Những thông tin thú vị về lá phèn đen – Vị thuốc quý mọc hoang

Nguyễn Mai 243

Lá phèn đen thường mọc hoang ở ven rừng, bờ suối, bờ ruộng, được người dân thu hoạch và sử dụng như một vị thuốc điều trị nhiều bệnh khác nhau. Để biết được loại thảo dược này có những công dụng gì thì bạn hãy đọc ngay bài viết dưới đây.

1. Lá phèn đen là cây gì?

Phèn đen là cây thân nhỡ, chiều cao tầm trung từ 2 đến 4m, cành có màu đen nhạt mọc so le với nhau. Lá mọc đơn, hình bầu dục và có thể thay đổi theo từng mùa. Lá phèn đen rất mỏng, có chiều dài khoảng 1.5 đến 3m, chiều rộng khoảng 6 đến 12mm. Hoa phèn đen có thể mọc riêng lẻ hoặc thành chùm có 2 – 3 bông, màu trắng. Quả có hình cầu, căng mọng nước, màu trắng khi xanh và chuyển sang màu đen khi chín.

Cây phèn đen là cây gì?
Phèn đen là cây thân nhỡ, có tên gọi khác là cây mực, mỗ, tạo phan diệp,…

2. Tổng quan về cây phèn đen

Đây là loài cây nhiệt đới, còn được gọi với cái tên khác là cây mực, mỗ, tạo phan diệp,… Có tên khoa học là Phyllanthus Reticulatus poir, một trong những giống cây thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây phân bố từ Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào, Malaysia, Indonesia đến Australia. Tại Việt Nam, cây phèn đen mọc hoang ở bụi rậm ven đường, bờ suối, ruộng,… Thích nghi được nhiều vùng đất, kể cả nơi có khí hậu nắng nóng khắc nghiệt.

Cây thường được thu hoạch để làm dược liệu chữa bệnh. Các bộ phận sử dụng chủ yếu là rễ, lá, một số nơi dùng cả vỏ thân cây phèn đen với quy trình như sau:

  • Lá phèn đen được thu hái vào mùa hè, đem về phơi khô trong bóng râm, bảo quản nơi khô ráo
  • Thân thu hoạch quanh năm, sau khi bóc vỏ cây thì có thể dùng trực tiếp hoặc đem sao vàng hạ thổ
  • Rễ được thu hoạch vào mùa thu, sau khi đào rễ cây phèn đen, đem rửa sạch, thái nhỏ thành lát, phơi khô, cất dùng dần

3. Lá phèn đen có tác dụng gì?

Trong y học cổ truyền, loại cây này được dùng làm vị thuốc để chữa nhiều bệnh khác nhau như xương khớp, mụn nhọt, tiêu chảy kiết lỵ,… Dưới đây là công dụng chi tiết của cây phèn đen:

  • Rễ cây có tính hàn, vị chát, có tác dụng tiêu viêm, thu liễm, chỉ tả, thường được dùng để điều trị viêm gan, viêm ruột, rôm sảy, cam tích trẻ em,…
  • Lá phèn đen có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, giúp sát trùng, đào thải độc tố, được dùng để chữa rôm sảy, lở loét, mụn nhọt, mề đay, cảm sốt, ứ huyết, rắn cắn,…
  • Vỏ cây có tác dụng chữa thủy đậu có mủ, bí tiểu
  • Toàn thân cây phèn đen được dùng để chữa bệnh đau thần kinh tọa, viêm khớp, gai cột sống, thấp khớp, tê bì,…
Cây phèn đen có tác dụng gì?
Lá phèn đen có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc,..

4. Những bài thuốc chữa bệnh từ lá phèn đen

Với những công dụng tuyệt vời mà chúng tôi đã chỉ ra bên trên, loại cây này thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông y mang lại hiệu quả chữa bệnh bất ngờ. Tìm hiểu ngay những bài thuốc chữa trị với cây phèn đen nhé!

4.1. Cải thiện các vấn đề liên quan đến xương khớp

Dược liệu quen thuộc này có mặt trong rất nhiều bài thuốc chữa các bệnh về xương khớp, đặc biệt có hiệu quả với bệnh gai cột sống. Để thực hiện, bạn làm theo các bước như dưới đây:

  • Sao vàng 30g lá lốt, 20g mỗi loại: lá bưởi bung, cỏ xước, rễ cây, gấc
  • Cho 30g toàn bộ cây phèn đen khô và các dược liệu trên vào ấm , sắc với 2 lít nước trong 2 tiếng
  • Chia làm 3 phần và uống sau khi ăn khoảng 30 phút

4.2. Điều trị bệnh thủy đậu

Bài thuốc hiệu quả và an toàn này có thể áp dụng được cho trẻ em. Rửa sạch một nắm phèn đen bao gồm lá, rễ và thân cây. Cho dược liệu vào ấm rồi đun cùng 300ml nước đến khi cô đặc còn khoảng 1 chén nhỏ. Hòa tan một nửa thìa cafe muối trắng với nước thuốc. Cho trẻ uống một chén nhỏ, phần còn lại dùng bông thấm dung dịch và chấm lên các nốt thủy đậu trên da.

4.3. Chữa sâu răng

Trong lá phèn đen chứa tinh dầu, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, kháng khuẩn. Do đó, Đông y dùng dược liệu này để chữa sâu răng, đau nhức răng và các vấn đề khác liên quan đến răng miệng. Bạn có thể sắc lá này rồi chắt lấy nước thuốc, chấm vào răng bị sâu, sau đó nhổ ra.

Chữa sâu răng
Lá phèn đen có chứa tinh dầu, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn

4.4. Chữa rắn cắn

Lá phèn đen có tác dụng đào thải độc tố, cầm máu, hút máu độc trong cơ thể khi bị rắn cắn, đặc biệt là ngăn không cho độc lan rộng. Phèn đen được coi là bí kíp sinh tồn cần ghi nhớ của người dân khi lên rẫy, làm ruộng. Khi không may bị rắn cắn, bạn chỉ cần hái một nắm lá phèn đen, giã hoặc nhai nát rồi đắp vào vết thương, sau đó khẩn trương đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

4.5. Phèn đen chữa thận hư

Chức năng thận suy giảm gây ra tình trạng bí tiểu, tiểu rắt về đêm lâu ngày dẫn đến sỏi thận. Do đó, để tăng cường chức năng của thận, thải độc và giúp lợi tiểu, bạn có thể tham khảo bài thuốc này:

  • Dùng 20g mỗi loại: cây phèn đen, quýt gai, cây muối, cây nổ
  • Sắc với 1.5 lít nước cho đến khi còn một nửa thì chia thành nhiều phần, uống hết trong ngày

4.6. Trị mụn nhọt, thanh nhiệt

Trong Đông y, loại cây này có công dụng thải độc, thanh nhiệt, chữa trị nhọt đinh rất tốt. Để chữa mụn nhọt, bạn sử dụng lá phèn đen và lá bèo ván rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp lên da. Còn để giải độc bia rượu, thải độc tố trong gan, thận, bạn có thể uống nước cây này hàng ngày.

Advertisement

4.7.Tái tạo da, cầm máu

Ngoài cách sấy khô thì nhiều người còn tán nhỏ lá phèn đen thành bột mịn để bảo quản dễ dàng và tiện lợi sử dụng hơn. Bột này có tác dụng cầm máu, tái tạo da, hồi phục các vết thương hở, kéo da non rất hiệu quả. Khi bị thương, bạn chỉ cần rắc một ít bột lên vết thương liên tục vài ngày là sẽ hồi phục nhanh chóng.

5. Những lưu ý khi sử dụng lá phèn đen

Đây là loại cây được sử dụng từ lâu để chữa bệnh cho hiệu quả cao và rất an toàn. Tuy nhiên, bất kỳ loại dược liệu nào, khi dùng đều có những lưu ý và phèn đen cũng không ngoại lệ:

  • Phụ nữ mang thai cần cân nhắc và thận trọng hơn khi sử dụng
  • Không nên lạm dụng vì trong cây phèn đen có chứa độc nhẹ có thể gây hại cho cơ thể
  • Ngừng sử dụng khi có triệu chứng dị ứng với cây phèn đen
  • Cần tìm mua dược liệu ở địa chỉ uy tín và chất lượng
  • Trẻ sơ sinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Trên đây là những thông tin cần biết về lá phèn đen. Hy vọng, các bạn đã nắm rõ được công dụng cũng như các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả và an toàn từ loại thảo dược quý này.

 

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất