Lá ô rô và 12+ bài thuốc trị bệnh từ loại thảo dược này

Nguyễn Mai 180

Lá ô rô là loại lá của cây mọc thành bụi xuất hiện nhiều nơi tại nước ta. Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng loại lá ô rô vào trong những bài thuốc trị bệnh. Loại thảo dược có tác dụng trị ho, tiêu viêm, vàng da,… Hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu nhiều hơn về loại lá ô rô này thông qua bài viết dưới đây. 

1. Ô rô là cây gì?

Cây ô rô có tên khoa học là Acanthus Ebracteatus Vahl, thuộc họ ô rô và có nhiều tên gọi khác nhau như ô rô gai, sơn ngưu bàng, dã hồng hoa,… Về hình thái, cây ô rô có thân nhỏ, tròn và có màu xanh lục. Thân cây cao khoảng 1 – 1,5m và không có lông tơ. 

Cây ô rô là loại cây gì
Cây ô rô có thân nhỏ, tròn và màu xanh lục

Lá ô rô mọc đối xứng nhau, không có cuống lá và dài khoảng 20cm. Phiến lá cây có hình mác, rất cứng, không có lông. Gốc lá tròn, đầu lá nhọn và sắc, mép lá có các răng cưa nhọn. Hoa ô rô nở quanh năm và đặc biệt nở rộ nhất vào hai mùa xuân và thu. Hoa mọc ở đầu cành và đối xứng nhau. Quả ô rô thuộc dạng quả nang, dài tầm 2cm và có 4 hạt dẹp.

Thông thường, người dân thường thu hoạch ô rô cạn  vào mùa thu và ô rô nước vào khoảng tháng 10 – 11. Tất cả các bộ phận của cây như lá, rễ, thân, hoa đều được sử dụng làm thuốc. 

2. Cây ô rô có mấy loại?

Hiện nay, cây ô rô được chia thành 2 loại chính dựa vào môi trường sống để phân biệt đó là cây ô rô cạn và ô rô nước. mặc dù cùng thuộc họ ô rô những hai loại cây này có những đặc điểm khác nhau. 

2.1. Cây ô rô cạn

Đây là cây thân thảo, nhỏ, có màu xanh lục và thường mọc thành bụi hoang. Hoa của cây có màu tím nhạt, nở thành cụm hình cầu. Cây ô rô cạn này thường ra hoa vào khoảng thời gian từ tháng 5 – 7 và tháng 8 -10 sẽ ra quả. 

Cây ô rô cạn
Cây ô rô cạn có mua mọc thành hình cầu và màu tím nhạt

2.2. Cây ô rô nước

Thân cây mang màu lục nhạt, có hoa màu trắng hoặc xanh lam. Quả của loại cây này có màu nâu bóng, mang hình bầu dục và vỏ ngoài trắng xốp. Hoa và quả của loại cây này thường mọc vào tháng 10 – 11. 

Cây ô rô nước
Cây ô rô nước có hoa màu trắng hoặc xanh lam

Ngoài hai loại trên, trong tự nhiên, ô rô còn có những loại khác ít phổ biến hơn. Những loại cây này không có dược tính, không được sử dụng trong chữa bệnh mà chỉ có tác dụng làm cảnh.

  • Cây ô rô gân vàng: Cây có lá hình trứng, có màu lục nhạt pha vàng và nổi bật với những đường gân màu vàng. Hoa của loại cây ô rô này nở quanh năm có màu trắng và lấm tấm các đốm màu tím đỏ. 
  • Cây ô rô gân đỏ hay cây ô rô tía: Loại cây này thường mọc thành bụi, thân cây có màu đỏ tía. Lá cây giống hình quả trứng, dày với những đường gân màu đỏ. Hoa mọc thành cụm có màu trắng pha tím và cũng có gân đỏ. 

3. Cây ô rô phân bố chủ yếu ở đâu?

Cây ô rô được phát hiện từ Ấn Độ, sau đó du nhập vào nhiều nước khác nhau trên thế giới với mục đích sử dụng là làm dược liệu trị bệnh. Ở Việt Nam, cây ô rô thường được trồng nhiều tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung. 

Cây ô rô cạn thường mọc hoang dại tại các chân đồi, núi thấp hoặc trên các triền núi và rất ưa nắng. Trong khi đó, loại ô rô nước lại sinh sôi và phát triển tốt tại những vùng đất ẩm ướt cao như đầm lầy, ao, hồ, sông, suối,… 

4. Thành phần hóa học có trong lá ô rô

Lá ô rô có chứa nhiều hợp chất phân lập và mang tới nhiều dinh dưỡng như blepharis, acteoside, isoverbascoside, daucosterol và 3-O-D-glucopyranosyl-stigmasterol,… Ngoài ra, trong cây có chứa alcaloid tanin, saponin, các axit amin,… 

Những loại cây khác nhau, lá ô rô sẽ chứa các chất dinh dưỡng khác mang tới nhiều công dụng. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, thành phần hoá học chính trong cây ô rô cạn gồm tinh dầu alkaloid, beta-sitosterol, axetat, alpha amyrin, beta amyrin, pectol inarin, taraxasteryl,…

5. Cây ô rô có những công dụng gì?

Với thành phần dinh dưỡng như vậy, lá ô rô là loại thảo dược tham gia vào điều trị nhiều loại bệnh. Một số công dụng mà lá này mang lại đó chính là:

  • Cây ô rô nước có khả năng tiêu viêm, lợi tiểu
  • Giup cơ thể thanh nhiệt và giải độc
  • Trị hen suyễn, ho gà, long đờm
  • Điều hòa, thông kinh ứ huyết, trị tình trạng rong kinh
  • Hiệu quả trong việc trị viêm gan, vàng da
  • Chữa động kinh, co thắt cơ, trị sỏi bàng quang
  • Ức chế các tế bào ung thư phát triển và ngăn ngừa ung thư 
  • Chữa bệnh viêm ruột thừa và các bệnh liên quan tới đường ruột
  • Lá ô rô còn trị ghẻ lở, tiêu thũng và giảm mụn nhọt 
  • Có tác dụng giảm đau, tan máu ứ bầm
Tác dụng của lá ô rô
Ô rô mang tới nhiều công dụng cho sức khoẻ con người

6. Các bài thuốc trị bệnh từ cây ô rô

Cây ô rô được ông cha ta sử dụng nhiều trong những bài thuốc Đông Y. Ngày nay, rất nhiều bài thuốc vẫn được những thầy thuốc hướng dẫn sử dụng. Dưới đây là 12 bài thuốc mà Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu mà bạn đọc có thể tham khảo. 

6.1. Bài thuốc giúp long đờm, giảm ho

Chuẩn bị 30g ô rô, thái nhỏ, đem ninh với 60 – 120g thịt lợn nạc và khoảng 500ml nước. Khi nước sôi, vặn lửa nhỏ, đun trong vòng 30’. Ninh tới khi chỉ còn khoảng 150ml nước thì thôi. 150 ml nước đó chia làm 2 lần uống và ăn hết trong ngày sẽ thấy hiệu quả. 

6.2. Trị vàng da, viêm gan và trúng độc

500g vỏ cây quao nước đã cắt nhỏ kết hợp với 500g ô rô đem đi sao vàng sau đó cho vào một thùng nhôm. Nấu lần thứ nhất với 3 lít nước, tới khi còn 1 lít thì lọc để loại bỏ cặn. Thêm 2l nước để đun thêm lần thứ 2. Đun thật sôi tới khi chỉ còn khoảng 2l thì cho thêm 400g đường trắng nấu cô đặc còn 1 lít. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng 2 thìa canh thuốc và uống trong thời gian dài.

6.3. Bài thuốc giảm đau lưng, nhức xương và điều trị thấp khớp 

Nguyên liệu cần chuẩn bị là 20g canh châu, 4g quế chi, 30g rễ cây ô rô và 8g rễ cây kim váng. Tất cả các nguyên liệu được thái nhỏ và được tẩm rượu mới đem đi sao vàng. Sau đó, thêm nước vào sắc, chia thành 2 lần uống trong ngày và nên sử dụng khi đói. 

Bài thuốc từ lá ô rô
Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp

6.4. Bài thuốc trị táo bón và nước tiểu vàng

Từ xưa, ông cha ta đã sử dụng ô rô để chữa triệu chứng táo bón và nước tiểu vàng. Bài thuốc này sử dụng 18g lá muồng trâu, 20g vừng đen và 30g ô rô. Cách thực hiện như sau: Vừng thì giã nát, lá muồng trâu và ô rô thì thái nhỏ sao đó trộn lẫn và sắc thành nước uống. Bạn nên sử dụng liên tục 2 -3 ngày để có hiệu quả rõ rệt. 

6.5. Bài thuốc trị ho gà ở trẻ nhỏ

20g hoa ô rô được rửa sạch, tẩm với mật ong hoặc mật mía. Đem đi sao vàng cho đến khô hoàn toàn. Để sử dụng dược liệu, cần đem hoa ô rô đã được sao khô kia sắc lấy nước uống 2 lần/ ngày. Nên uống  từ 1 – 2 tuần để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất. 

6.6. Bài thuốc giảm đau, chữa vết thương do rắn cắn

Cần chuẩn bị 40g lá ô rô, rửa rửa sạch và giã nát, chắt lấy nước cốt. Vừa uống nước thuốc kết hợp với đắp phần bã lên vết thương. Kiên trì dùng để vết thương nhanh lành, giảm đau và hồi phục tốt. 

6.7. Bài thuốc trị mụn từ lá ô rô

Với bài thuốc này, bạn nên sử dụng lá búp non. Lá ô rô rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để loại sạch côn trùng và chất bẩn. Giã lá thuốc thật nhuyễn, vệ sinh vùng da mặt thật sạch và thông thoáng lỗ chân lông. Sau đó, đắp lá cây lên da và ủ trong vòng 15 phút và rửa mặt thật sạch với nước ấm. Dùng 3 lần/ tuần sẽ thấy mụn mất dần, da trắng hồng và lỗ chân lông se khít.

6.8. Bài thuốc điều trị bệnh viêm ruột thừa mãn tính

Cách thực hiện bài thuốc này hết sức đơn giản chỉ cần 40g ô rô đã được rửa sạch và giã nát. Chắt lấy nước cốt và uống với 1 thìa nhỏ. Ngày sử dụng 2 lần và phải dùng liên tục, đều đặn ít nhất 1 tuần. 

6.9. Bài thuốc khi bà bầu bị động thai chảy máu

Bác sĩ hướng dẫn bài thuốc sử dụng như sau: Ngâm nước muối, rửa sạch rễ và lá ô rô cạn. Dùng chày giã nhuyễn và chắt lấy nước cốt để uống. Dùng mỗi ngày 1 – 2 lần phối hợp với kiểm tra thăm khám thai nhi định kỳ. 

Advertisement

6.10. Bài thuốc điều trị ghẻ lở

Từ xa xưa, người dân ta đã sử dụng lá ô rô để chữa bệnh ghẻ lở ngoài da đem lại hiệu quả rất tốt. Hái một nắm lá ô rô tươi và rửa thật sạch. Giã nát lá và đắp lên vùng da bị ghẻ, lở loét cho đến khi hỗn hợp khô lại. Sử dụng mỗi ngày sẽ thấy các vết ghẻ biến mất, da phục hồi nhanh chóng. 

6.11. Bài thuốc điều trị tiểu tiện, đại tiện ra máu do nhiệt

Dùng rễ ô rô cạn đã sấy khô, đun sắc thành nước và gạn lấy nước uống mỗi ngày. Với bài thuốc này, bạn có thể kết hợp với uống nước lá ô rô tươi giã nát. Sử dụng ngày 2 – 3 lần sẽ giúp hết các triệu chứng nhanh chóng. 

Rễ cây ô rô sắc với nước để trị tiểu tiện ra máu
Rễ cây ô rô sắc với nước để trị tiểu tiện ra máu

6.12. Bài thuốc giảm chảy máu chân răng, chảy máu cam

Bài thuốc này cần có lá ô rô tươi đã được rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Giã nát lá và chắt lấy nước cốt. Người dùng ngậm nước thuốc trong vài phút rồi nhả ra. 

7. Mua ô rô ở đâu? Giá bao nhiêu tiền?

Cây ô rô không còn là loại thảo dược quý hiếm tuy nhiên không phải ai cũng thu hoạch, hái cây thuốc này được. Hiện nay, nhiều nhà thuốc Đông y và đại lý bán dược liệu có bán dược liệu này. Tuy nhiên, có rất nhiều cơ sở bán dược liệu kém chất lượng, dùng cây cỏ để đánh lừa người tiêu dùng. Dó đó, bạn nên mua tại những địa chỉ uy tín, có giấy tờ kinh doanh rõ ràng để tránh mua phải dược liệu dởm. 

Giá thành của loại thảo dược này khác nhau, tùy thuộc vào cơ sở, địa chỉ bán. Thông thường, lá ô rô đã sấy khô được bán với giá giao động khoảng 100.000 – 150.000 VNĐ/ kg sấy khô. 

Mua ô rô ở đâu? Giá bao nhiêu tiền?
Nên mua tại những địa chỉ uy tín và đảm bảo chất lượng

8. Những lưu ý khi sử dụng cây ô rô

Lá ô rô là dược liệu không có độc và rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ. Vì thế, bạn cần lưu ý một vài điều sau đây khi sử dụng ô rô.

  • Thuốc từ cây ô rô có thể làm thay đổi hiệu quả hoặc tăng tác dụng phụ của một số thuốc Tây y, vì thế cần sự cho phép từ bác sĩ mới nên sử dụng
  •  Đối với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người có cơ địa mẫn cảm cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng ô rô

Như vậy, cây ô rô không còn là thảo dược xa lạ với người dân ta. Loại lá ô rô mang tới nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi sử dụng ô rô, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Hãy theo dõi Tuổi trẻ và Sắc đẹp mỗi ngày để thêm kiến thức về cây thuốc nam.

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất