Cây xương rồng: Tác dụng và những bài thuốc chữa bệnh kỳ diệu

Nguyễn Mai 349

Cây xương rồng được nhiều người biết đến và ưa chuộng với công dụng làm cây cảnh trang trí không gian sống. Tuy nhiên, ít ai biết rằng các bộ phận gai góc và xù xì của cây đã được sử dụng để làm dược liệu chữa bệnh. Những thông tin thú vị trong bài viết sau của Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ giúp chúng ta hiểu rõ thêm về tác dụng và bài thuốc trị bệnh từ xương rồng.

1. Tổng quan về cây xương rồng 

Cây xương rồng có nguồn gốc từ châu Mỹ, xuất hiện phổ biến ở những vùng đất khô cằn và nóng như sa mạc hay vùng nhiệt đới. Nhờ sự di chuyển của con người mà cho đến ngày nay, cây đã thích nghi tốt với nhiều môi trường khác nhau. Đặc biệt cây được nhiều người trên thế giới trồng làm tiểu cảnh trang trí trên bàn làm việc hoặc không gian sống.

Xương rồng là thực vật mọng nước nhưng không có lá. Thay vào đó lá cây đã tiêu giảm thành các gai nhọn giúp cây không bị mất nước nhanh trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nhờ vậy, cây sinh trưởng tốt ở những vùng đất nóng, thậm chí là khô cằn. 

Cây xương rồng mọc thành bụi, thích nghi tốt với môi trường khô hạn
Cây xương rồng mọc thành bụi, thích nghi tốt với môi trường khô hạn

Cây có chiều cao khoảng 7 – 8m, thân màu xanh lục phân thành nhiều cành. Hoa xương rồng màu vàng, mọc thành cụm hình cầu dẹt với đường kính 1cm. Cây thường ra hoa vào mùa xuân, không có cuống khi mọc ở giữa. 

Xương rồng là cây trồng đa dạng về kiểu dáng cũng như kích thước. Trên thị trường hiện nay, loài cây này được phân ra làm nhiều loại, đáp ứng tốt mọi nhu cầu trang trí của người dùng. Những loại xương rồng đang được sử dụng phổ biến gồm: Xương rồng ba cạnh, xương rồng tai thỏ, xương rồng đá, xương rồng gai, xương rồng sa mạc, xương rồng bà,…

2. Cây xương rồng có những ý nghĩa gì?

Xương rồng được ưa chuộng và trồng tại nhà vì cây mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Cây sống tốt trong môi trường có khí hậu nóng bức chính là tượng trưng cho sức sống bền bỉ và mãnh liệt. Hơn nữa, với khả năng sống tuyệt vời mặc cho hoàn cảnh có khó khăn thế nào. Vì thế xương rồng biểu tượng cho ý chí kiên cường đỉnh cao.

Bên cạnh đó, cây mang ý nghĩa về một tình yêu sâu sắc. Rất nhiều người quan niệm rằng nếu được ai đó tặng chậu xương rồng sẽ thay cho lời tỏ tình thầm kín, bền bỉ. Thú vị hơn khi xương rồng nở hoa sẽ tượng trưng cho tình yêu đẹp và rực rỡ như những đóa hoa của cây. 

Ngoài ra, theo phong thủy xương rồng còn mang đến những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Cụ thể việc trồng xương rồng ở những vị trí như ban công, cửa sổ hoặc sân trước nhà sẽ giúp xua đi những vận khí xấu. Nhờ sự gai góc của cây đã giúp hóa giải những khí xấu xâm nhập vào nhà. Từ đó giúp gia chủ có được may mắn, bình an và nhiều tài lộc trong cuộc sống.

3. Khám phá những tác dụng mà cây xương rồng mang lại 

Mặc dù là loài cây gai góc và có thể gây sát thương nếu không may bị gai nhọn đâm. Thế nhưng, xương rồng lại có những tác dụng bất ngờ đối với đời sống con người.

  • Tinh chất từ cây chứa vitamin E và K, Axit linoleic, Flavonoid, Betanin giúp ngăn ngừa lão hóa, tái tạo tế bào da 
  • Chiết xuất từ hoa xương rồng có khả năng điều hòa và cân bằng độ ẩm cho lớp biểu bì dưới bề mặt da
  • Nhựa cây chữa ngứa, đau bụng, mụn cóc hoặc các bệnh về xương khớp rất nhanh
  • Cành xương rồng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa đinh sang
  • Thân xương rồng có thành phần sát khuẩn chữa viêm mủ da, tiêu thung, đau lưng, sâu răng,….
  • Nước ép từ thực vật có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của bạch cầu, làm giảm đau và chống viêm
  • Cây chứa nhiều flavonoid sẽ kích thích chuyển hóa cholesterol xấu trong cơ thể, giúp phòng tránh các bệnh về tim mạch
  • Những chất xơ không hòa tan trong cây tạo cảm giác no lâu, làm giảm cảm giác thèm ăn, kích thích tiêu hóa để không bị táo bón
  • Nước sắc từ xương rồng có vị đắng, tính hàn giúp lợi tiểu, thông tiện, long đờm, chống co thắt,…
Những tác dụng của xương rồng luôn được nhiều người quan tâm
Những tác dụng của xương rồng luôn được nhiều người quan tâm

4. Tham khảo những bài thuốc từ cây xương rồng tốt cho sức khỏe

Có rất nhiều cách để tận dụng xương rồng giúp cải thiện, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, cây thường được nhiều người sử dụng thành dược liệu để chữa bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ xương rồng đã được nhiều người thực hiện thành công cho bạn tham khảo.

4.1. Chữa gai cột sống

Người bệnh lấy cành xương rồng rửa sạch, ngâm với nước muối trong 10 phút. Vớt ra để ráo nước và đem đi nướng đều cả 2 mặt. Sau đó đắp lên vùng lưng bị đau rồi dùng khăn quấn lại. Áp dụng bài thuốc mỗi ngày 2 lần trong 15 ngày sẽ chữa gai cột sống nhanh.

Trong dân gian, nhiều người chữa gai cột sống bằng xương rồng
Trong dân gian, nhiều người chữa gai cột sống bằng xương rồng

4.2. Chữa sốt, tiêu đờm

Bài thuốc chữa sốt và tiêu đờm từ xương rồng thực hiện bằng cách lấy quả rửa sạch ép lấy nước. Để hiệu quả chữa bệnh, khi uống nên pha thêm ít mật ong. Uống hỗn hợp xương rồng mật ong khoảng 2 lần/ngày vào sáng, tối giúp hạ sốt, long đờm.

4.3. Chữa mụn nhọt

Bạn lấy cành xương rồng rửa sạch, dùng dao bổ làm đôi. Tiến hành hơ nóng trên lửa nhỏ khoảng 3 phút. Sau đó áp xương rồng vào vị trí đang có mụn nhọt. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ làm giảm mụn nhọt nhanh chóng.

Dược tính trong xương rồng giúp chữa mụn nhọt hiệu quả
Dược tính trong xương rồng giúp chữa mụn nhọt hiệu quả

4.4. Chữa đau răng 

Những người đau răng hãy cạo bỏ phần gai ở cành xương rồng và đem nướng cho đến khi nóng mềm rồi cho vào cối giã nát. Tiến hành nhặt bỏ phần xơ và cho thêm vài hạt muối vào trộn đều lên. Lấy hỗn hợp đã giã đắp vào chỗ đau răng và ngậm trong 15 – 20 phút. 

5. Vậy ai thích hợp nhất để trồng cây xương rồng?

Theo các chuyên gia phong thủy, với khả năng sống mạnh mẽ xương rồng thích hợp nhất với những người thuộc mệnh Kim. Khi trồng cây này sẽ giúp bạn loại bỏ đi những điều xui xẻo trong cuộc sống. Nhờ vậy cây mang đến nhiều tài lộc bất ngờ cho người trồng.

Xét về phương diện tuổi, xương rồng sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người tuổi Thìn. Vì bề ngoài của cây có hình dạng giống như con rồng. Khi sở hữu cây hỗ trợ gia chủ gặp nhiều may mắn trong sự nghiệp.

6. Vị trí tốt nhất để đặt cây xương rồng trong nhà? 

Theo phong thủy thì vị trí thích hợp để đặt xương rồng là ở sân, phía trước cửa nhà hoặc khu vực ban công. Khi đặt ở những vị trí này, cây giống như những binh sĩ kiên cường bảo vệ ngôi nhà trước những tà khí xấu ập vào. 

Thêm nữa một yếu tố khác mà bạn không nên bỏ qua chính là hướng đặt xương rồng. Trong đó, nếu đặt cây ở hướng Tây Bắc sẽ giúp tiêu diệt được những nguồn năng lượng xấu từ bên ngoài.

Xương rồng được đặt ở gần cửa sổ
Xương rồng được đặt ở gần cửa sổ

Mọi người không nên đặt xương rồng ở phòng khách, phòng ngủ hay phòng làm việc. Bởi khi đặt ở phòng khách cây làm mất đi nguồn năng lượng tích cực vốn có sẵn. Còn nếu ở phòng ngủ sẽ khiến tình cảm vợ chồng gặp nhiều trăn trở. Bởi xương rồng là cây tượng trưng cho sự đối đầu. Tránh đặt ở văn phòng làm việc do cây mang đến những điềm xấu cho chính bản thân bạn.

Advertisement

7. Cách trồng cây xương rồng sinh trường tốt, không bị mắc bệnh

Xương rồng là loại cây thích hợp sống ở điều kiện khắc nghiệt. Vì vậy chúng rất dễ trồng nên bạn không cần lo lắng nhiều. Chỉ cần gieo hạt xuống đất ở những nơi có ánh sáng tự nhiên rồi phủ một lớp đất mỏng lên. 

Sau 1 -2 tháng hạt nảy mầm thì bạn mới bắt đầu cung cấp độ ẩm cho cây bằng cách tưới nước. Đến khi xương rồng phát triển thành cây con bạn cho vào chậu nhỏ có lỗ thoát nước. 

8. Một số hình ảnh về cây xương rồng đẹp nhất không nên bỏ lỡ

Xương rồng có nhiều gai nhọn bao xung quanh
Xương rồng có nhiều gai nhọn bao xung quanh
Xương rồng tiểu cảnh tuyệt đẹp để bàn
Xương rồng tiểu cảnh tuyệt đẹp để bàn
Xương rồng thuộc thực vật mọng nước, có khả năng chịu hạn rất tốt
Xương rồng thuộc thực vật mọng nước, có khả năng chịu hạn rất tốt
Xương rồng tượng trưng cho sự mạnh mẽ, kiên cường vươn lên trong cuộc sống
Xương rồng tượng trưng cho sự mạnh mẽ, kiên cường vươn lên trong cuộc sống
Xương rồng được trồng ở khắp mọi nơi trên thế giới
Xương rồng được trồng ở khắp mọi nơi trên thế giới

Nhờ mang đến những công dụng vượt trội cho sức khỏe mà ngày nay càng nhiều gia đình việt ưa chuộng trồng cây xương rồng. Hy vọng qua bài viết trên của Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã giúp mọi người hiểu rõ và xương rồng. Từ đó biết cách trồng cây hiệu quả để trang trí không gian sống và phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh. 

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 3 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất