Cây lá đắng có tác dụng gì? Nên sử dụng lá đắng như thế nào?

Nguyễn Mai 183

Trong những năm gần đây, cây lá đắng hay là cây mật gấu được sử dụng làm thuốc trong y học rất phổ biến. Tuy nhiên, loại cây này đã được sử dụng vào một số bài thuốc chữa bệnh từ rất lâu tại nhiều nước trong đó có Việt Nam. Vậy cây này có tác dụng gì? Nên sử dụng lá đắng như thế nào? Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề trên qua bài viết dưới đây. 

1. Lá đắng là gì?

Cây lá đắng có tên khoa học Vernonia amygdalina Del thuộc họ Cúc. Đây là dạng cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ và chia thành nhiều nhánh. Thân cây mềm, là thực vật thân thảo và thường cao khoảng 2 – 5m. Cây có lá hình bầu dục, màu xanh lục, mọc so le và dài khoảng 20cm. Hoa của cây là hoa lưỡng tính và mọc thành từng chùm. Cây có quả mang hình trám, có màu nâu hoặc đen.  

Giới thiệu về cây lá đắng
Giới thiệu về cây lá đắng

2. Giới thiệu về cây lá đắng

Cây lá đắng có xuất xứ ở những nước Châu Phi và Ấn Độ. Do đặc tính dễ sinh sống mà hiện nay cây phân bố rộng khắp trên thế giới. Tại Việt Nam, cây này phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam và Trung. Người ta thường chỉ sử dụng thân cây và lá cây để làm thuốc hoặc rau nấu. 

3. Thành phần hóa học của lá đắng

Cây lá đắng chứa nhiều hợp chất có tác dụng sinh học như: terpen, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, …. Vị đắng của lá là do những chất alkaloids, saponin, tannin và glycoside. Bên cạnh đó, cây còn có những hoạt chất như anthraquinone, edotide, sesquiterpene có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra lá còn chứa đa dạng chất khoáng: sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1, B2,…

4. Những tác dụng đối với sức khỏe của lá đắng

Nhiều chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, cây lá đắng có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa một số loại bệnh trong đó có ung thư. Vậy lá đắng có những tác dụng gì? Dưới đây là 7 công dụng tuyệt vời mà loại thảo dược này mạng lại. 

4.1. Chức năng chống viêm

Cây lá đắng có tác dụng giảm tổng hợp các hợp chất gây viêm như PGE2, PGD2. Ngoài ra, cây còn chứa tannin – chất ức chế cyclooxygenase-1 mạnh mẽ. Như vậy, cây thảo dược này có tác dụng chống viêm là do ức chế sinh prostaglandin và các chất trung gian khác.

Lá có tác dụng chống viêm hiệu quả
Lá có tác dụng chống viêm hiệu quả

4.2. Chống oxy hóa

Cây lá đắng giàu các hợp chất flavonoid, tannin và saponin. Đây là những chất có vai trò lớn trong việc chống oxy hoá. Những chất này có khả năng ngăn ngừa sự oxi hoá bị gây ra bởi các bệnh ung thư, viêm nhiễm, tim mạch,… Đồng thời, chức năng chính của những loại lá này là loại bỏ các gốc tế bào và cải thiện các bệnh mãn tính.

4.3. Hỗ trợ bảo vệ gan

Nhờ đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, loại thảo dược này giúp ổn định màng tế bào và tái tạo lại những mô bị tổn thương có trong dạ dày. Từ đó, cây này sẽ giúp dạ dày nhanh lành các vết thương và cải thiện tình trạng giúp hoạt động tốt hơn.

4.4. Có lợi cho hệ tim mạch

Nhiều cuộc nghiên cứu trên động vật cho kết quả, chiết xuất từ cây lá đắng có công dụng làm giảm 50% lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc hạn chế nguy cơ có thể dẫn tới đột quỵ, các bệnh tim mạch và bệnh Alzheimer. Vì thế, sử dụng loại lá này giúp hệ tim mạch được bảo vệ khỏi những tác nhân nguy hiểm. 

Sử dụng thảo dược tốt cho hệ tim mạch

4.5. Giải độc thận

Việc sử dụng chiết xuất từ cây lá đắng có vai trò cung cấp khả năng cải thiện và phục hồi chức năng thận. Ngoài ra, loại thảo dược này có các đặc tính chống oxy hóa, chống viêm giúp chống lại các tác động tiêu cực và bảo vệ thận

4.6. Có tác dụng với bệnh ung thư

Cây lá đắng kích thích tế bào phát triển khỏe mạnh, hạn chế sự tổn thương DNA và ngăn sự hoạt tử thứ cấp ở các tế bào ung thư. Ngoài ra, vì cây rất giàu flavonoid, steroid, tinh dầu và tanin nên điều này cũng có tác dụng giảm đau ở các mô gây ung thư.

4.7. Tham gia vào điều trị bệnh tiểu đường

Chất Andrographolide trong lá có chức năng làm giảm lượng đường trong máu và hạn chế sự hấp thụ đường rất tốt. Chính vì thế, cây lá đắng vẫn được xem là một trong những loại thảo dược chữa bệnh tiểu đường và bệnh đái tháo đường hiệu quả cao.

5. Các bài thuốc chữa bệnh từ lá đắng

Với những công dụng hiệu quả từ lá đắng, những thầy thuốc Đông Y đã áp dụng một số bài thuốc chữa bệnh từ loại lá này. Đến ngày nay, một số bài thuốc vẫn còn được áp dụng. Dưới đây là 4 bài thuốc chữa bệnh từ thảo dược này mà bạn có thể tham khảo.

5.1. Bài thuốc giúp cải thiện thoái hoá đốt sống cổ

Chuẩn bị khoảng 8g lá đắng sau đó đem rửa sạch rồi giã nát hoặc xay nhuyễn. Pha hỗn hợp trên với nửa cốc bia và chỉ vắt lấy nước. Bài thuốc này nên sử dụng trước khi đi ngủ để có hiệu quả tốt. 

5.2. Bài thuốc chữa trị tiểu đường

Chuẩn bị 10g lá đắng đã được phơi khô, sắc với nước sôi sau đó chắt lấy nước và bỏ bã. Người bệnh sử dụng nước này như nước chè mỗi ngày. Bài thuốc này có công dụng hữu hiệu nhất với những người mắc bệnh đái tháo đường loại 2. 

5.3. Bài thuốc trị ho và đau họng 

Sử dụng 1- 2 lá đắng tươi để nhai trước khi đi ngủ vào buổi tối. Vì lá có tác dụng chống viêm, đánh bay các vi khuẩn giúp bảo vệ đường hô hấp khỏi tình trạng bị virus tấn công. Chính nhờ đó mà người bệnh có thể thấy hiệu quả vào sáng ngày hôm sau. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý liều lượng sử dụng và tránh lạm dụng loại lá này. 

5.4. Bài thuốc bảo vệ gan, thận và thải độc, giúp tăng cường sức khỏe

Hãm một chút lá đắng phơi khô với nước sôi. Sử dụng nước này mỗi ngày để giúp gan thận thải độc, giảm nguy cơ gây bệnh và giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn. Bạn có thể sử dụng loại nước này với một chút mật ong để giảm bớt vị đắng của nước. 

Trà lá đắng có lợi cho gan
Trà lá đắng có lợi cho gan

6. Những món ăn ngon được chế biến từ lá đắng

Lá đắng thường được nấu với lòng lợn là món ăn độc đáo và không còn xa lạ với những người dân xứ Thanh. Với những người ăn quen đắng thì sẽ thấy đây là món ăn đặc biệt thơm ngon khi kết hợp vị béo ngậy của lòng lợn, vị cay của ớt, thơm của xả, vị chua của mẻ và điểm nhấn là đắng của lá mật gấu. Ngoài sử dụng lá nấu canh với lòng lợn, người ta còn chế biến với nhiều loại thực phẩm khác như cá đồng, thịt gà,… 

Advertisement

Lá này còn được dùng để ngâm rượu hoặc phơi khô dùng làm chè uống mỗi ngày. Những thức uống này vừa có hương thơm đặc trưng vừa mang tới những lợi ích cho cơ thể. Hiện nay, lá đắng thường được cán thành bột mịn, trộn với mật ong nén thành từng các viên nhỏ. Những viên này rất phù hợp cho những người không uống được đắng nhưng lại có nhu cầu dùng thường xuyên.

Những món ăn từ lá đắng
Những món ăn từ lá đắng

7. Nên sử dụng lá đắng khô hay tươi?

Lá đắng sử dụng dưới dạng khô hay tươi đều có công dụng như nhau. Tuy nhiên, người ta thường phơi khô lá tươi để có thể sử dụng lâu dài. Dù có lợi cho sức khoẻ như vậy, nhưng người dùng chỉ lên sử dụng liều lượng nhỏ, thích hợp để tránh mang lại những tác dụng phụ không muốn có. Tốt nhất bạn nên sử dụng 2 tuần rồi ngưng 2 tuần hoặc theo liều lượng của bác sĩ.

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin, công dụng và một số bài thuốc về lá đắng mà bạn đọc có thể tham khảo. Tuổi trẻ và Sắc đẹp hy vọng thông qua bài viết này, người dùng có những cách sử dụng oại thảo dược này hợp lý và đem lại hiệu quả trong đời sống. Truy cập Tuổi trẻ và Sắc đẹp để mỗi ngày học những điều hay. 

 

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất