Hoa ưu đàm – Thực hư chuyện “3000 năm mới nở một lần”

Nguyễn Mai 155

Hoa ưu đàm là một loài hoa kì lạ. Tương truyền rằng 3000 năm loài hoa này mới nở một lần. Vậy thực hư chuyện này ra sao? Hãy cùng Tuổi trẻ và sắc đẹp tìm hiểu về loài hoa bí ẩn này nhé!

1. Giới thiệu về hoa ưu đàm

Hoa ưu đàm đã xuất hiện trong kinh văn của Phật giáo. Nó được gọi với cái tên là udumbara trong tiếng Phạn. Hoa ưu đàm đã xuất hiện ở chương 2 và chương 27 trong bộ kinh Diệu pháp liên hoa kinh. 

1.1. Đặc điểm

Hoa ưu đàm còn có cái tên khác như ưu đàm bát la, ô hoa đàm. Loại hoa này có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 0,2cm, có màu trắng tinh. Nó có hình dáng như một chiếc chuông nhỏ xíu, cánh rất mỏng manh. Thân mảnh như sợi tơ, bông hoa trong suốt giống như pha lê. Tuy nhỏ bé nhưng nó lại tỏa ra mùi hương thơm ngát. Có người còn nói rằng, họ có thể nhìn thấy hào quang phát ra từ những bông hoa này. 

Hoa ưu đàm đã xuất hiện trong kinh văn của Phật giáo
Hoa ưu đàm đã xuất hiện trong kinh văn của Phật giáo

1.2. Nguồn gốc

Vào năm 1997, những bông hoa ưu đàm được tìm thấy đầu tiên tại một ngôi chùa Phật giáo ở Hàn Quốc. Những bông hoa nhỏ bé, kì lạ này mọc ở trên ngực bức tượng đồng – vàng của Phật Như Lai. Những bông hoa có màu trắng tinh khôi, người dân phải nhìn rất kỹ mới nhận ra đây là một loại hoa chứ không phải là vết bụi bẩn.

Tại Việt Nam, vào ngày 03/05/2012 rất nhiều người cho rằng nó đã xuất hiện tại một ngôi chùa ở Hải Phòng. Sau đó, nó còn được tìm thấy ở rất nhiều nơi khác, ví dụ như Phú Yên, Quảng Nam, Nam Định, Thái Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh. Người dân đã đổ xô đến những nơi này để chiêm ngưỡng loài hoa hiếm có và thần bí này. 

2. Ý nghĩa về loài hoa ưu đàm

Đây là loài hoa có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa Phật giáo. Người ta tin rằng, nó đã xuất hiện cùng với Đức Phật từ 3000 năm trước đây. Theo quan niệm phật giáo, loài hoa này đại diện cho sự tinh khiết, trong sạch, không vướng bụi trần của con người. Màu trắng của hoa đại diện cho sự thanh cao, không vướng bùn nhơ.

Nó tuy có kích thước rất nhỏ bé, mỏng manh nhưng lại có sức sống vô cùng mãnh liệt. Nó tượng trưng cho hình ảnh mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống. Đó là đại diện cho sự kiên cường, không chịu khuất phục luôn vươn lên nghịch cảnh của con người. Ngoài ra, loài hoa này còn được quan niệm là điềm báo những điều tốt lành, may mắn. 

Hoa ưu đàm là loài hoa có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa Phật giáo
Hoa ưu đàm là loài hoa có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa Phật giáo

3. Các quan niệm khác nhau về loài hoa ưu đàm

Hoa ưu đàm có rất nhiều quan niệm khác nhau về sự tồn tại của nó. Tuy nhiên được biết đến nhiều nhất đó là quan niệm của Phật giáo và Pháp Luân Công. 

3.1. Theo Phật giáo

Trong Phật giáo, cây, hoa và quả của cây sung đều được gọi là udumbara (tiếng Phạn) tức là hoa đàm hay ưu đàm hoa. Trong tiếng Nhật, từ udonge (優曇華) được thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (1200-1253) sử dụng để nói tới ưu đàm hoa. Nó được đề cập trong chương 68 của kinh Chính pháp nhãn tạng (正法眼藏, shōbōgenzō). Đạo Nguyên đã coi hoa ưu đàm trong hoa thuyết pháp được Thích-ca Mâu-ni đặt trên đỉnh Linh Thứu.

3.1.1. Sách Huệ Lâm âm nghĩa

Trong sách này có ghi lại, ưu đàm bà la có nghĩa là một loài hoa đem điềm lành đến từ thiên đàng trong tiếng Phạn. Trong quyển thứ 8 có ghi lại rằng: “Hoa ưu đàm do điềm lành linh dị sinh ra. Đây là một loài hoa của Trời, trên thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Chuyển Luân Thánh Vương hạ xuống thế gian con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại ân và đại đức của Ngài.”

Hoa ưu đàm có rất nhiều quan niệm khác nhau về sự tồn tại của nó
Hoa ưu đàm có rất nhiều quan niệm khác nhau về sự tồn tại của nó

3.1.2. Kinh Pháp hoa

Kinh Pháp hoa còn được gọi là Diệu Pháp Liên Hoa kinh, là một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất. Nó được biết đến là cuốn lưu giữ những lời giảng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào cuối đời. Đoạn kinh nói về hoa ưu đàm như sau:

“Như hoa ưu đàm

ai cũng ưa thích,

đến như chư thiên

cũng thấy hiếm có,

vì lẽ thỉnh thoảng

mới trổ một lần.”

3.2. Theo Pháp Luân Công

Năm 1997, sau khi được phát hiện ở Hàn Quốc, nó được phát hiện ở nhiều nơi như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Australia, Pháp, Mỹ… Còn tại Việt Nam, nó được phát hiện tại các tỉnh như Đà Nẵng, Vũng Tàu, Quảng Nam, Phú Yên, Hải Phòng, Nha Trang,… Các website của Pháp Luân Công đã quảng bá mạnh mẽ về nó. Họ cũng đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông của mình. 

Trong khi tổ chức này không đồng tình với dữ liệu từ Phật giáo, nhưng họ cũng không đưa ra được những kinh văn cổ nào về loại hoa này. Những bằng chứng khoa học mà tổ chức này đưa ra để khẳng định về ưu đàm chỉ là hình ảnh soi trên kính hiển vi. Họ không hề có phân tích về thành phần sinh học hay hóa học. 

Những bằng chứng khoa học mà tổ chức này đưa ra để khẳng định về ưu đàm chỉ là hình ảnh soi trên kính hiển vi
Những bằng chứng khoa học mà tổ chức này đưa ra để khẳng định về ưu đàm chỉ là hình ảnh soi trên kính hiển vi

3.3. Theo khoa học hiện đại

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, họ đã quan sát qua kính hiển vi có độ phóng đại lên 400 lần. Loài hoa này thực chất chỉ là một loài sinh vật bậc thấp, chưa có cấu trúc mô. Thực tế, nó chỉ là nấm nhầy. Khi đến kỳ sinh sản, nó sẽ tạo nên các thể sinh sản mang bào tử.

Những bào tử này khi gặp điều kiện phù hợp sẽ sinh sôi, nảy nở. Loại nấm này thường phát triển trong điều kiện môi trường ẩm ướt, trên kim loại như đồng, đá, sắt, thanh thép, hoặc các chất liệu khác như gỗ, lá cây, hoa quả,…

4. Thực hư về loài hoa ưu đàm mất 3000 năm mới nở một lần

Ta có thể thấy rằng, đây là một lầm tưởng, không phải là loài hoa trong kinh Phật nhắc đến. Đó chỉ là một loại nấm nhầy hết sức bình thường trong tự nhiên. Loại nấm này cũng xuất hiện rất nhiều và thường xuyên, dễ bắt gặp chứ không phải 3000 năm mới nở một lần. Vậy nên, người dân cần hết sức tỉnh táo, không nên tin tưởng mù quáng vào những tin đồn thiếu căn cứ khoa học.

5. Những sự thật thú vị về hoa ưu đàm có thể bạn chưa biết

Thực chất, loại nấm này bị nhiều người lầm tưởng là hoa ưu đàm trong kinh Phật, bởi nó từng mọc trên các bức tượng Phật tại các ngôi chùa. Do niềm tin mù quáng vào tâm linh nên nhiều người mới lầm tưởng, dẫn đến tin đồn này. Đây chỉ là một loại nấm nhầy và là hiện tượng hết sức bình thường trong tự nhiên. 

Hoa ưu đàm là một lầm tưởng, không phải là loài hoa trong kinh Phật nhắc đến
Hoa ưu đàm là một lầm tưởng, không phải là loài hoa trong kinh Phật nhắc đến

Ngoài ra, loại hoa ưu đàm trong một số kinh Phật có thể hiểu theo cách như sau. Theo kinh Đại Bổn (thuộc Trường bộ kinh), Phật Câu Na Hàm (Koṇāgamana Buddha) là vị Phật thứ 5 trong số 7 vị Phật quá khứ đã ngồi thiền và đắc đạo dưới gốc cây hoa Ưu Đàm (Ficus racemosa, udumbara, cây sung). 

Khi vị Phật thứ 7, tức Phật Thích ca Mâu Ni ra đời, trong ngày hôm ấy, thời tiết và khí hậu thay đổi đột ngột. Tất cả các cây sung tại Ấn Độ đều đồng loạt ra trái, chín và nứt ra. Các nhị hoa trong trái sung đều xòe ra, tỏa mùi thơm của sung chín ngào ngạt.

Theo một số người dân, loại nấm này thường mọc trên vành xe máy, mọc trên bàn kính, mọc trên lá cây, trên cửa gỗ, cửa sắt,…. Nó thường mọc vào tháng 4 âm lịch hàng năm. Loại nấm này có thể sống cả tháng ở ngoài trời cũng không chết. Nó thường mọc trên lá đến khi lá rụng thì thôi. 

Bài viết trên đã tổng hợp tất cả các thông tin về hoa ưu đàm. Hy vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích và thú vị. Hãy theo dõi Tuổi trẻ và sắc đẹp để có thêm nhiều kiến thức về các loài hoa bạn nhé!

Chuyên mục: Loài Hoa Đẹp

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất