[ Bật mí] 6+ những điều thú vị về lá đinh lăng

Nguyễn Mai 265

Từ rất lâu, cây đinh lăng được ví như một loại nhân sâm quý hiếm. Tất cả các bộ của cây đinh lăng có công dụng tuyệt vời tới sức khoẻ của con người. Lá đinh lăng ngoài mục đích sử dụng làm rau sống ăn còn có những tác dụng tới sức khoẻ con người. Hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp khám phá những điều mới mẻ về lá đinh lăng! 

1. Giới thiệu về cây đinh lăng

Cây đinh lăng là loại cây có nguồn gốc từ các đảo Thái Bình Dương và thuộc họ Nhân sâm. Cây đinh lăng là dạng cây thân nhỏ, không có gái và có chiều cao thấp. Lá mọc so le, gân lá thường có hình lông chim và dài khoảng 20 – 40cm. Hoa đinh lăng là hoa lưỡng tính, thường mọc thành cụm và tụ lại ở đầu ngọn cành. Kích thước của hoa nhỏ, đài hoa có màu xanh và hình bầu dục. Quả đinh lăng thuộc dạng quả hạch và dài khoảng từ 4 – 6mm.

Cây đinh lăng du nhập vào Việt Nam từ rất lâu trước đây và thường được trồng ở những vùng khí hậu nhiệt đới có 2 mùa rõ rệt. Các nhà thuốc Đông y thường sử dụng cây đinh lăng để chữa trị cho những người suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, phụ nữ sau sinh và rất nhiều bệnh khác. 

Giới thiệu về cây đinh lăng
Giới thiệu chung về cây đinh lăng

2. Lá đinh lăng có thành phần hóa học 

Trong đinh lăng có chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng như: alkaloid, glycosid, flavonoid, tanin, các loại vitamin như B1, B2, B6,… Đồng thời trong lá đinh lăng có khoảng 13 loại axit amin như lysin, cystein, methionin,… Bên cạnh đó, lá đinh lăng còn chứa saponin triterpen, một genin đã xác định được là axit oleanolic. Lá này có chứa 8 loại saponin trong đó có những hợp chất tương tự trong nhân sâm. Chính vì thế, gọi cây đinh lăng là nhân sâm của người nghèo cũng không phải hoàn toàn là sai. 

3. Tác dụng của lá đinh lăng

Trong y học, lá cây đinh lăng là loại thuốc quý được nhiều người sử dụng để chữa nhiều loại bệnh lý. Tuy nhiên, ít ai có thể biết hết được những lợi ích tuyệt vời mà thảo dược này mang tới. Sau đây là những công dụng vượt trội của thảo dược này với sức khỏe. 

  • Tăng cường thể lực và bồi bổ cho những bà bầu trước và sau khi sinh
  • Giải độc cơ thể, chữa trị các bệnh dị ứng, mẩn ngứa và mề đay
  • Chữa ho dai dẳng, ho ra máu, giúp lợi tiểu và các triệu chứng cảm sốt
  • Bồi bổ cơ thể, trị các bệnh gầy yếu, suy dinh dưỡng nhờ hàm lượng vitamin B1 có trong lá đinh lăng
  • Tăng cường chức năng của hệ thần kinh vì loại lá này có hợp chất tác động đến tính đồng bộ của vỏ não
  • Lá đinh lăng có tác dụng chữa lành vết thương bằng cách giã nát lá đinh lăng và đắp lên vết thương
  • Giảm tình trạng ra mồ hôi trộm, giật mình khi ngủ ở trẻ nhỏ và giúp bé ngủ ngon hơn
  • Có tác dụng hỗ trợ quá trình dưỡng trắng da nhờ các chất axit amin, vitamin B, methionin… có trong lá đinh lăng
Lá đinh lăng
Lá đinh lăng có tác dụng gì?

4. Lá đinh lăng có giúp cải thiện mất ngủ được không?

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được công dụng chữa mất ngủ của lá đinh lăng rất tốt. Thành phần dinh dưỡng có trong lá chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt có lợi cho hệ thần kinh. Lá này có mùi hương dễ chịu giúp tinh thần luôn thoải mái và giải tỏa căng thẳng. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa trong thảo dược này giúp cơ thể tăng cường miễn dịch và điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh như mất ngủ,…

Sử dụng đinh lăng có giúp cải thiện giấc ngủ?
Sử dụng đinh lăng có giúp cải thiện giấc ngủ?

5. Những món ăn từ lá đinh lăng

Không chỉ làm thuốc, lá đinh lăng còn được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon. Từ xa xưa, ông cha ta thường chọn những loại lá nhỏ và có nhiều răng cưa để ăn kèm với nhiều món ăn như gỏi cá, nem chua Thanh Hoá, nem thính, thịt chó,… 

Không chỉ vậy, lá đinh lăng này còn được chế biến thành các món ăn với hương vị đặc biệt, đậm chất Việt Nam. Lá này dùng để kho cá, làm các món cá hấp sẽ khử đi mùi tanh của cá hoặc lá đinh lăng thái nhỏ để làm món dồi lợn. Đặc biệt một món ăn được các bà nội trợ nấu đó là món canh sườn nón với lá đinh lăng. Vị bùi, hơi đắng của lá khi kết hợp với vị ngậy của sườn non lại làm cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn.

6. Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng

Nhờ những công dụng tuyệt vời, cây đinh lăng được nhiều người quan tâm và tìm hiểu về cách trồng trọt và chăm sóc. Sau đây, Tuổi trẻ và Sắc đẹp hướng dẫn bạn cách trồng và chăm sóc để cây đinh lăng phát triển tươi tốt. 

Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng phát triển
Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng phát triển

6.1. Cách trồng đinh lăng

Cách trồng cây đinh lăng chỉ đơn giản với 4 bước sau đây mà ai cũng thể áp dụng được. Trước khi trồng bạn cần lưu ý về giống cây đinh lăng mà bạn muốn trồng. phải đảm bảo chất lượng thì cây mới có thể sống và phát triển. 

  • Bước 1: Chuẩn bị chậu trồng, hom giống cây đinh lăng và đất đã được trộn với phân hữu cơ với tỷ lệ 2:1
  • Bước 2: Tiến hành đổ đất khoảng ⅔ chiều cao của chậu và nhẹ nhàng cho hom đinh lăng vào chậu đất
  • Bước 3: Sau khi đặt, lấp đất đến ngang nửa hom rồi ấn chặt để cố định bầu và từ từ lấp nốt đất sao cho kín được hom
  • Bước 4: Cuối cùng, tưới qua một lượt nước và có thể phủ rơm quanh gốc cây để giữ ẩm

6.2. Cách chăm sóc cây đinh lăng đơn giản

Việc chăm sóc cây đinh lăng cũng cần được quan tâm và chú ý. Để cây đinh lăng phát triển mạnh mẽ, bạn cần chú ý tới 3 yếu tố là ánh sáng, lượng nước tưới cây và phân bón cho cây. 

  • Ánh sáng: Cây đinh lăng sống tốt dưới điều kiện nhiều ánh sáng và hạn chế bị chiếu nắng quá gắt 
  • Tưới nước: Khi mới trồng cần tưới nước đều đặn để rễ cây nhanh làm quen với môi trường. Sau khi cây phát triển có thể giảm số lần tới
  • Bón phân: Trong giai đoạn sinh trưởng, không cần cung cấp nhiều chất, chỉ cần phân trùn quế bón xung quanh gốc cây 3 tháng 1 lần

Như vậy, thông qua bài viết trên, Tuổi trẻ và Sắc đẹp hy vọng sẽ mang tới cho bạn những kiến thức mới mẻ và hữu ích về lá đinh lăng. Hãy theo dõi Tuổi trẻ và Sắc đẹp thường xuyên để mỗi ngày bổ sung thêm nhiều điều hay về dinh dưỡng cho bạn và gia đình của bạn. 

Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất