Những điều cần biết về lá muồng trâu – Vị thuốc dân gian chữa các bệnh ngoài da hiệu quả

Nguyễn Mai 407

Sử dụng lá muồng trâu để trị chàm, hắc lào, các bệnh ngoài da đã được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Đặc biệt, dược liệu này còn có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này.

1. Tổng quan về cây muồng trâu

Loại cây này còn được gọi là cây lác, muồng lác, tâng hét, muồng xức lác,… Có tên khoa học là Cassia alata L, họ Vang (Caesalpiniaceae). Muồng trâu có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Tại nước ta, cây phân bố rải rác ở vùng núi, các tỉnh miền Nam và miền Trung như Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Dương,… Ở khu vực miền Bắc, muồng trâu được trồng trong các vườn thuốc đông y.

Hình ảnh cây lá muồng
Hình ảnh cây lá muồng

Muồng trâu là cây nhỏ, có chiều cao khoảng 1,5m hoặc hơn. Thân mập, cành nằm ngang, có khía và có lông rất nhỏ. Lá muồng trâu mọc so le, có kích thước lớn, chiều dài khoảng 30 – 40cm, gồm 8 đến 14 đôi lá chét có hình bầu dục, cuống lá to. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành cụm dài khoảng 30 – 40cm. Quả dẹt, chứa nhiều hạt có hình quả trám.

2. Thành phần hóa học có trong lá muồng

Cây muồng trâu chứa chất anthraquinon với tỷ lệ 3,4% trong lá và 2,2% trong quả. Thêm vào đó, lá và hạt của cây này còn chứa các flavonglycoside. Lá muồng trâu chứa một flavonglycoside là kaempferol-3-O-sophoroside, có hoạt tính chống viêm rất tốt. Ngoài ra, lá cây còn chứa aloe emodin, kaempferol, chrysophanol,…

Thành phần lá muồng
Thành phần lá muồng

3. Tác dụng của lá muồng trâu

Lá cây này có vị cay, tính ôn, có công dụng lợi tiểu, nhuận tràng, sát trùng, giải nhiệt, giảm ngứa theo Đông y. Chủ trị viêm da thần kinh, hắc lào, vàng da, táo bón, tiêu đờm,… Tác dụng của muồng trâu theo y học hiện đại bao gồm:

3.1. Trị lang ben, hắc lào

Các bệnh nấm ngoài da do các vi khuẩn nấm thuộc nhóm Dermatophytes gây nên. Theo một số nghiên cứu mới gần đây, các hoạt chất được chiết xuất từ lá cây muồng trâu có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các loại nấm này. Sử dụng nồng độ càng cao thì tính kháng nấm của dược liệu càng hiệu quả, thời gian duy trì càng lâu.

Lá muồng trâu trị bệnh ngoài da hiệu quả
Lá muồng trâu trị bệnh ngoài da hiệu quả

3.2. Kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa

Đây là một trong những công dụng tuyệt vời của lá muồng trâu. Hoạt chất chiết xuất từ lá này có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa hiệu quả. Do trong lá có chứa các chất Chrysarobin, Tannin, Iso Chrysophanol, Kaempferol. Đồng thời, giúp giảm tỷ lệ mắc các khối u trong cơ thể.

3.3. Chữa táo bón hiệu quả

Lá cây muồng trâu có chứa sennoside, đây là một tinh chất có tác dụng điều trị táo bón và giúp nhuận tràng cực kỳ tốt. Đồng thời, còn tiêu diệt một số vi khuẩn gây hại cho đường ruột rất hiệu quả, nhưng lại không làm chết các lợi khuẩn. Ngoài ra, dược liệu này còn giúp lợi tiểu, chữa đau khớp, mất ngủ, nóng trong,…

Lá muồng trâu chữa bệnh táo bón
Lá muồng trâu chữa bệnh táo bón

3.4. Bảo vệ gan

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đây là một loại dược liệu có công dụng giảm men gan cực kỳ tốt. Do đó, người ta sử dụng lá này giống như một chất giúp ức chế xơ gan và ngăn ngừa ung thư gan hiệu quả. Phần cao chiết xuất từ lá muồng trâu còn kích thích tế bào, giảm viêm nhiễm, giúp gan luôn được bảo vệ một cách tốt nhất.

4. Những bài thuốc chữa bệnh từ lá muồng trâu

Sử dụng dược liệu này để chữa bệnh là một phương thuốc hiệu quả bởi tính an toàn và tác dụng nhanh chóng. Sau đây là một số bài thuốc từ muồng trâu mà các bạn có thể tham khảo áp dụng:

  • Điều trị nấm da: Nấu lá muồng khô với cây mướp gai, chắt nước cốt rồi pha loãng để tắm
  • Chữa táo bón: Sắc 20g muồng trâu, 20g chút chít, 4 – 6g đại hoàng với nước, uống trong ngày
  • Trị viêm họng: Ép lá tươi lấy nước, pha loãng rồi súc miệng hàng ngày
  • Điều trị viêm da, mụn: Giã nát lá tươi với chút muối và cơm trắng rồi đắp vào vùng da tổn thương
  • Chữa đau thần kinh tọa: Sắc 24g muồng trâu, 20g cây lức, 12g mỗi vị: kiến cò, thần thông, rễ nhàu và 8g đỗ trọng cùng với nước, uống mỗi ngày một tháng
Một số bài thuốc chữa bệnh từ lá muồng trâu
Một số bài thuốc chữa bệnh từ lá muồng trâu

5. Những lưu ý khi sử dụng lá muồng trâu

Muồng trâu là một vị thuốc điều trị được nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, bất kỳ thảo dược nào cũng đều có tác dụng phụ nếu người bệnh không biết cách dùng. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng lá này:

  • Không sử dụng muồng trâu trong thời gian dài
  • Những người có tỳ vị hư hàn, thường bị tiêu chảy, lạnh bụng không nên dùng muồng trâu vì có tác dụng nhuận tràng
    Advertisement
  • Phụ nữ đang trong quá trình mang thai nên cẩn trọng khi sử dụng muồng trâu
Lưu ý khi sử dụng lá muồng trâu
Lưu ý khi sử dụng lá muồng trâu

6. Cách trồng và chăm sóc cây muồng trâu tại nhà

Loại cây này có thể trồng bằng cành hoặc hạt. Cây muồng trâu không kén đất, ưa cao ráo và ẩm mát. Khi trồng bằng cành, cây mọc tốt, phát triển nhanh hơn. Bạn cắt cành ra từng đoạn dài khoảng 20 – 30cm và đem trồng vào mùa vụ xuân hè. Để cây sinh trưởng, phát triển tốt thì sau mỗi lần hái lá, người trồng cần tưới nước và bón phân NPK để cung cấp dinh dưỡng. Thêm vào đó, cứ khoảng 2 – 3 tháng thì phun phân bón lá muồng trâu một lần.

Lá muồng trâu đã được chứng minh về hiệu quả điều trị các bệnh như hắc lào, táo bón, lang ben,… Tuy nhiên, những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này chỉ mang tính tham khảo. Độc giả nên hỏi ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng dược liệu này.

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc namDinh Dưỡng

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất