Tìm hiểu về lá lược vàng: Đặc điểm, công dụng và các bài thuốc chữa bệnh

Nguyễn Mai 195

Lá lược vàng có nguồn gốc từ Mexico và được du nhập vào nước ta từ những năm 90 của thập kỷ trước. Đây là loại cây có nhiều tác dụng như để làm cảnh, thuốc chữa bệnh,… Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả nắm rõ hơn về thảo dược này.

1. Tổng quan về cây lược vàng

Loài cây này có tên khoa học là Callisia Fragrans và Basket Plant, thuộc họ Thài Lài, còn được gọi là cây địa lan vòi, bạch tuộc, lan vòi,… Đây là loài cây rất ưa bóng râm nên thường mọc tập trung ở những nơi ở những nơi có khí hậu ấm áp, nhiều bóng mát. Lược vàng có nguồn gốc ban đầu ở Mexico, sau đó phát triển sang Nga, miền Tây Ấn Độ, Mỹ, Việt Nam.

Đây là loại cây thân thảo, có khá nhiều nhánh, cao từ 15 đến 45cm, bò trườn trên mặt đất. Lá hình elip dài, chiều dài có thể lên đến 25cm, chiều rộng khoảng 4cm. Hoa mọc thành từng chùm, các chùm hoa xếp thành một trục dài và tạo thành một chùm lớn bao gồm 6 – 12 bông. Hoa lược vàng có màu trắng và hương thơm rất đặc trưng.

Tổng quan cây lược vàng
Tổng quan cây lược vàng

2. Thành phần hóa học có trong lá lược vàng

Tương tự một số thảo dược chữa bệnh, tất cả các bộ phận của cây này bao gồm lá, thân, rễ đều được dùng làm dược liệu. Bởi theo các nghiên cứu, cây lược vàng có chứa nhiều hoạt chất mang giá trị lớn có lợi ích cho sức khỏe. Các thành phần này bao gồm flavonoid, steroid, axit béo, lipid, vitamin PP và B2, glycol- và phospholipids trung tính, saponin, terpenoid, coumarin, alkaloid.

3. Công dụng của lá lược vàng

Theo Đông y, đây là một loại dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau, hóa đờm, cầm máu, chữa các bệnh liên quan đến răng miệng,… Nhờ khả năng tiêu viêm và hoạt huyết nên lá này thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc chữa vết bầm tím hoặc vết thương trên cơ thể. Ngoài ra, lược vàng cũng có tác dụng chữa bệnh viêm đại tràng, viêm loét dạ dày rất tốt.

Những hoạt chất có trong lá lược vàng giúp tăng sức đề kháng tế bào và kích thích quá trình tái sinh tế bào diễn ra nhanh hơn. Dưới đây là một số công dụng của các thành phần này:

  • Flavonoid: Bảo vệ sự bền vững cho mạch máu và tăng tác dụng của vitamin C, giúp an thần kháng viêm, giảm đau hiệu quả
  • Steroid có trong lá lược vàng là phytosterol: Kháng sinh, sát khuẩn rất tốt, điều trị các bệnh lý như viêm họng, đau rát họng, ho
Tác dụng giảm đau của lược vàng
Tác dụng giảm đau của lược vàng

4. Các bài thuốc chữa bệnh từ lá lược vàng

Nhiều người thường xuyên sử dụng vị thuốc này do những công dụng tuyệt vời của lược vàng đối với sức khỏe. Bạn đọc có thể tham khảo các bài thuốc chữa bệnh từ thảo dược này ngay dưới đây:

  • Hỗ trợ điều trị xơ gan, ung thư gan: Xay nhỏ 3 lá lược vàng và 5 lá màng, lọc lấy nước cốt rồi ngâm cùng 200ml rượu trắng trong 30 ngày, mỗi ngày sử dụng khoảng 10 – 15ml
  • Điều trị mụn: Rửa sạch 1kg thân và lá cây lược vàng, cắt khúc ngắn khoảng nửa ngón tay rồi ngâm chung với 2 lít rượu trong ít nhất 2 tháng, uống 1 ly nhỏ 2 lần mỗi ngày, sau khi ăn sáng và tối
  • Chữa ho, viêm họng: Giã nhuyễn 3 – 5 lá tươi, chắt lấy nước cốt, uống 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối
  • Chữa loét dạ dày: Giã nhuyễn một vài lá tươi, lọc lấy nước cốt rồi trộn đều với mật gấu theo tỷ lệ 5:1, sử dụng 2 lần mỗi ngày, sau khi ăn
  • Chữa bệnh gout: Rửa sạch lá, thái nhỏ, đem phơi khô, mỗi ngày sử dụng một nắm vừa đủ để hãm nước uống thay trà
  • Bài thuốc chữa viêm da cơ địa, vảy nến: Giã nát 4 – 6 lá tươi, vắt lấy nước cốt để uống, phần bã đắp lên vùng da tổn thương
  • Bài thuốc chữa trĩ: Lấy 4 lá lược vàng đã rửa sạch, nhai sống cùng một vài hạt muối trắng, nuốt nước, bỏ bã
Lược vàng chữa bệnh trĩ hiệu quả
Lược vàng chữa bệnh trĩ hiệu quả

5. Cách trồng và chăm sóc lá lược vàng tại nhà

Trồng lược vàng trong điều kiện đất giàu dinh dưỡng, độ ẩm và khả năng thoát nước tốt thì cây sẽ phát triển nhanh chóng. Có hai cách trồng:

  • Cách thứ nhất: Sử dụng ngọn cây lược vàng đã được cắt rời, đem nhúng ngập nước, sau 7 – 10 ngày cây đã mọc rễ thì đem ra chậu trồng
  • Cách thứ hai: Đem ngọn cây sau khi cắt rời trồng ngay trong chậu và tưới đẫm nước, che chắn cây trong 3 – 4 ngày rồi đặt ở nơi có ánh sáng
    Advertisement

Đây là loài cây ít sâu bệnh và chăm sóc dễ dàng. Bạn hãy thường xuyên tưới nước, thời gian tốt nhất là từ 5 – 6 giờ chiều. Tuy nhiên, để cây không bị úng thì vào mùa đông nên giảm xuống tưới  2 – 3 lần mỗi tuần.

Cách trồng và chăm sóc cây lược vàng
Cách trồng và chăm sóc cây lược vàng

6. Những lưu ý khi sử dụng lá lược vàng

Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn khi dùng loại thảo dược này để chữa bệnh, và đạt hiệu quả điều trị tốt, bạn đọc cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Những người có hệ miễn dịch yếu không nên sử dụng lược vàng
  • Không lạm dụng hoặc sử dụng quá liều vì hoạt chất kháng viêm trong cây có thể gây tổn thương dây thanh quản
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cây lược vàng để chữa bệnh

Mong rằng những kiến thức về lá lược vàng mà chúng tôi chia sẻ trên đây, sẽ giúp bạn đọc nắm được công dụng và cách dùng hiệu quả. Đừng quên theo dõi các bài viết hữu ích trong chuyên mục “Cây thuốc nam” của Tuổi trẻ và Sắc đẹp nhé.

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất