Củ gai là cái tên đã không còn lạ lẫm trong dân gian Việt Nam. Thế nhưng, không phải ai cũng biết chúng còn có công dụng cầm máu, an thai cực kỳ hữu hiệu. Thực tế, có rất ít bà bầu nắm rõ tường tận thông tin về loại thực phẩm bổ dưỡng này. Để tìm hiểu kỹ hơn, mời bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Tuổi trẻ và Sắc đẹp nhé!
1. Củ gai là gì?
Củ gai hay rễ của cây gai, có tên khoa học là Boehmeria nivea (L.) Gaud, thuộc họ Gai. Củ gai tươi có phần rễ hình trụ, hơi cong dài từ 7 – 26 cm và đường kính từ 0,9 – 3 cm.
Mặt ngoài màu nâu sẫm, có nhiều vết nhăn kéo dài theo chiều ngang và chiều dọc, có lỗ bì cùng các vết tích của thân rễ con. Củ chất cứng, vỏ màu nâu xám, gỗ màu nâu nhạt. Ngoài ra, củ có mùi nhẹ, vị nhạt, khi nhau sẽ dính vào răng. Một số củ ở giữa sẽ có vòng đồng tâm, ruột màu nâu, có tia ruột khá rõ.
2. Đặc điểm của cây củ gai
Cây gai có tên khoa học là Radix Boehmeriae, thường được gọi là cây tầm ma, trữ ma, tầm gai, gai bánh. Cây thường xuất hiện nhiều ở các tỉnh Tây Bắc nước ta.
Cây gai nhỏ, cao khoảng 1 – 2 mét, thân cứng hóa gỗ ở gốc. Cành màu đỏ nhạt, nhiều lông sát, lá mọc so le, hình trái xoan, mép có răng cưa. Hoa mọc ở kẽ lá, tạo thành túm dày đặc, có hoa đực và hoa cái. Quả bế, giống hình quả lê, có nhiều lông, hạt có dầu.
3. Thành phần hóa học có trong củ gai
Theo nghiên cứu, có 3 hợp chất được phân lập từ rễ của dược liệu và được làm sáng tỏ theo dữ liệu quang phổ của chúng bao gồm: 19 axit alpha-hydroxyursolic, beta-sitosterol và daucosterol.
Bên cạnh đó, phân tích dược liệu củ gai còn ghi nhận được một số thành phần hóa học. Phải kể đến như protein, mangan, biotin, chất xơ, chất béo, thiamin, vitamin K, chlorine, carbohydrates, selenium và acid chlorogenic.
4. Tác dụng của củ gai là gì?
Theo y học cổ truyền, rễ của cây gai vốn là một vị thuốc Nam được các thầy thuốc tận dụng triệt để bởi nó có rất nhiều tác dụng nhỏ khác nhau. Phần rễ có công dụng giúp lợi tiểu, chữa đái rắt do nhiệt. Đặc biệt có hiệu quả với bệnh nhân có dấu hiệu đái buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục, tiểu ra máu… đều có thể chữa được.
Ngoài ra, rễ cây gai có tác dụng làm giảm mụn nhọt, tiêu sưng, chống mưng mủ. Củ gai còn hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác như tim mạch, đau xương, vôi hóa cột sống, đau lưng hay làm hạn chế sự phát triển của búi trĩ.
5. Tác dụng của củ gai đối với mẹ bầu
Bà bầu có thể sử dụng củ gai như một vị thuốc an thai trong thai kỳ vô cùng hiệu quả. Hiện nay, có rất nhiều mẹ bầu sử dụng loại thực phẩm này và đạt hiệu rất tốt, đặc biệt với những người có tiền sử sảy thai, thai lưu.
Rễ cây gai không hề chứa tác dụng phụ, vì vậy bà bầu có thể an tâm sử dụng mà không cần phải lo lắng. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng như động thai, dọa sảy, thai ra huyết, tụ dịch màng nuôi hay bong màng nuôi… chỉ cần sử dụng khoảng 1 – 2 tuần sẽ hết hẳn.
6. Bài thuốc chữa bệnh từ củ gai
Cây gai hay củ của chúng được xem là một trong những dược liệu có tính ứng dụng cao. Loại thực phẩm này được áp dụng lâm sàng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, giúp sức khỏe cải thiện một cách đáng kể.
6.1. Bài thuốc an thai
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 30g rễ cây gai phơi khô
- 600ml nước
Thực hiện:
- Đem sắc đến khi còn 200ml, chia 3 lần uống/ngày
- Sử dụng trong vòng 2 – 3 ngày
6.2. Bài thuốc dưỡng huyết
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 50g rễ cây gai tươi
- 100g gạo nếp
- 10 quả hồng táo
Thực hiện:
- Sắc rễ lấy nước, loại bỏ bã, thêm gạo và hồng táo vào nấu thành cháo
- Khi chín, cho thêm gia vị vào, chia nhiều lần ăn trong ngày
6.3. Bài thuốc giúp tư âm, thanh nhi
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 30g trữ ma căn
- 100 – 150g gạo nếp
- 30g sinh địa
Thực hiện:
- Đem sinh địa và trữ ma căn đi sắc, bỏ bã rồi cho gạo vào nấu thành cháo
- Khi chín, cho gia vị vừa ăn, chia thành nhiều bữa trong ngày
6.4. Bài thuốc sa tử cung
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 30g rễ cây gai khô
- 600ml nước
Thực hiện:
- Đem sắc rễ cây gai khô với 600ml nước, chia thành nhiều lần trong ngày
- Chỉ cần bạn sử dụng đều đặn 3 – 4 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt, tình trạng bệnh cũng ngày một tốt lên
6.5. Bài thuốc trị ra huyết, dọa sảy thai
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 12g lá ngải cứu
- 12g tía tô
- 48g rễ gai tươi
Thực hiện:
- Sắc thành nước uống hàng ngày, duy trì uống đều đặn sẽ thấy tình trạng ra huyết, dọa sảy khi mang thai thuyên giảm rõ rệt
6.6. Bài thuốc trị động thai
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 4g rễ gai
- 4g tía tô
- 400ml nước
Thực hiện:
- Băm nhỏ các nguyên liệu, đem đi phơi khô, sắc đến khi còn 100ml, uống trong ngày
- Nếu trong trường hợp bị xuất huyết khi mang thai, bạn có thể cho thêm 10g lá huyết dụ vào sắc cùng
6.7. Bài thuốc trị nước tiểu đục
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 20g thổ phục linh
- 20g rau dừa
- 16g thương nhĩ tử
- 16g đinh lăng
- 16g cây trinh nữ
- 30g rễ gai
- 1 lít nước
Thực hiện:
- Đem sắc đến khi cô lại còn 250ml nước, uống 2 lần/ngày đến khi khỏi hẳn thì ngưng
6.8. Bài thuốc trị tiểu rắt do nhiệt
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 30g mã đề
- 30g rễ gai
- 3 nhánh hành tươi
Thực hiện:
- Rửa sạch, đem đi sắc, uống hết 1 lần trong ngày
- Kiên trì uống 3 – 5 ngày, bạn sẽ nhận thấy tình trạng bệnh tiểu rắt do nhiệt được thuyên giảm đáng kể
6.9. Bài thuốc trị nóng trong
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 10g cát căn
- 20g rễ gai
- 15g nhân trần
- 20g lá cây cối xay
- 400ml nước
Thực hiện:
- Đem nguyên liệu sắc với 400ml nước, chia uống trong ngày
- Sử dụng trong vòng 5 – 7 ngày sẽ thấy cơ thể mát mẻ, không còn cảm giác nóng bức, khó chịu trong người
6.10. Bài thuốc trị tiểu, đại tiện ra máu
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 15 – 20g lá gai
Thực hiện:
- Đem sắc thành thuốc, uống nhiều lần trong ngày
- Duy trì uống đều đặn bài thuốc này sẽ giúp lợi tiểu, tình trạng đại tiện ra máu sẽ hoàn toàn biến mất, đi tiêu cũng dễ dàng hơn
6.11. Bài thuốc trị cầm máu vết thương hở
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá gai tươi
Thực hiện:
- Bạn hãy vệ sinh, lau khô vết thương hở, sau đó rửa sạch lá gai tươi, giã nát
- Tiếp theo, đắp vào vị trí vết thương hở sẽ giúp cầm máu tức thì, giúp vết thương tránh khỏi tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng
6.12. Bài thuốc trị mụn viêm
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Rễ cây gai
- Rễ cây vông vang
Thực hiện:
- Đem rửa sạch nguyên liệu, giã nát rồi đắp trực tiếp lên vị trí vết thương hở
- Đắp khoảng từ 1 – 2 ngày, bạn sẽ thấy mụn bớt mủ và giảm sưng đau một cách đáng kể
6.13. Bài thuốc trị phong thấp
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 50g trữ ma căn
- 1 lít rượu
Thực hiện:
- Bạn hãy ngâm trữ ma căn cùng với rượu trong vòng 7 ngày, sau đó đem ra uống để điều trị bệnh phong thấp
- Ngoài ra, bạn nên lưu ý, mỗi lần chỉ sử dụng tối đa 10ml rượu, ngày uống 2 lần
6.14. Bài trị tê mỏi chân tay
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 12 – 20g rễ cây gai
Thực hiện:
- Đem sắc lấy nước uống hàng ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất
- Uống đều đặn, đúng giờ sẽ khiến tình trạng tê mỏi chân tay thuyên giảm rõ rệt
- Nếu được kết hợp với những bài tập vận động tình trạng này sẽ biến mất hẳn
6.15. Bài thuốc ngừa rụng tóc
Chuẩn bị nguyên liệu:
- rễ cây tươi
- rễ cây khô
Thực hiện:
- Đem sắc lấy nước uống hàng ngày với liệu lượng tùy chỉnh
- Tập luyện thói quen uống bài thuốc đều hàng ngày sẽ thấy cải thiện được tình trạng rụng tóc
- Tóc của bạn sẽ sở nên chắc khỏe, giảm đi nhiều tình trạng về tóc như xơ rối, gãy rụng
7. Những lưu ý khi sử dụng củ gai
Để sử dụng củ gai đúng cách và an toàn cho sức khỏe, bạn cần phải lưu ý một số điều. Bạn nên chọn mua thực phẩm ở những nơi uy tín, có thương hiệu và xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. Tránh mua các củ đã bị dập nát, có dấu hiệu hư hỏng hay bị úng.
Bạn nên bảo quản củ gai bằng cách bọc kín chúng bằng giấy báo trước khi để vào tủ lạnh. Không được đặt ở những nơi nhiều gió và chỉ nên bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh tối đa 2 – 3 ngày. Khi sử dụng, cần làm ấm nóng lại để tránh bị đau bụng. Tuyệt đối không nên sử dụng củ gai trong trường hợp quá đói hoặc khi quá no sẽ gây hại cho sức khỏe.
Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã gửi đến bạn những thông tin hữu ích về củ gai. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ hơn thông tin về loại thực phẩm này. Hãy cập nhật thêm nhiều bài viết mới nhất của chúng tôi thường xuyên bạn nhé!