Củ hồi là loại rau củ mùa đông có hình dạng tương đối giống với củ hành tây, có vị ngọt như cam thảo nên được nhiều người yêu thích. Dù được ưa chuộng trong ẩm thực nhưng không mấy ai biết rõ các tác dụng về loại củ này. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, mời bạn hãy cùng khám phá bài viết dưới đây của Tuổi trẻ và Sắc đẹp nhé!
1. Giới thiệu về củ hồi
Củ hồi là nguyên liệu cần thiết để tạo nên nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Đồng thời, chúng cũng mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe vì chứa những dưỡng chất mà cơ thể cần.
1.1. Đặc điểm
Củ hồi hay còn gọi là củ hồi hương, củ thì là Tây… có tên tiếng anh là Fennel, tên khoa học là Foeniculum vulgare, thuộc họ Hoa tán. Loại củ này cùng họ với cây Thì Là, có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải.
Cây hồi là giống cây thân thảo với phần củ màu trắng, phần thân có cuống dài màu xanh lục. Khi ngửi sẽ thấy củ có mùi thơm nhẹ, toàn bộ cây đều có thể ăn được, bao gồm cả thân, lá, củ và hạt.
1.2. Phân bố
Ban đầu, hồi hương có nguồn gốc ở vùng Nam Âu – Địa Trung Hải. Về sau, loại cây này dần xuất hiện ở nhiều nơi trên khắp thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Ai Cập… Ở Đông Nam Á, hồi hương mới chỉ thấy trồng ở phía Bắc Việt Nam và vùng núi phía Đông đảo Java (Indonesia).
2. Thành phần dinh dưỡng có trong củ hồi
Củ hồi được mệnh danh là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe, có tính ứng dụng cao vào đời sống hàng ngày. Theo nghiên cứu, trong 1 củ thì là Tây khoảng 324 gam có chứa thành phần dinh dưỡng sau:
- 73 kcal
- 0,47g chất béo
- 2,9g protein
- 17g carbohydrate
- 7,3g chất xơ
- 360mg Kali
- 45mg natri
- 838 IU vitamin A
- 43mg canxi
- 10,4mg vitamin C
- 0,64mg sắt
- 0,041 mg vitamin B6
- 15mg magie
3. Củ hồi có những lợi ích gì?
Theo nghiên cứu về dinh dưỡng đã chỉ ra rằng trong củ thì là Tây có dồi dào các dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Chính nhờ những giá trị dinh dưỡng tốt nên chúng có tác dụng hỗ trợ được một số vấn đề về sức khỏe như:
- Lợi tiểu
- Giảm giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu
- Ngăn ngừa và làm giảm táo bón
- Làm tăng tiết sữa mẹ sau khi sinh
- Điều hòa và chỉnh lại kinh nguyệt ổn định
- Thải độc gan sau khi sử dụng rượu bia
- Làm thuốc đắp lên da trị vết rắn cắn
4. Cách sơ chế củ hồi
Do hiện nay trên thị trường củ thì là Tây vẫn chưa được sử dụng phổ biến, vì thế vẫn còn nhiều người chưa biết cách sơ chế loại củ này. Thực tế, cách sơ chế loại củ này tương đối đơn giản và bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Chọn những củ tươi ngon, đem rửa sạch rồi để ráo nước
- Bước 2: Loại bỏ phần cọng nếu dùng để nấu món xào và giữ lại phần cọng nếu nấu món hầm để món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn
- Bước 3: Bổ đôi, bổ làm 4 hoặc bổ dọc củ theo sở thích rồi thái mỏng hoặc bạn có thể sử dụng dao bào để tiết kiệm thời gian
- Bước 4: Cuối cùng, bạn có thể sử dụng nguyên liệu vừa sơ chế để nấu thành những món ăn mà bạn muốn
5. Những món ăn chế biến từ củ hồi
Gần đây, củ hồi ngày càng trở nên phổ biến hơn trong các bữa cơm gia đình Việt. Chị em nội trợ hay dùng loại củ này làm nguyên liệu sơ chế thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.
5.1. Bò xào củ thì là Tây
Thỉnh thoảng, bạn có thể đổi vị cho bữa cơm gia đình mình bằng cách bày biện món bò xào cùng thì là Tây lên mâm. Hương thơm của cần tây hòa quyện cùng với vị ngọt của thì là Tây đảm bảo rất đưa cơm. Đây còn là món ăn rất tốt cho sức khỏe vì chúng có chứa nhiều chất xơ, vitamin C, giúp làm giảm cholesterol vô cùng hiệu quả.
5.2. Pasta củ thì là Tây cà chua
Nếu bạn đã quá chán ngấy với những món mì có thịt thì có thể chuẩn bị ngay món pasta này để ăn chay nhé. Mì ý rau củ với sự kết hợp hoàn hảo cùng cà chua, thì là Tây trộn chung với sợi mì mềm dai. Hứa hẹn sẽ đem đến cho gia đình bạn món mì không những thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe.
5.3. Salad bí ngòi củ thì là Tây
Sự kết hợp giữa củ thì là Tây giàu vitamin cùng các hợp chất giúp chống lại các bệnh ung thư từ bí ngòi sẽ mang đến một món ăn giàu dinh dưỡng cho nhà bạn. Món salad bí ngòi thì là Tây thanh ngọt, mát lành tự nhiên kèm theo chút thơm lừng, beo béo của phô mai và nước sốt chua ngọt rất ngon. Bạn còn chần chừ gì mà không thử ngay món ăn hấp dẫn này nhỉ.
5.4. Súp củ thì là Tây hành boa rô nấm
Củ thì là Tây có hương dịu nhẹ, nhưng bạn chỉ cảm thấy rõ khi tách củ chế biến hoặc khi đang thưởng thức. Món súp thì là Tây hành boa rô nấm được kết hợp từ tỏi tây (hành boa rô) thơm lừng cùng củ hồi bổ dưỡng, nấm dai ngon cho gia đình một món ăn tuyệt vời trong bữa sáng.
5.5. Bánh Pancake Oliu củ hồi
Bánh Pancake Ô liu củ hồi chỉ cần tốn vài công đoạn chế biến và chút ít thời gian của bạn đã cho ra món ăn thơm lừng, béo ngậy. Trái Ô liu được chiên thơm dậy hương hấp dẫn cùng vị tiểu hồi thơm lừng rất thích hợp cho bữa sáng của gia đình bạn. Để thưởng thức, bạn có thể rắc thêm lá bạc hà băm nhuyễn, ăn với nước tương sẽ nạp đủ năng lượng cho ngày mới.
6. Ăn nhiều củ hồi có tốt không?
Không thể phủ nhận một điều rằng củ hồi có thể chế biến thành nhiều món ngon, chúng vừa làm dược liệu giúp hỗ trợ phòng ngừa nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách hoặc hay quá nhiều sẽ gây ra một số tác dụng phụ như:
- Gây ảo giác, động kinh
- Chán ăn, buồn nôn, nôn mửa
- Viêm da tiếp xúc, dị ứng, nhạy cảm với ánh sáng
- Phù phổi, làm xuất hiện các loại ung thư nhạy cảm với hóc môn
7. Những lưu ý khi sử dụng củ hồi
Ngoài việc tiêu thụ củ hồi một cách khoa học và hợp lý, bạn cần phải lưu ý một số điều để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình. Tốt nhất, bạn nên đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến để sử dụng sao cho an toàn.
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú hay trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
- Người mắc tình trạng rối loạn chảy máu không được sử dụng củ hồi
- Bệnh nhân ung thư tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung không dùng củ thì là Tây
- Người có tiền sử dị ứng với thành phần có trong củ thì là Tây hoặc người đang sử dụng thuốc nên thận trọng khi dùng loại củ này
8. Mua củ hồi ở đâu? Giá bao nhiêu tiền?
Hiện trên thị trường cung cấp rất nhiều củ hồi sạch và an toàn cho bạn tha hồ lựa chọn. Tuy nhiên, bạn nên chọn mua loại nguyên liệu này ở những nơi uy tín, chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ do Tuổi trẻ và Sắc đẹp cung cấp sau đây:
- Suni Green Farm
- Nông sản Dũng Hà
- Dalat Farm
- Naman Market
Giá củ hồi đang dao động khoảng từ 95.000 – 125.000 đồng/1kg tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Giá thành có thể chênh lệch tùy vào từng địa phương nơi bạn sinh sống hoặc tùy thuộc vào chất lượng nguyên liệu mà giá có thể đắt hoặc rẻ.
Củ hồi vốn được xem là nguồn liệu cao cấp trong ẩm thực bởi phần lớn chúng đều được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Bài viết trên của Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã giúp bạn biết thêm một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà bạn nhất định không nên bỏ qua!