Những công dụng tuyệt vời của lá mơ lông khiến ai cũng phải bất ngờ

Nguyễn Mai 165

Nhắc đến lá mơ lông, chúng ta thường liên tưởng ngay tới các món ăn như thịt chó, nem thính, gỏi cá,… Nhưng ít ai biết rằng, đây cũng là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh. Bạn hãy đọc ngay bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về “thần dược” này nhé!

1. Giới thiệu về cây lá mơ lông

Loại cây này còn được gọi mơ tròn, bổ phượng hoàng, mơ tam thể,… Có tên khoa học là Paederia foetida, thuộc họ Cà phê. Đây là cây dạng thân leo, dễ sinh trưởng và phát triển. Cây phân bổ trên khắp thế giới nhưng phổ biến nhất là ở Malaysia, Việt Nam, Ấn Độ. Tại nước ta, cây mọc ở khắp nơi, được trồng để làm hàng rào, thực phẩm hoặc dược liệu.

Lá mơ lông được coi là rau gia vị
Lá mơ lông được coi là rau gia vị

Lá mơ lông mọc đối nhau, mặt trên có màu xanh, mặt dưới màu tím nhạt có gân nổi rõ và được bao phủ bởi lớp lông mịn. Hoa của cây mọc thành từng chùm màu trắng, có hình dáng giống loa kèn. Quả hình tròn, dẹt và được bao phủ bởi lớp vỏ ngoài màu vàng. Lá được thu hoạch vào mọi thời điểm trong năm, có thể dùng ở dạng tươi hoặc phơi khô.

2. Thành phần hóa học có trong lá mơ lông

Trong lá này chứa phần lớn thành phần hóa học của cây. Bao gồm: axit amin, stigmasterol, carbohydrate, β-sitosterol, sitosterol, iridoid glycoside, alkaloid, axit ascorbic, dầu dễ bay hơi, flavonoid và axit galacturonic. Hầu hết các bộ phận của cây đều được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe.

Thành phần lá mơ lông
Thành phần lá mơ lông

3. Lá mơ lông có những tác dụng gì?

Đây là loại lá có vị đắng, tính mát, nên trong Đông y có tác dụng thanh nhiệt, chỉ thống giải độc, sát trùng, trừ thấp tiêu thũng. Thường được dùng để chữa phong thấp, đau bụng, đau nhức, phù thũng, chậm tiêu, mụn nhọt mọc ở lưng, tổn thương do trật đả, bạch đới,… Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, loại lá này có tác dụng sát khuẩn, trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa rất tốt, đặc biệt là khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy,…

Công dụng chữa bệnh từ lá mơ
Công dụng chữa bệnh từ lá mơ

Theo nhiều nghiên cứu trong y học hiện đại, đây là loại lá có dược tính cao. Lá mơ lông có hoạt chất Sulfur dimethyl disulphide được coi như kháng sinh. Thành phần này có tác dụng kháng viêm, ức chế và tiêu diệt một số vi khuẩn có hại. Được dùng phổ biến trong các bài thuốc rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích.

4. Những bài thuốc chữa bệnh từ cây lá mơ lông

Mơ lông được xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh, điển hình như xương khớp, sát khuẩn, kiết lỵ,… Sau đây là cách thực hiện mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Chữa mụn, ghẻ lở: Rửa sạch lá mơ, giã lấy nước cốt rồi chấm lên các nốt ghẻ hoặc mụn
  • Điều trị bệnh gout: Sao vàng, hạ thổ lá và dây mơ cắt khúc, mỗi ngày sắc 30 – 50g dược liệu với 3 bát nước, đến khi còn một bát thì chắt uống
  • Chữa cảm lạnh: Rửa sạch 25 lá mơ ăn sống với cơm hoặc hấp chín
  • Trị viêm loét: Xay nhuyễn một nắm lá tươi với một chén nước, lọc bỏ bã lấy nước, chia uống 3 lần mỗi ngày
  • Điều trị kiết lỵ do amip: Trộn 30g lá mơ thái nhỏ với lòng đỏ trứng gà, gói vào lá chuối rồi nướng chín, ăn mỗi ngày 2 lần
  • Chữa tiêu chảy: Sắc 16g lá mơ, 8g nụ sim với 500ml nước, đến khi còn 200ml thì chia thuốc uống 2 lần mỗi ngày
  • Trị sôi bụng, khó tiêu: Rửa sạch một nắm lá tươi, ăn kèm với cơm như rau trong vòng 2 – 3 ngày sẽ khỏi
  • Chữa co giật: Xay nhuyễn 15 – 60g lá tươi với một bát nước ấm, lọc nước cốt và cho một vài hạt muối ăn vào khuấy đều, uống hỗn hợp trước khi ăn
  • Trị giun kim, giun đũa: Giã nhỏ lá mơ, vắt lấy nước uống vào buổi sáng lúc đói, áp dụng trong 3 ngày liên tục
Một số bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ lông
Một số bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ lông

5. Những lưu ý khi sử dụng lá mơ lông

Các bài thuốc từ loại lá này chỉ có tác dụng hỗ trợ, không có khả năng điều trị khỏi bệnh một cách triệt để. Thêm vào đó, người bệnh không được sử dụng vị thuốc này thay thế phác đồ của bác sĩ. Và nhớ sử dụng đúng cách, đúng liều lượng của bài thuốc để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, nên lưu ý không dùng loại lá này với những đối tượng dị ứng với các thành phần của lá.

Một số lưu ý khi sử dụng lá mơ lông
Một số lưu ý khi sử dụng lá mơ lông

6. Cách trồng và chăm sóc lá mơ lông tại nhà

Đây là loại cây dễ sống và phát triển trên nhiều nền đất khác nhau. Bạn có thể dùng đất trồng trực tiếp hoặc trộn lẫn với phân bò, phân gà ủ hoai mục,… Nên bón lót với vôi trước khi trồng từ 15 – 20 ngày để xử lý các mầm bệnh có trong đất. Trồng cây bằng cách giâm cành từ cây mẹ to, khỏe mạnh, có ít nhất 2 năm tuổi.

Tác dụng chữa bệnh của lá mơ | Sở Y tế Nam Định

Thời gian mới đầu trồng, chỉ nên tưới nước cho cây mỗi ngày một lần. Sau đó khoảng một tháng, các bạn có thể cung cấp nước cho cây 1 – 2 lần mỗi tuần. Khi cây phát triển thì cần cắm giàn để cây mơ lông leo. Thường xuyên làm cỏ, vun xới để cho đất luôn tơi xốp. Sau khi trồng cây khoảng 20 ngày thì tiến hành bón lót bằng phân dê, trùn quế, bò,…

Hy vọng, qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc đã nắm rõ về công dụng cũng như các bài thuốc từ lá mơ lông. Quý độc giả hãy theo dõi Tuổi trẻ và Sắc đẹp thường xuyên để đón đọc thêm nhiều tin tức bổ ích nhé!

Chuyên mục: Cây thuốc namSức Khỏe

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất