Lá bồ đề là lá gì? Ý nghĩa và tác dụng chữa bệnh hiệu quả của loại lá linh thiêng này

Nguyễn Mai 535

Hình ảnh lá bồ đề từ lâu đã tượng trưng cho sự bình an và may mắn, gắn liền với Đức Phật. Nhưng không ít người thắc mắc về loại lá đặc biệt này. Bạn đọc hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp đi tìm hiểu về ý nghĩa và tác dụng của nó trong bài viết dưới đây nhé!

1. Lá cây bồ đề là gì?

Đây là lá của cây bồ đề, một loài cây thực vật thân gỗ, sống lâu năm, tượng trưng cho sự giác ngộ và tỉnh thức, chân lý thông suốt. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và Tây Nam Trung Quốc, thích nghi rất tốt với khí hậu Việt Nam nên được trồng phổ biến ở nước ta. Cây bồ đề còn được gọi với cái tên khác là cây đề, cây giác ngộ, an tức bắc,… Sống lâu năm, chiều cao khoảng 15 đến 20m, vỏ thân nhẵn có màu xám bóng, cành cây hình trụ.

Lá bồ đề mọc so le, có cuống, hình trứng hoặc bầu dục, đầu thuôn tròn, đuôi nhọn, mặt trên nhẵn màu lục, mặt dưới trắng và nổi gân có dạng lông chim. Kích thước lá rộng khoảng 2 đến 2.5cm, chiều dài 6 đến 15cm, cuống ngắn. Thân cây to lớn, tán xòe to hơn 20m, đường kính khoảng 3m. 

Lá bồ đề mọc so le, có cuống, hình trứng hoặc bầu dục
Lá bồ đề mọc so le, có cuống, hình trứng hoặc bầu dục

2. Ý nghĩa của lá bồ đề

Cây bồ đề có ý nghĩa thiêng liêng trong Phật giáo, gắn liền với quá trình ngộ đạo và tu hành của Đức Phật nên được trồng khắp nơi trên thế giới. Dưới gốc cây, Đức Phật đã ngồi thiền định và từng bước giác ngộ được giáo lý của Phật giáo. Sau đó, tu thành chính quả và đi khắp châu Á để truyền bá đạo lý và hướng mọi người đi theo đạo Phật. Cây bồ đề tượng trưng cho may mắn, cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật. Do đó, rất nhiều người muốn có được nhưng không thể đem nguyên cả cây về. 

Chính vì vậy, người ta mới nghĩ ra một biện pháp hợp lý là xin lá từ cây bồ đề về để cầu mong được giác ngộ, bình an và may mắn. Hình dáng của loại lá cây đặc biệt này gần giống trái tim. Mà trái tim thì ấm áp và dạt dào tình cảm, nên lá bồ đề tượng trưng cho tình thương và sự từ bi của Đức Phật luôn dành cho con người. Phần đuôi của lá có hình dạng giống với biểu tượng giác ngộ trong Phật giáo. Do đó, lá bồ đề cũng đại diện cho sự giác ngộ và tịnh tâm.

Lá bồ đề tượng trưng cho tình thương và sự từ bi của Đức Phật luôn dành cho con người
Lá bồ đề tượng trưng cho tình thương và sự từ bi của Đức Phật luôn dành cho con người

3. Lá cây bồ đề có tác dụng gì?

Trong phong thủy, lá bồ đề mạ vàng được mệnh danh là thần hộ mệnh, mang lại nhiều vận may và cơ hội cho gia chủ trong công việc, cuộc sống. Loại lá này sẽ giúp mọi người suy xét  một cách thấu đáo trước khi quyết định bất kỳ sự việc gì. Lá bồ đề còn soi sáng, che mát và thức tỉnh tâm mình.

Trong quá trình tu hành của Đức Phật dưới gốc cây bồ đề có rất nhiều yêu ma quấy rối. Nhưng chính nhờ vào loại cây linh thiêng này đã che chở và giúp Đức Phật đánh bại tâm ma, tu thành chánh quả. Chính vì vậy, nhiều người tin rằng, lá bồ đề cũng có thể giúp xua đuổi tà ma, giữ vững tâm tính và loại bỏ tham sân si mà giác ngộ. Thêm vào đó, những đường vân trên lá rất phức tạp, cổ quái nên người ta cho rằng, đây là một đạo phù văn tạo hóa ban cho loài người, hướng con người về chính đạo.

Advertisement

Đặc biệt, không thể không nhắc đến tác dụng to lớn của lá bồ đề đối với sức khỏe con người. Trong loại cây này chứa rất nhiều thành phần hóa học đa dạng, nên có thể làm bài thuốc chữa các bệnh:

  • Chữa đau răng: Lấy một nắm lá bồ đề rửa sạch rồi sắc lấy nước rồi ngậm
  • Sát trùng vết thương ngoài da và cầm máu: Lá bồ đề rửa sạch và giã nát lấy nước, dùng bông thấm nước cốt của lá và chấm lên vết thương
Nhờ cây bồ đề đã che chở và giúp Đức Phật đánh bại tâm ma và tu thành chánh quả
Nhờ cây bồ đề đã che chở và giúp Đức Phật đánh bại tâm ma và tu thành chánh quả

4. Hướng dẫn cách sử dụng lá bồ đề

Đây được coi là vị thuốc cổ truyền được sử dụng trong dân gian từ rất lâu. Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người mà có thể dùng dược liệu này theo các cách khác nhau. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá liều bồ đề ở cả dạng đường uống lẫn thuốc bôi. Để tránh gây tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, phát ban hoặc ảnh hưởng đến cơ quan khác bên trong cơ thể. 

Ngoài ra, những bài thuốc từ bồ đề, chỉ hỗ trợ điều trị bệnh chứ không chữa dứt điểm. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Dưới đây là những trường hợp không nên sử dụng bồ đề:

  • Phụ nữ trong quá trình mang thai, đang cho con bú
  • Người có khí hư, ăn ít, chán ăn, âm hư hỏa vượng (gầy yếu, nóng trong người, miệng khô, gò má đỏ,…)
  • Đối tượng dị ứng với thành phần của dược liệu
  • Không nên kết hợp dược liệu này với những loại thuốc khác để tránh gây ra tác dụng không mong muốn

5. Có nên trồng cây bồ để ở nhà?

Theo những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp bên trên, loại cây linh thiêng này giúp người ta giác ngộ, tĩnh tâm, hướng về chính đạo, hóa giải tham sân si rất tốt. Do đó, cây bồ đề thường được trồng ở khắp đình chùa, cổ miếu trên đất nước ta. Nhiều người lo lắng rằng, nếu trồng loại cây này ở nhà thì sẽ thu hút tà ma đến ngộ đạo, mang đến vận xui cho gia đình bạn. 

Cây bồ đề thường được trồng ở khắp đình chùa, cổ miếu trên đất nước ta
Cây bồ đề thường được trồng ở khắp đình chùa, cổ miếu trên đất nước ta

Tuy nhiên, hiện nay, có không ít gia đình lựa chọn trồng cây bồ đề. Vì nó vừa cho không khí trong lành mát mẻ, vừa có nhiều tác dụng cả về mặt tâm linh lẫn khoa học. Không những mang đến bình an, may mắn cho cả gia đình mà còn giúp trừ tà, tẩy uế. Tán cây bồ đề to, cho bóng mát rộng cho ngôi nhà bạn. Nếu nhà nhỏ, mọi người có thể lựa chọn bồ đề Bonsai trồng trong sân nhà nhé!

Như vậy, qua bài viết này, các bạn đã biết lá bồ đề có ý nghĩa gì? Và tác dụng cũng như cách sử dụng ra sao rồi phải không? Độc giả đừng quên theo dõi Tuổi trẻ và Sắc đẹp thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin bổ ích và mới nhất nhé!

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất