Bật mí mẹo dân gian chữa bệnh ngoài da bằng lá xoan hiệu quả

Nguyễn Mai 232

Với dược tính khá lớn và có tác dụng tiêu độc, giảm ngứa ngáy, nên lá xoan được ông bà ta tin tưởng dùng để chữa bệnh ghẻ hoặc các bệnh khác ngoài da. Vậy dược liệu này còn có tác dụng gì khác nữa? Mời bạn đọc cùng đi tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Cây xoan là gì?

Đây là một loại cây thân gỗ có nguồn gốc từ Ấn Độ, Australia và miền Nam Trung Quốc, thuộc họ Xoan. Lá xoan còn được gọi là khổ luyện, sầu đông, sầu đâu,… Ở nước ta, loài cây này được trồng rất nhiều ở đồng quê, ven rừng với mục đích mang lại giá trị kinh tế, phủ xanh đất trống đồi trọc, giảm lũ quét và xói mòn đất.

Giới thiệu chung về lá xoan
Giới thiệu chung về lá xoan

2. Đặc điểm của cây xoan

Cây xoan có chiều cao trung bình từ 7 – 12m, vỏ xù xì màu nâu, có các vết nứt dọc từ gốc đến ngọn cây. Cành mềm, giòn dễ gãy, có nhiều nhánh nhỏ, tán cây rộng và to. Lá xoan mọc so le, mặt trên có màu lục sẫm, mặt dưới có màu xanh nhạt, 2 mép có khía răng cưa, đầu nhọn, rụng vào mùa đông. 

Hoa xoan có 5 cánh mọc thành từng chùm màu trắng tím, mùi thơm dịu nhẹ thoang thoảng. Quả xoan hình cầu, gần giống quả trứng, có màu xanh khi non và vàng khi chín. Bên trong có 4 – 5 ô và mỗi ô chứa một hạt màu đen hoặc nâu nhạt. Cây xoan là loại cây lâu năm, được trồng nhiều để lấy gỗ vì dễ gia công và có độc tính nên chống được mối, mọt. 

Đặc điểm cây xoan
Đặc điểm cây xoan

3. Cây xoan có mấy loại?

Người ta thường nhắc đến xoan đào như một loại gỗ phổ biến để làm nội thất. Tuy nhiên, đây chỉ là một chi của dòng giống nhà xoan. Theo nghiên cứu, cây xoan nước ta gồm các loại sau:

  • Xoan ta, xoan trắng, xoan lai: 3 loại này đều cùng một loại xoan,  trong đó xoan ta có thớ gỗ màu hơi trắng nên được gọi là xoan trắng, còn xoan lai được lai giống từ xoan ta và được trồng nhiều hơn do lớn nhanh
  • Xoan tía: Thường mọc ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, có gỗ màu đỏ
  • Xoan đào: Cây mọc hoang, cho gỗ lớn, khi mới xẻ có màu hồng sâm
Cây xoan đào có thân màu tím sẫm
Cây xoan đào có thân màu tím sẫm

4. Những tác dụng của cây xoan

Không chỉ là loại cây cho chất gỗ tốt, đường vân đẹp, ứng dụng nhiều trong đồ nội thất và đem lại kinh tế cao. Cây xoan còn có rất nhiều tác dụng trong đời sống, với hầu hết các bộ phận đều có thể sử dụng được, cụ thể như sau:

  • Thân cây xoan làm đồ nội thất như tủ quần áo, giường, bàn ghế, tủ bếp,…
  • Lá xoan có độc tính cao, mùi hắc, được dùng như thuốc trừ sâu tự nhiên hoặc phân xanh bảo quản lương thực
  • Trị bệnh ghẻ ngứa: Dùng một nắm lá xoan đun với 1.5 – 2 lít nước trong khoảng 20 phút, chắt nước cốt và pha thêm nước lã để tắm
  • Chữa bệnh ngứa âm hộ: Đun tất cả 30g vỏ cây xoan, 25 lá khuynh diệp tươi, 20g hạt tiêu, 30g hoàng bá, 30 lá đào tươi, 50g vỏ rễ lựu tươi, lọc bỏ bã và cho băng phiến vào, sau đó đem xông hoặc rửa âm đạo
  • Điều trị đau lưng: Dùng lá xoan bánh tẻ mọc từ gốc cây đã bị chặt, đem sao vàng, xoa bóp vào vùng lưng bị đau
  • Vỏ thân cây và vỏ rễ xoan có vị đắng, tính hàn, được sử dụng như một vị thuốc tẩy giun, điều trị viêm bàng quang, hoặc bôi ngoài da trong trường hợp bị ghẻ, chàm, nấm, mề đay,…
  • Quả xoan có tác dụng kháng khuẩn, điều trị kiết lỵ
Lá xoan có tác dụng gì?
Lá xoan có tác dụng gì?

5. Cách trồng và chăm sóc cây xoan

Đây là một loại cây rất dễ trồng vì có khả năng thích nghi và phát triển tốt với thời tiết ở nước ta. Cây ưa sáng, ưa đất tơi xốp, thoát nước, ít chua. Cây xoan mọc nhanh và tái sinh chồi gốc, chồi rễ rất khỏe nên có thể ươm cây giống, trồng dễ dàng tại nhà.

Advertisement

  • Xử lý hạt giống: Thu hái hạt trên những cây mẹ từ 10 năm tuổi trở lên, ngâm hạt vào nước ấm khoảng 50 – 60 độ C trong 6 – 12 giờ, vớt ra rồi trộn với cát ẩm, ủ trong 2 – 3 ngày
  • Cách trồng: Gieo hạt đã ủ trên luống có độ rộng 1m, độ sâu gieo hạt là khoảng 4 – 5cm so với mặt đất, lấp đất kín hạt, tưới đẫm nước
  • Bón phân: Tưới nước phân chuồng hoai mục hoặc phân NPK pha loãng trong 3 tháng đầu trồng cây, nếu cây bị còi cọc hoặc bạc lá thì dùng supe lân hoặc sunphat đạm 2 ngày một lần
  • Chăm sóc: Chống úng cho cây khi mưa to, tuốt bỏ vỏ nếu phát hiện rệp sáp bám quanh thân, sau đó quét nước vôi đặc để phòng trừ

Những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc từ lá xoan. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho cả bạn đọc và người bệnh.

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất