Lá nguyệt quế không chỉ tượng trưng cho chiến thắng mà còn được trồng làm cảnh trang trí, làm gia vị nấu ăn, điều trị một số bệnh lý,… Hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin thú vị về loại lá này mà có thể nhiều bạn đọc vẫn chưa biết.
1. Lá nguyệt quế là lá gì?
Đây là bộ phận được thu hoạch từ cây nguyệt quế, có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Loại lá này mang mùi hương rất nhẹ nhàng và dễ chịu. Hương thơm từ lá nguyệt quế có thể giải tỏa căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi và giúp tinh thần được thư giãn. Đây cũng là lý do mà nhiều gia đình trồng cây này trong nhà, vừa để trang trí, vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
2. Tổng quan về lá nguyệt quế
Lá này có tên khoa học là Laurus nobilis, thuộc họ Nguyệt quế. Chiều rộng của lá khoảng 3 – 5 cm và chiều dài khoảng 6 – 12cm. Lá nguyệt quế có màu xanh lục, khá dày, cả 2 mặt đều nhẵn bóng, hình bầu dục và có gân nổi trên bề mặt. Hình dạng của lá khá đặc biệt, mép nhăn và có các khứa răng cưa đều nhau.
Với mùi thơm dễ chịu và có nhiều tác dụng nên khi lá rụng, người ta thường thu gom rồi đem về phơi khô để làm gia vị hoặc thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, loại lá này tượng trưng cho sự chiến thắng và quyền lực nên còn được đan thành vòng nguyệt quế trao tặng người thắng cuộc trong các cuộc thi.
3. Những lợi ích của lá nguyệt quế
Đây là loại lá có vị đắng, chát và hơi cay, mùi thơm dịu. Theo nhiều nghiên cứu trong y học hiện đại, lá nguyệt quế có chứa một số chất chống oxy hóa như tannin, flavonoid, polyphenol, eugenol tốt cho hệ tiêu hóa và hô hấp. Thêm vào đó, loại lá này còn có những lợi ích sau đây:
- Gia vị cho món ăn: Nhờ có vị cay, đắng và mùi thơm nên lá này thường được dùng để ướp, xào, khử mùi tanh, làm tăng hương vị cho món ăn, kích thích vị giác
- Xua đuổi côn trùng: Mùi hương của lá này giúp ngăn chặn sự xuất hiện của côn trùng, đặc biệt là gián
- Tốt cho hệ hô hấp: Trong lá có chứa thành phần kháng viêm là eugenol và myrcene giúp giảm tình trạng hen suyễn, thông thoáng đường thở, hô hấp thuận lợi hơn
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Chiết xuất từ nguyệt quế đã được chứng minh giúp kiểm soát đường huyết và nồng độ cholesterol trong máu hiệu quả
- Làm đẹp da: Vitamin A, C trong lá này giúp chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện làn da
- Tốt cho tim mạch: Lá này có chứa rutin và một loại axit caffeic giúp loại bỏ cholesterol xấu và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch
4. Các bài thuốc chữa bệnh từ lá nguyệt quế
Do chứa các thành phần dược liệu chữa được những bệnh lý khác nhau nên nguyệt quế xuất hiện trong nhiều bài thuốc. Bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay dưới đây:
- Điều hòa kinh nguyệt: Rửa sạch một nắm lá khô rồi sắc lấy nước, uống hàng ngày
- Tốt cho hệ hô hấp, loại bỏ chất thải trong phổi: Đun một nắm lá tươi, sau đó chắt nước sôi rồi xông hơi vào mũi
- Chống viêm: Sử dụng lá để làm gia vị nấu các món ăn hàng ngày
- Trị ho, cảm lạnh: Cho 5 – 10 giọt tinh dầu vào bát nước sôi, nhúng khăn sạch vào rồi đắp lên ngực
- Giảm đau xương khớp: Thoa tinh dầu nguyệt quế lên vùng xương khớp bị đau rồi mát – xa nhẹ nhàng, thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày
5. Những món ăn được chế biến từ lá nguyệt quế
Không chỉ có tác dụng chữa bệnh, làm cây cảnh, đây còn là một loại rau gia vị thơm ngon được dùng phổ biến trong các món ăn. Các bạn có thể tham khảo và chế biến cho gia đình mình cùng thưởng thức:
5.1. Chân giò heo hầm coca
Một món ăn độc lạ khiến nhiều người tò mò, nước coca tạo nên món chân giò ngọt lịm vô cùng hấp dẫn. Mùi thơm dịu nhẹ lôi cuốn của nguyệt quế hòa quyện lại với các nguyên liệu chắc chắn sẽ khiến mọi người thích mê. Bạn có thể dùng món ăn này với cơm trắng hay bún đều rất hợp.
5.2. Thịt bò sốt vang
Đây là một món ăn rất phù hợp để bạn trổ tài cho gia đình thưởng thức vào mỗi dịp cuối tuần. Thịt bò mềm ngọt, thấm đẫm gia vị thơm ngon và thượng hạng như nguyệt quế, cà rốt, khoai tây,… Khi kết hợp cùng cơm hoặc bánh mì, bạn sẽ cảm nhận hương vị đậm đà trọn vẹn nhất.
5.3. Sườn bò nấu đậu trắng
Thay vì những công thức chế biến món bò quen thuộc thì bạn có thể đổi gió bằng sườn bò nấu đậu trắng nhiều dinh dưỡng và thơm ngon cho cả nhà. Bò mềm, ngấm gia vị đậm đà hòa quyện với mùi thơm của nguyệt quế, đậu phụ bùi bùi và khoai tây dẻo, mang đến một món ăn vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể ăn cùng bánh mì, chấm với muối ớt đều ngon hết sảy!
5.4. Mì hải sản
Thái nhỏ nguyệt quế và rắc đều lên sợi mì vàng ươm, hòa quyện với vị ngon ngọt của tôm, nghêu, sò, bạch tuộc,… Thêm nước sốt đậm đà chắc chắn sẽ khiến cả nhà thích mê. Món ăn này có thể thay thế cho bữa sáng tiện lợi mà vẫn đủ dinh dưỡng hoặc chiêu đãi bạn bè vào dịp cuối tuần.
6. Nên sử dụng lá nguyệt quế khô hay tươi?
Cả hai loại lá này đều mang lại lợi ích như nhau, nhưng thông thường người ta hay sử dụng lá khô bởi dễ bảo quản hơn. Nếu như lá tươi được dùng nhiều để xua đuổi côn trùng do có mùi thơm dễ chịu. Thì lá khô thường được sử dụng để làm gia vị nấu ăn, làm tinh dầu xông hơi hoặc đặt trong phòng để giúp đầu óc thư giãn và thoải mái hơn.
7. Mua lá nguyệt quế giá bao nhiêu?
Hiện nay, trên thị trường có nhiều nơi bán hàng nhái, hàng giả trộn lẫn các loại lá khác. Do đó, khi mua lá nguyệt quế khô, bạn cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn được địa điểm uy tín. Bạn có thể dễ dàng mua thảo dược này tại các cửa hàng thuốc Bắc, thuốc Đông y, bách hóa, siêu thị lớn để đảm bảo chất lượng. Với giá bán là 300.000 VNĐ/kg lá khô.
Trên đây là tất cả thông tin về lá nguyệt quế mà Tuổi trẻ và Sắc đẹp muốn cung cấp cho bạn đọc. Hy vọng sau bài viết này, quý độc giả đã biết được tác dụng cũng như cách sử dụng đúng cách thảo dược này để cải thiện sức khỏe cho mình và người thân yêu.