Mít là loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Không chỉ cho quả thơm ngon hấp dẫn, mà hầu hết các bộ phận của cây đều có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là lá mít. Bạn đọc hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về thảo dược này nhé!
1. Tổng quan về cây mít
Loại cây này có tên khoa học là Artocarpus Lam, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), đến từ miền nam Ấn Độ. Cây mít thuộc loại cây ăn quả, thân gỗ, đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới với sức sống rất mãnh liệt. Do đó, tại nước ta, đây là loại cây vô cùng quen thuộc với người dân, mọc xuyên suốt từ Bắc vào Nam. Tùy vào khí hậu và thổ nhưỡng của mỗi vùng miền mà phù hợp với sự phát triển của các loại mít khác nhau.
Cây mít có chiều cao tối đa lên tới 15m, thân nhiều nhánh, cành dẻo dai và chịu được sức nặng lớn. Lá có kích thước tương đương với bàn tay người trưởng thành. Mặt trước có màu xanh thẫm, mặt sau thường nhạt màu hơn và có gân nổi rõ. Đường gân của lá mít đối xứng nhau và có phiến lá gần giống lá bàng. Quả có kích thước lớn, nặng trung bình từ 3 – 4kg. Bề mặt vỏ có nhiều gai cứng và nhọn. Bên trong có nhiều múi vàng, mùi hương rất thơm và hấp dẫn.
2. Trong cây mít có chứa những chất gì?
Theo Đông y, loại lá này có vị chát, lành tính và có mùi thơm đặc trưng. Trong thịt múi mít giàu hàm lượng chất xơ và các dưỡng chất khác như: protein, carotene, vitamin A, B1, B2, B3, C, D. Thêm vào đó, quả còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, sắt, photpho,… Hạt mít chứa tinh bột, protein, lipid, chất xơ và các chất khoáng.
3. Lá mít có những tác dụng gì?
Cây mít là một loại cây rất quen thuộc với người Việt Nam, cho ra những trái thơm chín ngọt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, lá của cây mít cũng có những công dụng tuyệt vời. Ngoài được sử dụng để gói, làm các món bánh ngon tuyệt, thì thảo dược này còn có tác dụng sau:
- Lá mít có vị hơi chát, tính bình có thể giúp giải độc, tiêu viêm
- Kích thích tuyến sữa cho phụ nữ sau sinh
- Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, an thần, hen suyễn
- Chữa trị mụn nhọt, tưa lưỡi ở trẻ nhỏ
4. Các bài thuốc chữa bệnh từ lá mít
Trong dân gian có lưu truyền nhiều cách sử dụng thảo dược này để chữa bệnh rất hiệu quả. Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh từ lá mít mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng:
- Kích sữa cho phụ nữ sau sinh: Chọn lá bánh tẻ đem rửa sạch rồi đun cùng 1,5 lít nước trong khoảng 15 phút, uống khi còn ấm, áp dụng liên tục trong 10 ngày
- Chữa hen suyễn: Lá cây mít, lá mía, than tre với liều lượng bằng nhau, đem tất cả dược liệu sắc cùng với nước, chia thành 3 lần uống sau khi ăn
- Trị mụn nhọt: Giã nát lá tươi vừa hái, đắp lên vùng da có mụn
- Chữa tưa lưỡi ở trẻ nhỏ: Phơi khô lá mít vàng đã rửa sạch, đốt cháy thành than, rồi trộn với mật ong, bôi vào vùng lưỡi bị tưa hai lần mỗi ngày
- Trị cao huyết áp, an thần: Nấu lá và vỏ mít cùng với 300ml nước, đến khi còn 100ml thì tắt bếp, để nguội rồi uống làm 2 lần mỗi ngày, áp dụng liên tục từ 5 – 7 ngày
5. Lá mít có chữa say rượu được không?
Bên cạnh những tác dụng và cách thực hiện các bài thuốc từ lá cây mít mà chúng tôi kể trên, thì lá này còn giúp giải rượu rất tốt. Khi đã quá chén, bạn có thể áp dụng cách chữa say rượu bằng lá mít như sau:
- Rửa sạch 15 lá rồi ngâm với muối loãng
- Cho lá vào máy xay sinh tố, đổ thêm nước đun sôi để nguội và muối ăn vào xay nhuyễn
- Lọc lấy nước cốt và uống trực tiếp
6. Uống nước lá mít có tốt không?
Chắc hẳn khi đọc đến đây, độc giả đã biết thêm được rất nhiều công dụng tuyệt vời của lá cây mít. Uống nước từ lá này rất tốt cho phụ nữ sau sinh, giúp nguồn sữa mẹ về nhanh chóng và dồi dào để con bú. Thêm vào đó, mùi thơm từ nước lá mít còn kích thích vị giác cho bé. Ngoài ra, loại nước này còn giúp giải rượu rất tốt.
7. Những lưu ý khi sử dụng lá cây mít
Đây là loại lá lành tính, có nhiều công dụng nhưng để mang lại hiệu quả cao, thì bạn cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây. Điều này, giúp tránh tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng lá cây mít:
- Khi có biểu hiện dị ứng thì người dùng cần ngưng sử dụng lá này ngay
- Bài thuốc lợi sữa từ lá cây mít còn tùy thuộc vào cơ địa từng người, thông thường sau 10 ngày sẽ có hiệu quả, nhưng nếu quá thời gian này mà mẹ vẫn không thấy sữa về thì nên tìm phương pháp khác
- Hỏi ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng lá cây mít chữa bệnh
Lá mít có rất nhiều công dụng trong đời sống. Thông qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết cách sử dụng thảo dược này để đạt hiệu quả tốt nhất. Và nhớ theo dõi chúng tôi thường xuyên để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!