Cây quế – Thảo dược quý đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe 

Nguyễn Mai 294

Với đặc điểm là có mùi thơm tự nhiên, cây quế được nhiều người sử dụng với mục đích làm tăng hương vị trong các món ăn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, quế còn là một dược liệu quý trong tự nhiên được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y để chữa bệnh cho con người. Để hiểu rõ thêm về những tác dụng của loại cây này, Tuổi trẻ và Sắc đẹp mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

1. Giới thiệu về cây quế

Cây quế thuộc họ long não, có nhiều tên gọi khác như quế, quế thanh, quế trung quốc, ngọc thụ, mạy quẻ,… Trên thế giới, chúng được trồng nhiều tại các quốc gia, điển hình là Trung Quốc, Myanmar, Lào, Ấn Độ, Indonesia, Nam Mỹ,… Tại Việt Nam, cây được trồng ở khắp các địa phương trên cả nước như Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Ninh, Thanh Hóa,…

Quế được xếp vào cây thân gỗ, khi trưởng thành có chiều cao lên đến 15m với đường kính 40cm. Khác với những loại cây sống lâu năm khác, rễ quế có khả năng cắm sâu vào trong lòng đất. Do đó, rễ của cây dễ dàng lan rộng ra rồi đan chéo vào nhau. Vì vậy, quế là một trong những loại cây có khả năng sinh trưởng tốt ngay khi trồng trên đồi núi.

Hình ảnh về những cây quế con
Hình ảnh về những cây quế con

Lá quế rất cứng và giòn, mọc so le nhau với đầu lá nhọn, có 3 hình cung. Lá mặt trên xanh bóng, còn mặt dưới sẽ có màu xanh đậm. Một chiếc lá quế trưởng thành có chiều dài đến 20cm, rộng 8cm và cuống lá dài 1cm. Do thuộc cây thường xanh quanh năm nên tán lá cây tỏa ra hình trứng trông khá đẹp mắt.

Hoa quế rất nhỏ, mọc thành chùm sim và có mùi thơm nồng đặc trưng. Còn quả cây hình trứng, lúc chưa chín có màu xanh và khi chín chuyển sang màu nâu tím. Bên trong quả quế thường chỉ chứa một hạt hình bầu dục.

2. Thành phần hóa học nào có trong cây quế cần biết

Các nghiên cứu y học hiện đại chỉ ra rằng, thành phần chủ yếu có trong quế đó chính là tinh dầu. Đối với những cây trồng được khoảng 3 – 4 năm chứa tinh dầu từ 1 – 3%. Còn đối với những cây có tuổi thọ cao có thế chứa đến 6% tinh dầu. Ngoài ra, trong loại cây này còn chứa hàng loạt các hợp chất như tannin, aldehyd cinnamic, diterpenoid, coumarin,…

3. Những tác dụng của cây quế đối với sức khỏe

Từ xa xưa, quế đã được ông bà ta mệnh danh là một trong bốn vị thuốc quý gồm sâm, nhung, quế và phụ. Do đó, loại cây này mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người, điển hình như:

  • Giúp giảm cholesterol: Bột quế có khả năng giảm triglyceride acid béo và cholesterol trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, béo phì hiệu quả 
  • Chống ung thư: Tác dụng khống chế sự phát triển của các tế bào ung thư bạch cầu đến từ vỏ quế sẽ giúp cơ thể hạn chế không bị mắc ung thư
  • Ngừa sâu răng: Khi ngậm vỏ quế khô giúp vị trí sâu răng giảm đau nhanh, đồng thời làm sạch và ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng
  • Tăng hệ miễn dịch: Tính kháng khuẩn và chống viêm tuyệt vời trong quế làm cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống mệt mỏi và làm chậm quá trình lão hóa
  • Giảm đau xương khớp: Theo Đông y việc sử dụng hỗn hợp bột quế và mật ong có tác dụng giảm đau xương cơ rất hiệu quả
Vỏ quế có tác dụng chữa sâu răng
Vỏ quế có tác dụng chữa sâu răng

4. Các bài thuốc chữa bệnh từ cây quế hiệu quả 

Rất nhiều nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh quế vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị vừa bồi bổ sức khỏe cho người sử dụng. Dưới đây là tổng hợp những bài thuốc chữa bệnh từ quế cho mọi người tham khảo.

4.1. Chữa tiểu đường 

Bài thuốc chữa căn bệnh tiểu đường gồm các nguyên liệu sau: 2 muỗng cà phê bột quế, 1 muỗng cà phê bột yến mạch và 500ml nước lọc. Người bệnh thực hiện trộn đều các nguyên liệu trên sẽ tạo thành hỗn hợp trị bệnh. Để cho hiệu quả tốt nên sử dụng hỗn hợp vào buổi sáng và tối liên tục trong 15 ngày.

Bột quế làm giảm lượng đường trong máu, trị tiểu đường hiệu quả
Bột quế làm giảm lượng đường trong máu, trị tiểu đường hiệu quả

4.2. Chữa tiêu chảy 

Lấy 10g vỏ quế, 20g mỗi vị gồm vỏ cây bàng, hoắc hương, vỏ cây chuối và 25g nụ sim. Đem những thảo dược này làm sạch rồi phơi khô. Sau đó tán thành bột mịn bỏ vào lọ thủy tinh để dùng dần. Uống 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 2 muỗng hỗn hợp hòa với nước nóng. Kiên trì thực hiện cho đến khi hết triệu chứng tiêu chảy thì dừng lại.

4.3. Chữa chứng dương hư ở tâm 

Người bệnh chuẩn bị các nguyên liệu gồm có 120g vỏ quế, 160g phục linh, 160g bạch truật và 80g chích cam thảo. Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc với 2 lít để uống. Thực hiện trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả cải thiện bệnh rõ rệt.

Quế là thần dược chữa chứng dương hư ở tâm 
Quế là thần dược chữa chứng dương hư ở tâm

4.4. Chữa dương suy ở ngực 

Bài thuốc gồm 12g mỗi loại gồm mẫu đơn bì, thục linh, thược dược, 4g quế, 8g đào nhân. Đem tất cả các thảo dược sắc thành nước để uống trong ngày. Người bệnh nên uống sau ăn khoảng 30 phút để cho hiệu quả cải thiện bệnh nhanh chóng và rõ rệt.

4.5. Bài thuốc giúp giải cảm 

Bài thuốc thực hiện đơn giản với các nguyên liệu gồm 160g quế, 80g chính thảo. Kết hợp thêm 12 quả đại táo, 3 lát sinh khương và 3 miếng phụ tử. Người bệnh cho tất cả dược liệu trên đem sắc thành nước và uống khi nóng.

5. Những lưu ý khi sử dụng cây quế để chữa bệnh cần biết 

Tuy là loại cây quen thuộc và đang được nhiều người sử dụng. Nhưng nếu không được sử dụng đúng cách hoặc quá liều lượng thì quế vẫn sẽ gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý quan trọng cần biết trước khi bạn có ý định sử dụng quế để chữa bệnh.

  • Quế có vị cay, tính nóng nên nếu dùng quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng mặt đỏ, tim đập nhanh, da dị ứng, nhiệt miệng,…
    Advertisement
  • Để tránh không ảnh hưởng đến hệ hô hấp người dùng không nên hít trực tiếp bột quế
  • Khi sử dụng quế để kết hợp với các dược liệu khác với mục đích chữa bệnh cần kiêng đồ ăn cay, nóng
  • Nếu bạn đang dùng thuốc stantin, paracetamol thì nhất định không được dùng quế 
  • Phụ nữ mang bầu, trẻ nhỏ hoặc mẹ bỉm đang cho con bú thì không nên dùng quế 

6. Giá cây quế là bao nhiêu? Mua ở đâu?

Với những lợi ích tốt cho sức khỏe, quế ngày càng được nhiều người Việt ưa chuộng. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà mọi người có thể mua quế ở dạng cây trồng hoặc đã qua sơ chế về dùng luôn. Giá quế ở dạng cây trồng sẽ phụ thuộc vào kích thước của nó. Với những cây con cao tầm 50 – 60cm sẽ thường có giá khoảng 200 – 300 đồng/ cây. Còn quế ở dạng vỏ khô, bột mịn có giá tầm trung từ 100.000 – 300.000 đồng/kg.

7. Những hình ảnh về cây quế

Quế là cây thân gỗ lâu năm, có chiều cao lên đến gần 20m
Quế là cây thân gỗ lâu năm, có chiều cao lên đến gần 20m
Lá quế màu xanh bóng, rất cứng và giòn
Lá quế màu xanh bóng, rất cứng và giòn
Quả quế hình trứng màu nâu tím
Quả quế hình trứng màu nâu tím
Hoa quế mọc thành chùm màu vàng rất đẹp
Hoa quế mọc thành chùm màu vàng rất đẹp

Thông qua bài viết trên, Tuổi trẻ và Sắc đẹp hy vọng rằng bạn đọc đã có cái nhìn rõ nét hơn về cây quế. Đồng thời đã biết hết những tác dụng của quế. Từ đó, chọn được bài thuốc phù hợp với bản thân và thể trạng bệnh.  Tuy nhiên trước khi áp dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bản thân.

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 2 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất