12 công dụng tuyệt vời của lá chanh đối với sức khỏe và làm đẹp

Nguyễn Mai 194

Lá chanh là một gia vị nấu ăn thơm ngon không còn quá xa lạ với người Việt. Không những vậy, đây còn là vị thuốc quý chữa được rất nhiều bệnh lý. Dưới đây là những công dụng bất ngờ mà thảo dược này mang lại.

1. Giới thiệu về cây chanh

Loại cây ăn quả cùng họ với cây cam, quýt này có tên khoa học là Citrus Aurantifolia, có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Sau này, chanh dần trở nên phổ biến hơn và xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới như Trung Đông, Bắc Phi, Tây Ấn Độ, Sicily,… Đây là loại cây bụi thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 1 – 3m.

Cây chanh mọc nhiều nhánh dọc thân cây, tán lá rậm rạp và cho ra nhiều quả mọng. Lá chanh là lá đơn, có hình trứng hoặc bầu dục. Lá dài khoảng 3 – 9cm và rộng khoảng 4 – 6cm, thuôn nhọn về phía đầu, mép lá có răng cưa. Hoa mọc đơn độc, mỗi chùm có 2 đến 3 bông, màu trắng ngả dần sang vàng. Quả chanh hình cầu, chia thành nhiều múi, vỏ màu xanh, có mùi thơm nồng, vị rất chua và nhiều hạt. 

Giới thiệu chung về cây chanh
Giới thiệu chung về cây chanh

2. Thành phần dinh dưỡng có trong lá chanh

Trong lá của cây chanh chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể con người. Các thành phần chính có trong lá này bao gồm: Dầu limonene, linalool, axit citric, synephrine, photpho, canxi, sắt. Và các flavonoid là: hesperidin, rhoifolin, poncirin, naringin. Ngoài ra, lá chanh còn có vitamin A, B1, C.

3. Những tác dụng của lá chanh

Loại lá này có vị ngọt, tính ôn, trong Đông y có tác dụng chỉ khái, sát khuẩn, ho, cảm sốt, hỗ trợ điều trị hen phế quản,… Không chỉ vậy, dược liệu còn rất tốt cho việc chống viêm, cân bằng tinh thần, cụ thể như sau:

3.1. Chữa cảm cúm, sốt, ho

Không chỉ là loại rau gia vị thơm ngon, lá này còn được dùng phổ biến để trị ho, sốt, cảm cúm nếu người bệnh không muốn sử dụng thuốc Tây. Tiến hành nướng qua lá cây chanh, đem thái nhỏ, vắt lấy nước rồi thêm một thìa mật ong. Khuấy đều và uống mỗi ngày một lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Tác dụng của lá chanh
lá chanh có tác dụng gì?

3.2. Trị cảm, sốt không ra mồ hôi

Bài thuốc từ dược liệu này để điều trị cảm, sốt không ra mồ hôi có 2 cách. Bạn có thể dùng 30g lá cây chanh khô hoặc 10g lá tươi, đem sắc lấy nước thuốc rồi uống trong ngày. Hoặc sử dụng 20g lá này, 15g cúc tần, 10g vỏ quýt, 5g lá bưởi, sắc uống mỗi ngày. Áp dụng bài thuốc trong 2 – 3 ngày.

3.3. Chữa sốt rét dai dẳng

Trong trường hợp bị sốt rét lâu ngày không khỏi, bạn sử dụng lá cây chanh khoảng 100g và 100ml rượu 30 độ để điều trị. Sau khi thái nhỏ thảo dược này, thì đổ rượu vào ngâm cùng rồi đem phơi ngoài sương một đêm. Sử dụng 3 – 5 ngày liên tiếp, mỗi ngày uống một lần vào sáng sớm sẽ thấy hiệu quả.

3.4. Thư giãn đầu óc

Trong lá này có chứa nhiều tinh dầu có mùi thơm dễ chịu. Khi làm việc quá mức, rơi vào trạng thái căng thẳng, cơ thể không khỏe hoặc mất ngủ thì bạn hãy ngửi mùi lá cây chanh. Việc này sẽ giúp tâm trạng của bạn tốt và thoải mái hơn. Ngoài ra, khi uống nước hoặc thưởng thức món ăn có lá này sẽ giúp cơ thể bạn dễ chịu và giảm căng thẳng.

3.5. Thuốc kháng sinh

Ít người biết rằng, đây là dược liệu có chức năng như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của bệnh tật. Khi cảm thấy mệt mỏi, hoặc khả năng hệ miễn dịch suy giảm, bạn hãy đun và uống nước lá này vào mỗi buổi sáng, sẽ giúp tăng cường năng lượng trước khi bắt đầu ngày mới.

Lá chanh giúp cơ thể tăng sức đề kháng
Lá chanh giúp cơ thể tăng sức đề kháng

3.6. Tăng cường trao đổi chất

Đây là thảo dược có khả năng ngăn ngừa các loại vi rút có thể phá hủy các tế bào khỏe mạnh hoặc khiến cơ thể bị bệnh. Thêm vào đó, tiêu thụ lá cây chanh thường xuyên cũng giúp hồi sinh và sản sinh nhiều tế bào khỏe mạnh hơn. Từ đó, giúp thúc đẩy sự trao đổi chất bên trong cơ thể.

3.7. Giảm sưng viêm

Với những đối tượng bị viêm do mụn nhọt nhưng vẫn chưa có mủ thì có thể dùng dược liệu này để khắc phục nhanh chóng. Đem phơi khô 10g lá cây chanh, 10g tinh tre và 8g lá gai tầm xoong, tán thành bột mịn. Dùng bột rắc lên những chỗ sưng đau, vùng da tổn thương rồi băng gạc lại trong khoảng 8 – 10 phút.

3.8. Giúp tóc nhanh dài, mượt mà

Nhiều người áp dụng nước gội đầu từ lá này để giúp tóc bóng mượt, nhanh dài, giảm thiểu rụng và xơ gãy hiệu quả. Sau khi rửa sạch 30g mỗi loại: lá chanh, lá bưởi tươi, hương nhu. Đem tất cả dược liệu nấu nước và pha ấm để gội đầu. Sử dụng phương pháp này một tuần mỗi lần để thấy được hiệu quả.  

3.9. Chữa đau bụng

Nếu bạn bị đau bụng do nhiễm lạnh, rối loạn tiêu hóa, thì có thể áp dụng bài thuốc từ dược liệu này để giảm đau nhanh chóng. Sau khi sao vàng một nắm lá chanh và dây tơ hồng, thì đem dược liệu sắc với 100ml nước, đến khi còn 1/3 thì chắt nước thuốc. Uống 3 lần mỗi ngày, sử dụng đến khi triệu chứng đau bụng giảm bớt.

3.10. Điều trị nám sau sinh

Trong quá trình mang thai, nội tiết tố của người mẹ thay đổi và làm da xuất hiện nám, tàn nhang. Sau khi sinh con được 4 tháng trở lên, chị em có thể áp dụng bài thuốc từ dược liệu này để lấy lại gương mặt trắng sáng, mịn màng. Bạn chỉ cần đun một nồi nước lá và xông mặt khi còn nóng trong 20 phút, để tinh chất ngấm sâu vào da. Thực hiện phương pháp 3 lần/ tuần và kiên trì áp dụng ít nhất 3 tháng mới cho hiệu quả như mong muốn.

Lá chanh có tác dụng đẹp da
Lá chanh có tác dụng đẹp da

3.11. Tốt cho gan

Những người hay mắc các chứng bệnh về gan hoặc nóng gan áp dụng bài thuốc từ lá này để điều trị cho kết quả rất tốt. Sử dụng 12g lá khô mỗi loại: lá chanh, lá cối xay, lá gai. Đem tất cả dược liệu sắc với 600ml nước, đến khi còn 200ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc làm 2 phần và uống trong ngày sau bữa ăn sáng, tối. Liệu trình thực hiện trong 10 – 15 ngày.

3.12. Bảo vệ răng

Loại lá này có công dụng giúp răng chắc khỏe khi răng bị yếu hay lung lay. Lúc này, bạn chỉ cần lấy 40g lá tươi và đun cách thủy, chắt lấy nước cốt. Mỗi ngày ngậm nước thuốc từ 2 – 3 lần, mỗi lần áp dụng trong khoảng 5 – 10 phút. Thực hiện liên tục trong 3 – 5 ngày, bạn sẽ thấy răng chắc khỏe hơn.

4. Các món ăn chế biến từ lá chanh

Cho thêm lá chanh để tăng hương vị khi nấu ăn, là cách chế biến quen thuộc của nhiều người. Mùi thơm vị cay của loại lá này giúp món ăn trở nên thơm ngon đặc biệt, bạn hãy cùng tham khảo ngay dưới đây:

  • Món súp, cà ri: Khi nấu sôi, bạn có thể cho thêm vài lá chanh vào nồi, sẽ giúp món ăn dậy mùi và thơm hơn
  • Rau trộn: Thái nhỏ lá này và trộn cùng các loại rau sống, sẽ giúp món rau trộn thơm ngon tròn vị hơn
  • Nước sốt: Thái nhuyễn lá này, trộn vào nước sốt, dùng để ướp thịt gà, bò, cá, cừu rồi chế biến
  • Món chiên: Rắc một ít lá cây chanh đã thái nhỏ vào món chả cá, chiên chín 2 mặt, sẽ giúp món ăn thơm ngon lạ miệng
  • Món hấp, luộc: Điển hình là thịt gà, khi hấp rải một lớp lá dưới con gà, bên trên là lá chanh thái nhỏ rồi đem hấp, món ăn sẽ dậy mùi hơn
  • Món nướng: Đem lá này chần qua nước sôi và cuộn ngoài lớp thịt, cho vào xiên rồi đem nướng, món ăn sẽ dậy mùi thơm hấp dẫn
Thịt nướng lá chanh mang tới hương vị đặc biệt
Thịt nướng lá chanh mang tới hương vị đặc biệt

5. Lá chanh giá bao nhiêu và mua ở đâu?

Tại các chợ tỉnh lẻ, siêu thị như Vinmart, Big C, Aeon Mall,… Lá này được bày bán rất phổ biến. Các cửa hàng bán gà luộc thường thu mua và lá chanh đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều nhà vườn. Giá bán lá này trung bình chỉ từ 40.000 – 50.000 VNĐ/kg, khi được mùa có thể lên tới 70.000 – 80.000 VNĐ/kg.

6. Cách trồng và chăm sóc chanh tại nhà

Loại cây này rất dễ sinh trưởng và phát triển nên các bạn có thể dễ dàng trồng chanh tại nhà. Cây thích hợp với nhiều loại đất và khí hậu khác nhau. Tuy nhiên, để cây chanh cho hiệu quả năng suất tốt nhất thì bạn cần chú ý:

  • Đất trồng: Tơi xốp, dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng, độ pH thích hợp là 5 – 6.5
  • Thời vụ: Vụ xuân từ tháng 1 đến tháng 3 hoặc vụ thu từ tháng 8 đến tháng 10
  • Cách trồng: Khi cây con cao 50 – 70cm thì rạch bầu đất, đặt cây thẳng vào hố trồng, cắm cọc và buộc thân cây cho chắc chắn, đắp đất ngang cổ rễ cây và nện đất cho thật chắc, đảm bảo cây đứng vững
  • Bón phân: Bón lót khoảng 1.5 – 2kg phân hữu cơ vào hố trước khi trồng 20 – 30 ngày, sau khi cây lớn, bón khoảng 4 – 5 lần mỗi năm, mỗi lần khoảng 0.5 – 1kg
  • Tưới nước: Cần tưới đẫm nước để gốc cây được giữ ẩm thường xuyên, đặc biệt trong giai đoạn cây ra quả

Vậy là bài viết trên đã chia sẻ cho độc giả đầy đủ thông tin về lá chanh. Hy vọng bạn đọc đã nắm rõ được công dụng cũng như cách sử dụng thảo dược này trong đời sống hàng ngày.

Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất