Củ ba kích – Dược liệu quý có tác dụng “bổ thận, tráng dương”

Nguyễn Mai 464

Từ thời xưa, cha ông ta đã sử dụng củ ba kích như một vị dược liệu quý trong những ngày tháng yếu sinh lý. Chúng có công dụng bổ dương, chữa liệt dương, di mộng tinh, xuất tinh sớm. Trong bài bài viết này, các bạn hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp cùng tìm hiểu kỹ hơn về vị thuốc Đông y này với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau nhé.

1. Củ ba kích là gì?

Ba kích là cây leo bằng thân quấn, có tuổi thọ lâu năm, ngọn có cạnh, màu tím, có lông, khi già nhẵn nhụi. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mác, thuôn nhọn, phiến lá cứng có lông tập trung ở mép và gân, khi già ít lông hơn, màu trắng mốc, dài khoảng 6 – 15cm và rộng 2,5 – 6cm, cuống ngắn.

Hoa nhỏ tập trung thành tán ở đầu cành, lúc mở nở có màu trắng, sau ngả vàng, tràng hoa ở phía dưới thành ống ngắn. Quả hình cầu và có cuống riêng rẽ, quả chín sẽ có màu đỏ. Bộ phận được sử dụng làm thuốc là củ ba kích. Củ sau khi thu hoạch sẽ được đem đi phơi, sấy khô, rút bỏ lõi, cắt thành đoạn ngắn chừng 10cm để làm thuốc và bảo quản nơi khô ráo.

Củ ba kích là gì
Ba kích được đem phơi khô và bảo quản kỹ trước khi sử dụng

2. Giới thiệu về củ ba kích

Ba kích hay còn có tên gọi khác là ba kích tím, hay cây ruột gà, ba kích thiên. Chúng có tên khoa học là Morinda officinalis How, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây ba kích phân bổ và xuất hiện nhiều ở vùng núi và trung du Bắc Bộ như Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội… Mùa ra hoa vào tháng 5 đến tháng 6 hàng năm, mùa quả rơi vào tháng 7 tới tháng 10.

Ba kích được thu hoạch và chế biến để ngâm rượu thuốc hay làm dược liệu chữa bệnh. Trong đó, củ ba kích là bộ phần được sử dụng nhiều nhất vì chúng chứa giá trị dược lý cao. Thế nhưng, phải mất khoảng 3 năm mới có thể thu hoạch được vụ cây đầu tiên. Sau khi thu hoạch, củ sẽ được chế biến sơ bộ, khi dùng tùy theo yêu cầu có thể tiến hành chích cam thảo, chích muối ăn.

Giới thiệu về củ ba kích
Ba kích hay còn có tên gọi khác là ba kích tím

Ba kích được thu hoạch và chế biến để ngâm rượu thuốc hay làm dược liệu chữa bệnh. Trong đó, củ ba kích là bộ phần được sử dụng nhiều nhất vì chúng chứa giá trị dược lý cao. Thế nhưng, phải mất khoảng 3 năm mới có thể thu hoạch được vụ cây đầu tiên. Sau khi thu hoạch, củ sẽ được chế biến sơ bộ, khi dùng tùy theo yêu cầu có thể tiến hành chích cam thảo, chích muối ăn.

3. Củ ba kích có mấy loại

Hiện nay trong tự nhiên có hai loại ba kích được tìm thấy là ba kích trắng và ba kích tím. Tuy nhiên, do vấn đề khai thác triệt để của con người, dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên. Do đó, ba kích trồng hiện nay chủ yếu là loại ba kích tím.

  • Ba kích trắng: Củ có màu vàng nhạt, phần ruột trong màu trắng, khi ngâm cùng rượu sẽ cho ra màu tím nhạt
  • Ba kích tím: Củ có màu vàng sẫm, phần ruột trong màu tím, đem ngâm với rượu sẽ cho ra màu tím đậm
Rễ củ ba kích tím

4. Thành phần hóa học trong củ ba kích

Trong củ ba kích có chứa thành phần hóa học chính là các hợp chất anthranoid: 1 – hydroxyl – 2, 3­ dimethyl – anthraquinon và tectoquinon… Ngoài ra, loại củ này chứa thành phần antraglycozid và các hợp chất iridoid phải kể đến như morofficialosid, asperulosid.

Trong ba kích còn chứa các thành phần hóa học của đường là fructo-oligosaccharides, fructose, glucose, sucrose cùng acid hữu cơ, nhựa, phytosterol, morindin và ít tinh dầu. Củ ba kích tươi có chứa nhiều vitamin C, nhưng củ khô lại không có.

5. Củ ba kích có những tác dụng gì?

Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Cố giáo sư Đỗ Tất Lợi, ba kích được xem là một dược liệu có tính ấm, vị cay xen chút ngọt chát nên được sử dụng nhiều trong việc điều trị một số bệnh lý. Đặc biệt là các bệnh lý về xương khớp, giải độc gan, tăng cường sinh lý ở nam giới và tăng cường sức đề kháng rất tốt.

Trong thành phần của cây ba kích có chứa chất chống oxy cùng vitamin C có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vết thương. Vì thế, người ta thường sử dụng ba kích trong việc chống sưng, tiêu viêm, làm vết mau lành một cách hiệu quả. Ngoài ra, ba kích còn được sử dụng nhiều trong các sản phẩm tăng cường sinh lý vì chúng có chứa hàm lượng chất sắt, kẽm, anthraglycosid… Những thành phần này sẽ giúp bổ sung tinh lực, hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, giảm ham muốn ở nam giới.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra thành phần dinh dưỡng trong ba kích khá đa dạng như acid hữu cơ, choline, phytosterol, vitamin B1, C… Do đó, nếu sử dụng thường xuyên sẽ giúp cơ thể của bạn khỏe mạnh, xua tan tình trạng mệt mỏi, căng thẳng và tràn đầy năng lượng. Thành phần choline trong ba kích cũng giúp hỗ trợ hệ xương khớp chắc khỏe, khắc phục tình trạng nhức như mỏi gối, đau lưng.

Ba kích giúp tăng cường sức khỏe sinh lực ở nam giới

6. Các bài thuốc chữa bệnh từ củ ba kích

Trong Đông y, ba kích là cây thuốc trị sinh lý hiệu quả nhờ có tính ấm, vị hơi cay. Chúng đem lại nhiều tác dụng tốt trong việc điều trị chữa bệnh, đặc biệt là đối với cho nam giới.

6.1. Hỗ trợ và điều trị gân cốt và xương khớp yếu

Để thực hiện bài thuốc này, bạn hãy chuẩn bị ba kích, nhục thung dung, đỗ trọng bắc tẩm muối sao, thỏ ty tử, tỳ giải tất cả 400g, 1 bộ hươu bao tử. Sau đó, bạn hãy đem tất cả các vị trên làm thành thuốc, mỗi lần uống 6g, chia đều 3 lần/ngày.

6.2. Trị chân tay lạnh, sắc mặt nhợt nhạt

Để thực hiện bài thuốc trị chân tay lạnh, bạn cần chuẩn bị ba kích, bồ cốt chi, tục đoạn mỗi vị 12g, 5 quả hồ đào nhục. Tiếp theo, bạn đem tất cả nguyên liệu sắc thành nước uống hoặc tán bột nóng. Bạn hãy kiên trì uống đều đặn mỗi ngày đến khi tình trạng thuyên giảm và khỏi hẳn.

6.3. Hỗ trợ điều trị suy nhược, huyết áp cao

Bạn cần chuẩn bị 150g ba kích, 250g lá dâu non, 150g vừng đen chế, 150g hà thủ ô chế đậu đen, 150g ngưu tất, 500g rau má thìa, 250g mật ong. Sau đó, bạn chế các nguyên liệu thành hoàn mềm 10g, ngày uống 3 lần/hoàn.

6.4. Hỗ trợ điều trị chứng thận hư và liệt dương

Bệnh nhân muốn chữa chứng thận hư, liệt dương cần chuẩn bị ba kích, phúc bồn tử, đảng sâm, thỏ ty tử, thần khúc tất cả 300g, 600g củ mài khô. Bạn hãy đem các vị trên tán bột mịn làm hoàn 10g với mật ong, mỗi ngày uống 2 – 3 lần/hoàn cho đến khi khỏi hẳn.

6.5. Trị tiểu không tự chủ, bụng đau

Bạn hãy chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu ba kích, sinh địa, nhục thung dung đều 60g. Thỏ ty tử, tang phiêu tiêu, tục đoạn, sơn dược đều 40g. Phụ tử, sơn thù du, quan quế, long cốt, ngũ vị tử 20g, viễn chí 16g, lộc nhung 4g, đỗ trọng 12g. Tiếp đến, bạn đem tán các nguyên liệu vừa chuẩn bị thành bột hoàn 20g, ngày uống 2 – 3 hoàn đến khi hết bệnh.

6.6. Trị thận hư, di tinh, dương ủy

Bạn cần chuẩn bị thục địa, ba kích mỗi vị 15g; kim anh, sơn thù du mỗi vị 12g. Tiếp theo, bạn hãy đem tất cả các vị sắc thành nước uống, kiên trì sử dụng hàng ngày sẽ thấy tình trạng thay đổi.

6.7. Hỗ trợ điều trị huyết áp cao

Điều trị huyết áp cao bạn cần chuẩn bị nguyên liệu ba kích, tri mẫu, dâm dương hoắc, tiên mao, hoàng bá, đương quy mỗi vị 12g đem sắc với 600ml nước đến khi còn 200ml. Bạn cần uống 3 lần trong ngày, kiên trì sử dụng trong vòng 3 tháng sẽ thấy kết quả được cải thiện rõ rệt.

7. Ba kích bổ thận tráng dương như lời đồn không?

Theo nghiên cứu, trong củ ba kích có chứa chất anthraglucozit, nhựa, đường, rất ít tinh dầu và axit hữu cơ. Trong Đông y, ba kích là loại dược liệu có vị cay ngọt, tính hơi ôn, đi vào kinh thận nên có tác dụng mạnh gân cốt, khử phong thấp, giúp ôn thận, trợ dương.

Ba kích là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, được sử dụng nhiều trong việc điều trị các bệnh lý như liệt dương, xuất tinh sớm, mộng tinh, di tinh ở nam giới. Ngoài ra, củ ba kích còn có công dụng chữa bệnh phong thấp, kinh nguyệt không đều, liều dùng từ 4 – 10g dưới dạng cao lỏng hay thuốc sắc.

Ba kích bổ thận tráng dương như lời đồn không?
Ba kích có khả năng bổ thận, tráng dương

8. Ai không nên sử dụng ba kích?

Mặc dù củ ba kích là một loại dược liệu có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, đây không phải là nguyên liệu có thể sử dụng cho mọi đối tượng. Đặc biệt đối với những người có chứng âm hư, đại tiện táo bón, hỏa vượng không thể sử dụng ba kích. Các đối tượng, trường hợp không nên sử dụng ba kích bao gồm:

  • Người tinh trùng yếu, khó xuất tinh
  • Người có tiền sử bệnh tim mạch
  • Người suy bị thận mạn, xơ gan
  • Người bị bệnh về mắt và đường tiêu hóa
  • Người huyết áp thấp
  • Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay đang cho con bú
  • Người mắc chứng khó tiểu, tiểu buốt
  • Người chuẩn bị phẫu thuật
Ai không nên sử dụng ba kích?
Người có tinh trùng yếu không nên sử dụng ba kích

9. Ba kích giá bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?

Loại thảo dược này rất dễ bị nhầm lẫn với một số loại củ khác về hình dáng. Ngoài ra, có những thời điểm sản phẩm hiếm, giá lên cao, nhiều cơ sở bán hàng kinh doanh đã sử dụng rễ cây ruột gà hay còn gọi là cây viễn chí nhằm qua mắt người tiêu dùng. Cây ruột gà cũng là một loại dược liệu tốt, tuy nhiên so với ba kích thì chúng lại có công dụng hoàn toàn khác. Do đó, bạn cần lựa chọn cẩn thận và kỹ lưỡng để tránh mua phải các sản phẩm làm giả, kém chất lượng.

Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ uy tín bán ba kích do Tuổi trẻ và Sắc đẹp cung cấp sau:

  • Dược liệu Thái Sơn
  • Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Dương
  • Nông sản Dũng Hà
  • Cây thuốc dân gian
  • Bách hóa Xe Lam
  • Trung tâm NC&NT Dược liệu Quốc gia Vietfarm

Hiện nay, củ ba kích tươi đang được bán với giá khoảng 250.000 đồng/kg. Củ khô được bán với giá trong dao động khoảng 450.000 – 600.000 đồng/kg. Đối với củ ba kích rừng lâu năm hiện nay khá hiếm, nếu có thì giá rất đắt.

10. Những lưu ý khi sử dụng ba kích

Lõi của củ ba kích chứa một số thành phần không tốt cho sức khỏe con người. Vì vậy, để đảm bảo an toàn trước khi chế biến loại củ này bạn nên loại bỏ hết phần lõi của chúng. Bởi chúng là nguyên nhân chính gây kích thích tim mạch, buồn nôn, chóng mặt cho cơ thể.

Khi sắc thuốc ba kích, bạn chỉ nên sử dụng nồi đất, tránh sử dụng nồi kim loại vì chúng sẽ làm giảm công dụng của thảo dược. Nếu ngâm rượu, thời gian tốt nhất để ngâm loại dược liệu này là từ 3 – 6 tháng, ngâm lâu rượu sẽ càng thơm ngon, đậm đà hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần ba kích cần có sự chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tự ý sử dụng để tránh gây hại cho sức khỏe.

Những lưu ý khi sử dụng củ ba kích

Hy vọng những thông tin mà Tuổi trẻ và Sắc đẹp cung cấp trên đã giải đáp những thắc mắc của bạn liên quan đến củ ba kích. Hãy thường xuyên cập nhật những bài viết của chúng tôi để biết nhiều thông tin hữu ích nữa nhé!

Chuyên mục: Củ Và Rễ Cây

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất