Quả lê và 5 bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả bạn nên biết

Nguyễn Mai 170

Quả lê là một loại trái cây ngon, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Thường xuyên ăn lê sẽ bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nhờ vậy làm giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa. Cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu về trái lê và những công dụng trong bài viết dưới đây nhé.

1. Giới thiệu về quả lê

Trong Bách quả chi tông – 100 loại quả quý, quả lê đứng đầu danh sách với vị ngon, ngọt, thơm và tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, nhuận tràng,… Tìm hiểu về đặc điểm, nguồn gốc, phân loại, phân bố và mùa thu hoạch lê trong nội dung sau đây.

1.1. Đặc điểm và phân loại

Quả lê hay còn gọi là khoái quả, ngọc nhũ, mật văn,… Chúng được tìm thấy ở miền tây Trung Quốc trong nhiều năm trước, ở dưới chân núi Thiên Sơn. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam phổ biến những loại lê sau:

  • Lê xanh: Vỏ trơn nhẵn, màu xanh pha vàng kem và có chút đỏ, trông rất đẹp mắt, quả nhỏ, ăn có vị ngọt thanh và mọng nước
  • Lê nâu: Quả có vỏ màu nâu, trơn mịn và tròn đều, khi ăn có vị ngọt đậm đà, được nhiều người ưa thích
  • Lê đường: Quả hình trứng, vỏ màu vàng, có mùi thơm, thịt quả giòn, ngọt, rất ngon và mọng nước, được bán phổ biến ở nước ta
Quả lê có vỏ ngoài rất bóng và mịn
Quả lê có vỏ ngoài rất bóng và mịn

1.2. Phân bố và thu hoạch

Cây lê thích hợp trồng tại ở những nơi  có khí hậu mát mẻ Tại nước ta, lê được trồng phổ biến ở các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên. Mùa thu hoạch lê thường vào mùa thu, kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9. Cây cho quả sai trĩu cành, rất năng suất và là một nguồn thu nhập chính của nhiều bà con nông dân.

2. Ý nghĩa của quả lê

Quả lê là một loại quả quan trọng trong mâm ngũ quả những ngày Tết. Theo quan niệm của ông bà ta từ xa xưa, quả lê vốn tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến. Khi bày lê trên các mâm lễ thể hiện mong cầu cho công việc được suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió, mau chóng đạt được thành công. 

3. Trong quả lê có những thành phần dinh dưỡng nào?

Quả lê được đánh giá cao với bảng thành phần dinh dưỡng dồi dào, cần thiết cho cơ thể. Trong đó, bao gồm chất béo, đường, protein, các vitamin A, C, E, K. Đồng thời chứa các khoáng chất folate, choline, betaine, canxi, sắt, magie, photpho, kali, kẽm, đồng, selen. Sử dụng lê hàng ngày có thể bổ sung 25 – 30g chất xơ mà cơ thể cần. Đồng thời, các chất dinh dưỡng trong lê có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol. Từ đó giúp cơ thể nâng cao sức khỏe tim mạch, cải thiện chức năng tiêu hóa,…

Lê là trái cây từ thiên nhiên cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể
Lê là trái cây từ thiên nhiên cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể

4. Những công dụng của quả lê đối với sức khỏe

Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra công dụng của quả lê đối với sức khỏe bao gồm:

  • Chống viêm: Những hoạt chất trong lê có tác dụng chống viêm và giảm các triệu chứng do bệnh viêm khớp gây ra
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Ăn lê giúp phòng ngừa tiêu chảy, táo bón nhờ lượng chất xơ dồi dào trong loại quả này
  • Bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do: Quả lê chứa nhiều chất có khả năng chống lại gốc tự do và ngăn chặn những tác động của chúng đến cơ thể
  • Tăng miễn dịch: Vitamin B, C, K, canxi, magie, folate, đồng, mangan được tìm thấy trong quả  lê, góp phần tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể
  • Giảm nguy cơ mắc tiểu đường: Anthocyanin trong quả lê có tác động tích cực giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2
  • Giảm cholesterol: Nghiên cứu chỉ ra, lê chứa lượng lớn pectin và chất xơ, có tác dụng giảm mức cholesterol xấu trong máu
  • Giảm cân: Lê là một trong những thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả nhờ hàm lượng calo thấp trong khi hàm lượng chất xơ rất cao, giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn
  • Ngừa loãng xương: Những dưỡng chất trong quả lê hỗ trợ cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi – thành phần chính của xương, từ đó giúp giảm nguy cơ loãng xương, tránh các bệnh như loãng, gãy xương hay vôi hóa khớp
  • Ngừa ung thư: Chất xơ trong lê có khả năng ngừa các bệnh ung thư ruột già và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh
Nên ăn lê thường xuyên để nhận được những dưỡng chất tốt cho cơ thể
Nên ăn lê thường xuyên để nhận được những dưỡng chất tốt cho cơ thể

5. Các bài thuốc chữa bệnh từ quả lê

Trong y học cổ truyền, lê được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc trị viêm họng, viêm lợi, nước tiểu vàng, táo bón,… Một số bài thuốc mang hiệu quả cao, lưu truyền đến ngày nay từ lê sẽ được liệt kê dưới đây.

5.1. Bài thuốc trị ho khan

Trong trường hợp bị ho khan, bạn luôn cảm thấy ngứa. Lúc này giống như có thứ gì mắc trong họng, muốn ho mạnh ra nhưng chỉ ho khan. Để chữa triệu chứng bệnh bạn chỉ cần sử dụng bài thuốc sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị lê, đường phèn
  • Bước 2: Lê bỏ vỏ, giã nhỏ phần thịt quả
  • Bước 3: Thêm đường phèn theo tỷ lệ 1:1 và chưng cách thủy

Khi đường tan hết, bạn tắt bếp và uống làm nhiều lần trong ngày. Liên tục thực hiện trong vòng 3 ngày sẽ không còn gặp lại những cơn ho khan gây khó chịu nữa.

Lê hấp đường phèn có tác dụng chữa kho han
Lê hấp đường phèn có tác dụng chữa kho han

5.2. Bài thuốc trị ho có đờm

Không chỉ điều trị ho khan, lê còn là một vị thuốc quan trọng điều trị ho có đờm và ho ra máu. Bài thuốc thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1,5kg lê ngon, quả tròn đều, chín vừa đủ, không bị hỏng
  • Bước 2: Lê gọt vỏ, bỏ hạt, băm nhỏ và ninh trong nồi với lửa nhỏ
  • Bước 3: Sau khi đun lê thành cao, bạn trộn đều với mật ong theo tỉ lệ 1:1
  • Bước 4: Đổ hỗn hợp ra bình thủy tinh, đợi nguội hẳn và đậy kín

Khi sử dụng chỉ cần dùng 2 – 3 thìa cao lê hòa với nước sôi và uống mỗi ngày. Thực hiện cho đến khi các triệu chứng ho tan biến hoàn toàn.

5.3. Điều trị mắt sưng đỏ

Nếu mắt bị sưng đỏ và có cảm giác đau nhức, bạn hãy dùng hoàng liên ngâm trong nước lê ép nhỏ mắt. Bằng cách này, mắt sẽ nhanh chóng giảm sưng, đau và trở lại trạng thái khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung lê hàng ngày để bảo vệ đôi mắt khỏi những tác động bất lợi đến từ môi trường bên ngoài.

5.4. Điều trị táo bón

Lê có tác dụng nhuận tràng và bổ sung dinh dưỡng cho hệ vi khuẩn đường ruột. Bệnh nhân bị táo bón có thể sử dụng bài thuốc thiên nhiên dưới đây:

Advertisement

  • Bước 1: Chuẩn bị lê, củ ấu, rễ cỏ tranh, hạt mạch, ngó sen
  • Bước 2: Sơ chế nguyên liệu và cho toàn bộ vào máy ép lấy nước
  • Bước 3: Uống trực tiếp hoặc đun ấm nước ép
Nước ép lê trị táo bón hiệu quả
Nước ép lê trị táo bón hiệu quả

5.5. Chữa cảm lạnh

Chứng cảm phong nhiệt trong mùa đông khiến người bệnh sốt cao, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống. Đối với bệnh này, bạn nên áp dụng bài thuốc sau:

  • Bước 1: Rửa sạch 3 quả lê, thái miếng và đun với 3 lít nước đến khi cạn còn 1 lít
  • Bước 2: Nấu cháo với nước lê rồi ăn trong ngày

Ăn khoảng 3 – 5 ngày để điều trị bệnh tận gốc. Đặc biệt, bài thuốc này an toàn với trẻ nhỏ và có thể sử dụng để loại bỏ chứng chán ăn ở trẻ.

6. Những lưu ý khi ăn quả lê

Bên cạnh những lợi ích cho sức khỏe, nếu ăn không đúng cách, quả lê cũng có thể đem lại một số tác hại không mong muốn. Vì vậy, hãy lưu ý những điều sau khi ăn loại quả này:

  • Không ăn cùng thịt ngỗng vì gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thận
  • Không ăn cùng củ cải vì có thể làm sưng tuyến giáp
  • Không ăn cùng rau dền vì có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa và buồn nôn
  • Không ăn quá nhiều lê do quả có tính hàn, dễ bị đau bụng đi ngoài
Cần ăn lê đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe
Cần ăn lê đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe

Trên đây là những thông tin chi tiết về quả lê và những bài thuốc đơn giản mà hiệu nghiệm được điều chế từ loại quả này. Tuổi trẻ và Sắc đẹp hy vọng bài viết hữu ích với bạn và hãy theo dõi trang tin tức của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới nhé!

Advertisement
Chuyên mục: Trái Cây

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất