g thân và lá an xoa, 20g bán chi liên và 30g cà gai leo với 1.5 lít nước trong 15 – 20 phút, uống sau mỗi bữa ăn
  • Chữa bệnh viêm đại tràng: Sắc 100g an xoa cùng 1.5 lít nước đến khi còn 1 chén thuốc, cho tiếp 2 lít nước vào đun đến khi còn 2 chén thì uống trong ngày
  • Rễ cây an xoa giúp giảm đau, chữa bệnh kiết lỵ, tiêu chảy, sởi, cảm lạnh, đái dắt
  • Lá an xoa chữa mụn nhọt, lở loét hiệu quả

5. Uống cây an xoa kiêng ăn gì?

Khi sử dụng loại cây này, người bệnh cần kiêng những thực phẩm có tính hàn như: cua, ốc, thịt trâu, lươn, rau dền, bông cải xanh,… Thêm vào đó, khi uống cây an xoa, bạn cũng cần kết hợp với chế độ sinh hoạt điều độ và hợp lý. Tránh lo âu và căng thẳng kéo dài, làm việc quá sức. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, đồ ăn nhanh. Đồng thời, kiêng rượu, bia, thuốc lá và tạo lập một chế độ sinh dưỡng cân bằng, khoa học.

Khi sử dụng loại cây an xoa người bệnh cần kiêng những thực phẩm có tính hàn
Khi sử dụng loại cây an xoa người bệnh cần kiêng những thực phẩm có tính hàn

6. Người bình thường có uống được cây an xoa không?

Rất nhiều người quan tâm đến câu hỏi này. Theo các bác sĩ, người bình thường không bị bệnh tật gì không nên uống cây an xoa. Những bệnh nhân bị xơ gan, ung thư gan được khuyến cáo nên dùng loại thảo dược này. Nếu muốn phòng ngừa các bệnh về ung thư, suy gan thì bạn nên lựa chọn xạ đen, cà gai leo hoặc nấm linh xanh. Đây là các thảo dược ít tác dụng phụ và an toàn với mọi người.

Advertisement

Người bình thường không bị bệnh tật gì không nên uống cây an xoa
Người bình thường không bị bệnh tật gì không nên uống cây an xoa

7. Những lưu ý khi sử dụng lá cây an xoa

Giống như những loại thảo dược khác, để sử dụng loại cây này để chữa bệnh thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi dùng lá an xoa mà bạn nên biết:

  • An xoa có lớp lông mỏng nên khi dùng, cổ họng sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu do phần lông còn sót lại
  • Thời điểm uống cây an xoa tốt nhất là sau mỗi bữa ăn 20 phút
  • Khi mới sử dụng lá an xoa, người bệnh có thể giảm liều lượng đến khi cơ thể kịp thích ứng
  • Thuốc sắc an xoa chỉ dùng trong ngày, không uống nước để qua đêm
  • Cẩn trọng khi đặt mua cây an xoa, tìm địa chỉ uy tín và kiểm tra kỹ khi nhận hàng
Thuốc sắc an xoa chỉ dùng trong ngày, không uống nước để qua đêm
Thuốc sắc an xoa chỉ dùng trong ngày, không uống nước để qua đêm

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã biết được những lợi ích của lá an xoa trong y học. Những thông tin kể trên chỉ mang tính chất tham khảo, để điều trị bệnh một cách an toàn và hiệu quả thì bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ. Cảm ơn độc giả đã đón đọc bài viết của Tuổi trẻ và Sắc đẹp!

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất