Củ bách bộ là gì? 7 tác dụng tuyệt vời từ củ bách bộ với sức khỏe

Nguyễn Mai 225

Củ bách bộ là một trong những vị thuốc rất quý trong dân gian. Tuy nhiên, có không quá nhiều người biết tường tận cũng như biết cách sử dụng vị thuốc này. Trong Y học cổ truyền, bách bộ có tác dụng tốt trong điều trị ho, trị giun và kháng khuẩn. Để hiểu rõ hơn về vị thuốc này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây của Tuổi trẻ và Sắc đẹp bạn nhé!

1. Củ bách bộ là gì?

Trong Y học cổ truyền Việt Nam, người ta thường sử dụng rễ củ bách bộ đã phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Củ rễ cây bách bộ càng lâu năm thì thịt càng nhiều, to và dài, có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và dược tính hơn.

Rễ củ bách bộ bên ngoài hình con thoi, dài khoảng 6 – 12cm, đường kính khoảng 0,5 – 1cm. Phần dưới củ phồng to và nhỏ dần về phần đỉnh, có xếp vết nhăn và teo lại thành rãnh dọc sâu, bên ngoài màu ngả vàng hoặc màu vàng trắng. Củ có chất cứng giòn chắc, đắng nhiều, ngọt ít, mùi thơm ngát, vỏ ngoài nâu sẫm hoặc đỏ là tốt.

Củ bách bộ là gì?
Củ bách bộ hay còn gọi là dây ba mươi

2. Giới thiệu về cây bách bộ

Cây bách bộ hay còn có một số tên gọi khác là dây ba mươi, bách nãi, vương phú, man mách bộ, củ rận trâu… với tên khoa học là Stemona tuberosa Lour. Đây là một loài cây thân leo, dây nhỏ, bề mặt nhẵn, có chiều dài 10cm. Lá của cây bách bộ mọc đối xứng, gân lá thuôn dài từ cuống đến ngọn lá, nổi rõ trên bề mặt lá.

Cây thường ra hoa vào mùa hè, xen kẽ với lá, có màu vàng hoặc đỏ, cuống hoa dài từ 2 – 4cm. Vì đặc điểm có bộ rễ chùm khoảng 30 củ nên mới có tên gọi là dây ba mươi. Loại cây này thường mọc hoang ở các vùng núi cao tại nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoa Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên…

Giới thiệu về cây bách bộ
Cây bách bộ

3. Thành phần hóa học có trong củ bách bộ

Trong củ bách bộ có chứa nhiều alkaloid phải kể đến như stenin, stemonin, stemotinin, isotuberostemonin, tuberostemonin, isostemotinin, oxotuberostemonin, neotuberostemonin… Trong đó, đáng chú ý nhất là hoạt chất stemonin được xác định là tuberostemonin L-G sau này.

Theo Dược điển Việt Nam, hàm lượng alkaloid toàn phần trong củ bách bộ cần đạt được 0,15% tính theo tuberostemonin L-G. Ngoài ra, củ bách bộ còn chứa 9.25% protid, 2.3% glucid, 0.84% lipid cùng nhiều thành phần axit hữu cơ khác và 3 dẫn chất bibenzyl.

4. Củ bách bộ có những tác dụng gì?

Theo nghiên cứu về tác dụng dược lý đã chứng minh được những kinh nghiệm xưa đã dùng cây bách bộ để chữa giun, chữa ho và diệt sâu bọ là hoàn toàn đúng. Đến nay, bách bộ vẫn là một vị thuốc quý được tận dụng triệt để với mục đích chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

  • Trị giun: Chất stemonin có trong củ rận trâu khả năng làm cho giun tê liệt
  • Chữa ho: Stemonin có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung khu hô hấp khiến ức chế phản xạ ho
  • Kháng khuẩn: Thành phần Radix Stemonae in vitro có trong bách bộ có tác dụng kháng vi khuẩn Staphylococus aureus, Neisseria Meningitidis, Streptococus Pneumoniae…
  • Diệt ký sinh trùng: Cây bách bộ có tác dụng diệt ký sinh trùng như chấy rận, rệp, bọ chết, ấu trùng ruồi, muỗi…
  • Tác dụng kháng sinh: Bách bộ có tác dụng sát khuẩn với các loại vi khuẩn trong ruột già, diệt khuẩn lỵ, phó thương hàn
  • Tác động lên hệ hô hấp: Bách bộ có tác dụng làm giảm hưng phấn ở khu hô hấp của động vật
  • Diệt sâu bọ: Sử dụng bách bộ thường xuyên có khả năng đẩy lùi sâu bọ trong cơ thể

5. Bài thuốc quý chữa bệnh từ củ bách bộ

Củ bách bộ là một vị thuốc được ứng dụng phổ biến vào trong đời sống thường ngày để chữa nhiều bệnh lý. Vị thuốc này được rất nhiều người tìm kiếm và sử dụng bởi chúng có chứa nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số bài thuốc quý hỗ trợ điều trị bệnh từ bách bộ cho bạn tham khảo.

Bài thuốc quý chữa bệnh từ củ bách bộ
Dây ba mươi được sử dụng để điều chế thành nhiều bài thuốc chữa bệnh

5.1. Điều trị bệnh mũi đỏ

Bạn hãy ngâm 50g bách bộ cùng với 100ml cồn 95 độ, sau khoảng 10 ngày lấy ra bôi vào vùng mũi đỏ ngày 3 lần. Kiên trì bôi theo liệu trình 1 tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

5.2. Trị ho lâu ngày

Bạn chỉ cần sử dụng 80g bách bộ giã, sau đó vắt lấy nước đem đi sắc cho dẻo quánh như cao. Mỗi lần sử dụng 1 muỗng canh với nước uống, ngày chia 3 lần bạn sẽ thấy tình trạng ho thuyên giảm rõ rệt.

5.3. Trị ho nhiều

Bạn đem tán nhỏ bách bộ hoặc sử dụng cả cây bách bộ giã, tiếp theo vắt lấy nước cốt trộn cùng với mật ong. Bạn tiếp tục nấu nước cốt thành cao, mỗi lần ngậm một ít với nước tầm 15 phút rồi nuốt dần. Bạn cần duy trì một thời gian sẽ nhất hiệu quả nhất định.

5.4. Trị ho không dứt

Để thực hiện bài thuốc trị ho lâu không dứt, bạn hãy nướng bách bộ trên than đỏ đến khi chúng khô lại. Mỗi lần dùng, bạn lấy một ít bộ bách bộ nướng ngậm cùng với nước khoảng 15 phút rồi nuốt dần. Sử dụng sau một thời gian bạn sẽ thấy dứt điểm cơn ho.

5.5. Chữa trẻ nhỏ sốt

Nếu trong nhà có trẻ nhỏ gặp phải tình trạng ho hoặc sốt, bạn hãy chuẩn bị bối mẫu, bách bộ, thạch cao mỗi loại 30g đem tán thành bột mịn. Mỗi lần cho trẻ dùng, bạn lấy khoảng 12g vo viên với mật ong, dùng ngày 2 lần sẽ thấy giảm ho và đỡ sốt ngay.

5.6. Diệt côn trùng, bọ gậy

Để tiêu diệt côn trùng và bọ gây trong nhà, bạn hãy giã nát củ bách bộ hoặc thân bách bộ, nấu cô đặc nước lại và đổ vào nơi có côn trùng hay lui tới. Với cách này, công trùng và bọ gậy sẽ không còn phát triển và quay lại nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

5.7. Trị mề đay, mẩn ngứa, lở loét

Mề đay, mẩn ngứa hay lở loét là những tình trạng gây ra những phiền toái cho người bệnh. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần rửa sạch bách bộ tươi, cắt lát lỏng rồi xát vào chỗ ngứa hoặc giã nát lấy nước, bôi lên vùng bị mẩn ngứa. Kiên trì sử dụng bạn sẽ thấy tình trạng thuyên giảm, khi nào khỏi hẳn thì ngừng bôi.

5.8. Trị vàng da, phù người

Để điều trị chứng phù người, vàng da, bạn hãy rửa sạch bách bộ, sau đó đem giã nát rồi đắp lên miệng rốn. Lấy nửa tô xôi giã mềm dẻo đắp đè lên miếng bách bộ, lấy khăn bịt lại trong vòng 12 ngày. Khi thấy trong ruột có hôi mùi rượu thì tiểu được, tình trạng phù người sẽ biến mất hoàn toàn.

5.9. Trị lao phổi

Đối với những bệnh nhân lao phổi, bạn cần chuẩn bị 20g bách bộ, hoàng cầm, đơn bì, đào nhân mỗi vị 10g. Sau đó, bạn hãy đem tất cả nguyên liệu sắc với 1 lít nước, đun cạn còn khoảng 80ml. Chia 3 lần uống trong ngày, dùng liên tục khoảng 3 tháng bạn sẽ thấy đạt tác dụng như mong muốn.

5.10.Tẩy giun

Với bài thuốc dân gian này, bạn có thể tẩy giun vô cùng dễ dàng. Bạn chỉ cần sử dụng 500g bách bộ, 200g vaseline nấu thành dạng cao, sau đó bôi vùng hậu môn. Lưu ý, bạn nên tẩy giun vào lúc trước khi đi ngủ hoặc lúc bụng rỗng, bởi đây là thời điểm để nguyên liệu đạt hiệu quả tốt nhất.

5.11. Trị côn trùng vào lỗ tai

Bạn hãy đem bách bộ đi nghiền nát, sau đó trộn đều với dầu mè để tạo thành hỗn hợp. Sau đó, bạn bôi hỗn hợp vào lỗ tai, côn trùng sẽ chết ngạt hoặc khó thở và chui ra ngoài. Bạn có thể áp dụng với các trường hợp tương tự cũng gặp phải vấn đề này.

5.12. Trị rận, chấy, bọ chét

Bạn hãy đem 120g bách bộ ngâm với 1 lít cồn trong khoảng 1 ngày, sau đó bôi dung dịch ở vùng bị chấy rận, bọ chét tấn công. Duy trì bôi đến khi diệt được chấy rận thì ngừng sử dụng. Bài thuốc này còn giúp ngăn ngừa rận, chấy và bọ chét quay trở lại sau một thời gian sử dụng nếu bạn giữ gìn cơ thể sạch sẽ.

6. Những lưu ý khi sử dụng củ bách bộ

Bạn nên chọn mua những củ cây bách bộ vẫn còn nguyên chùm gồm 30 củ rễ, không nên mua rời. Bạn hãy chọn những rễ củ còn nguyên vẹn, tránh những củ bị nứt, chảy nhựa ra ngoài vì dược tính của những loại củ này đã không còn nguyên vẹn. Lựa chọn những củ có màu sắc sáng đều, không có nấm mốc hay xuất hiện những đốm đen bên ngoài.

Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên mua nguyên liệu tại những địa chỉ uy tín, tránh mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng. Chỉ nên sử dụng một phần nhỏ trước khi ăn, tránh lạm dụng các bài thuốc từ cây bách bộ vì sử dụng nhiều một lúc sẽ gây ngộ độc, nôn ói, tê liệt, nặng có thể dẫn đến tử vong.

Trong trường hợp bị ngộ độc nhẹ, bạn có thể uống nước ép gừng tươi hoặc uống nước gừng nướng hòa cùng 1 ít giấm ăn. Nếu chuyển biến nặng, bạn phải lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Những lưu ý khi sử dụng củ bách bộ
Những lưu ý bạn cần biết khi sử dụng dây ba mươi

7. Củ bách bộ mua ở đâu? Giá bao nhiêu tiền?

Để đảm bảo sức khỏe cũng như tác dụng mang lại, bạn cần chú ý về nguồn gốc của củ bách bộ mà mình sử dụng. Hiện nay, trên thị trường đang tồn tại không ít các sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng, được tẩm hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Vậy nên, bạn chọn mua tại các nhà thuốc Đông y hay các phòng khám Y học cổ truyền lớn, uy tín. 

Củ bách bộ đang được bán phổ biến dưới dạng củ khô với giá dao động khoảng từ 200.000 – 250.000 đồng/kg. Giá thành của nguyên liệu sẽ có sự chênh lệch nhẹ tùy từng chất lượng và nơi bán.

8. Củ bách bộ trồng ở đâu nhiều nhất?

Bách bộ là loài cây của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, phân bố rộng rãi ở cả vùng có khí hậu nhiệt đới phía Nam hay vùng khí hậu nhiệt đới ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ. Đây là loại cây ưa ẩm, ánh sáng và có thể hơi chịu bóng.

Bách bộ thường leo lên các bụi hoặc cây gỗ nhỏ ở ven rừng, dọc theo hai bên bờ suối, cửa rừng kín thường xanh, bờ nương rẫy và dưới chân núi đá vôi. Độ cao phân bố có thể từ vào chục mét cho đến hơn 1.000 mét sâu trong lục địa.

Cây phân bố rộng rãi gần như khắp các tỉnh miền núi và trung du trên cả nước. Những tỉnh hiện đang còn nhiều bách bộ là Thái Nguyên, Thanh Hóa, Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Khánh Hòa… Trên thế giới, cây bách bộ xuất hiện ở Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Campuchia và Ấn Độ.

Củ bách bộ xuất hiện khá phổ biến tại nước ta

Như vậy, qua bài viết này, Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã giúp bạn biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về củ bách hợp. Dù chúng là một loại thảo dược tốt, tuy nhiên bạn cũng không nên sử dụng chúng một cách bừa bãi. Để an toàn nhất khi sử dụng, bạn hãy thăm hỏi bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.

Chuyên mục: Củ Và Rễ Cây

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất