Củ hoài sơn: Dược liệu có công dụng “làm mát, bồi bổ cơ thể”

Nguyễn Mai 351

Ngày nay, củ hoài sơn là loại thảo dược quen thuộc đối với nhiều người với công dụng bồi bổ sức khỏe. Đặc biệt, chúng được sử dụng trong y học cổ truyền suốt nhiều năm qua. Mời bạn cùng đọc bài viết sau của Tuổi trẻ và Sắc đẹp để hiểu rõ hơn về những lợi ích mà loại củ này mang lại cho sức khỏe nhé!

1. Giới thiệu về củ hoài sơn

Củ hoài sơn hay còn gọi là củ mài là một loại dược liệu quý, có tên khoa học là Dioscorea opposita, thuộc họ Củ nâu. Củ mài xuất hiện phổ biến trong nhiều bài thuốc và món ăn để điều trị suy nhược cơ thể. Ngoài ra, vị thuốc này còn có công dụng bồi bổ sức khỏe và phục hồi thể trạng sau khi ốm. 

Củ hoài sơn là tên gọi khác của củ mài
Củ hoài sơn là tên gọi khác của củ mài

1.1. Đặc điểm

Thực chất, hoài sơn là phần thân rễ sấy hoặc phơi khô của cây khoai mài. Cây khoai mài dạng dây leo, thân nhẵn hơi có góc cạnh, mỗi cây có từ 1 – 2 rễ củ. Củ hoài sơn có hình trụ, hơi dẹt, dài khoảng 25 – 50cm, nằm sâu dưới đất.

Lá cây mọc đối xứng hoặc so le, lá đơn, phiến lá hình tim, rộng khoảng 6 – 8cm, dài 8 – 10cm. Mùa hoa rơi vào tháng 5 – 7 hàng năm, hoa màu vàng. Mùa quả vào khoảng tháng 8 – 10, quả nang có 3 cạnh và rộng khoảng 2cm.

Cây khoai mài thuộc dạng cây dây leo
Cây khoai mài thuộc dạng cây dây leo

1.2. Bộ phận dùng được

Thông thường, người ta thường thu hoạch cây khoai mài và chủ yếu sử dụng phần rễ củ. Bộ phận rễ củ của cây Khoai mài sẽ được dùng để điều chế thành các bài thuốc khác nhau với mục đích chữa bệnh. 

1.3. Phân bố

Cây khoai mài chủ yếu phân bố ở các quốc gia Đông Nam Á và Đông Á. Tại Việt Nam, cây mọc hoang ở một số tỉnh thành phía Bắc như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái và Quảng Bình.

1.4. Sơ chế

Mùa thu hoạch của củ mài là vào mùa Đông và đầu Xuân, khoảng từ tháng 10 – 11 đến tháng 3 – 4 hàng năm. Sau khi thu hái về, bạn cần đem rễ củ đi rửa sạch để loại bỏ bùn đất, sau đó gọt bỏ vỏ cho vào lò sấy diêm sinh khoảng 2 ngày rồi phơi khô là dùng được.

Sau khi thu hoạch cần sơ chế củ hoài sơn sạch sẽ rồi mới đem bảo quản
Sau khi thu hoạch cần sơ chế củ hoài sơn sạch sẽ rồi mới đem bảo quản

1.5. Bảo quản

Bạn nên bảo quản củ mài ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc. Củ mài sau khi thu hái về nên chế biến trong vòng 3 ngày vì để lâu sẽ hư hỏng.

2. Thành phần hóa học có trong củ hoài sơn

Trong củ mài chứa thành phần tinh bột là chủ yếu. Ngoài ra, chúng còn chứa mucin – một loại protein nhớt, allantoin, các axit amin như cholin, arginin và enzyme maltase.

Về giá trị dinh dưỡng, trong loại củ này có chứa tới 63,25% tinh bột, 6,75% chất đạm và 0,45% chất béo. Củ mài là một nguồn dinh dưỡng cao chỉ đứng sau gạo và ngô.

Củ hoài sơn có khả năng thay thế hàm lượng trong gạo và ngô
Củ hoài sơn có khả năng thay thế hàm lượng trong gạo và ngô

3. Những tác dụng của củ hoài sơn

Hoài sơn được dùng rộng rãi như một vị thuốc hoặc thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Các thành phần chính của hoài sơn được biết có tác động mạnh mẽ, giúp khắc phục được một số tình trạng bệnh trong cơ thể.

3.1. Tác động đến bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh đái tháo đường là tình trạng liên quan đến bệnh thần kinh ngoại biên do chấn thương dây thần kinh hoặc tác dụng phụ của bệnh hệ thống gây nên. Củ mài chứa thành phần chiết xuất hoài sơn có khả năng chống lại bệnh thần kinh đái tháo đường bằng cách kích hoạt yếu tố tăng trưởng thần kinh.

3.2. Khắc phục tình trạng mất xương sau mãn kinh

Trong y học, hoài sơn được sử dụng để điều trị các triệu chứng về loãng xương trong một thời gian dài. Dịch chiết trong loại củ này có tác dụng làm ức chế loãng xương do mất buồng trứng ở nữ giới. Dịch chiết này sẽ ức chế đồng bộ đối với cả quá trình tạo xương và tái hấp thu xương.

Củ mài có khả năng giúp hồi phục tình trạng loãng xương
Củ mài có khả năng giúp hồi phục tình trạng loãng xương

3.3. Bổ sung estrogen

Hoài sơn với hoạt chất arbutin và adenosine có tác dụng tương đương estrogen. Các hoạt chất này chủ yếu được điều hòa bởi các thụ thể estrogen GPR30, ERα, ERβ. Asenosine chủ yếu được trung gian bởi hai thụ thể estrogen chính là ERα và ERβ, còn arbutin chủ yếu được trung gian bởi các thụ thể estrogen GPR30 và ERβ.

3.4. Hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường

Củ hoài sơn có khả năng giải phóng GLP-1 và cải thiện chức năng của các tế bào β (beta) duy trì mức insulin trong cơ thể. Bên cạnh đó, loại củ này còn có thể làm giảm glucose bằng cách tăng tổng hợp glycogen ở gan. Một bác sĩ hiện đại nổi tiếng là Tiến sĩ Shi Jinmo còn đề xuất cặp thuốc giúp hạ đường huyết là hoàng kỳ và hoài sơn.

Củ mài có khả năng hỗ trợ bệnh nhân mắc đái tháo đường

3.5. Điều hòa hệ miễn dịch

Hoạt động điều hòa miễn dịch của glycoprotein (DOT) cũng là một trong các tác dụng dược lý đáng kể của củ mài. DOT có khả năng cải thiện miễn dịch tế bào, dịch thể và hệ thống thực bào. Đồng thời, DOT còn làm sản xuất các thành phần giúp tăng cường chức năng đại thực bào.

4. 12 bài thuốc chữa bệnh từ củ hoài sơn

Củ mài là một loại thực phẩm đồng thời là một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền. Sau đây là một vài bài thuốc được điều chế từ loại củ này cho bạn tham khảo.

4.1. Bài thuốc điều trị tình trạng tiêu chảy do tỳ hư

Bạn cần chuẩn bị trần trì, sa nhân mỗi vị 20g, bạch biển đậu, ý dĩ nhân, hoài sơn đều đem sao mỗi vị 200g, cốc nha, liên nhục (bỏ tim) mỗi vị 100g, 30g nhục đậu khấu. Sau đó, bạn đem trần bì, sa nhân cùng nhục đậu khấu sắc lấy nước, các vị còn lại tán thành bột mịn rồi hòa cùng với nước sắc, bỏ thêm ít mật vào uống cùng.

4.2. Bài thuốc phục hồi cơ thể sau ốm

Thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 15g hoài sơn, 120g vừng đen, 30g gạo tẻ, 100g đường phèn, 200g sữa bò, 20g đường đỏ. Tiếp đó, bạn đem gạo, vừng rang cho chín, nghiền nhỏ, khuấy với nước, lấy nước rồi trộn với đường phèn và sữa bò. Sau đó, bạn đem thái nhỏ hoài sơn rồi cho vào cùng với các nguyên liệu, đun chín và ăn trong ngày.

Cơ thể bỗng chốc khỏe mạnh sau ốm chỉ với củ mài

4.3. Bài thuốc trị suy nhược, bổ huyết ở người cao tuổi

Để điều trị các dấu hiệu trên, bạn hãy chuẩn bị hoài sơn, rễ hà thủ ô, lõi huyết giác, đỗ đen sao cháy, quả tơ hồng mỗi vị 100g, 10g gạo nếp rang, 20g lá ngải cứu, 30g hạt vừng đen, 5g muối rang. Bạn đem các vị trên tán thành bột, trộn với mật rồi vo thành từng viên nhỏ, mỗi ngày dùng từ 10 – 20g để thấy hiệu quả.

4.4. Bài thuốc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Bạn có thể điều trị tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ bằng cách chuẩn bị 100g mạch nha, 100g ý dĩ, 50g đảng sâm, 100g hoài sơn, 25g vỏ quýt, 25g bình lang, 50g bạch truật. Sau đó, bạn đem tất cả các nguyên liệu đi sao vàng rồi tán thành bột mịn, thêm ít nước vo thành viên nhỏ, ngày chia 2 lần, mỗi lần dùng khoảng 8 – 12g.

Ba mẹ có thể áp dụng bài thuốc sau để giúp trẻ ăn uống tốt hơn
Ba mẹ có thể áp dụng bài thuốc sau để giúp trẻ ăn uống tốt hơn

4.5. Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính

Bạn có thể cải thiện tình trạng viêm phế quản mãn tính chỉ với nguyên liệu đơn giản như chích cam thảo, bắc hạnh nhân, thổ bối mẫu mỗi vị 10g, phục linh và mạch môn 12g, sơn dược và đảng sâm mỗi vị 16g. Tiếp theo, bạn đem tất cả các dược liệu trên sắc thành bát thuốc, duy trì sử dụng đến khi tình trạng thuyên giảm hẳn.

4.6. Bài thuốc hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường

Tiểu đường là một chứng bệnh nguy hiểm cần được chữa trị sớm. Do đó, bạn có thể áp dụng công thức sau với hoa phấn, tri mẫu, cát căn, hoàng kỳ mỗi vị 12g, 6g ngũ vị tử, 8g kê nội kim, 24g hoài sơn. Sau đó, bạn đem sắc tất cả các nguyên liệu trên thành thuốc, mỗi ngày sử dụng 1 thang.

4.7. Bài thuốc tư bổ can thận

Thực hiện bài thuốc tư bổ can thận khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 12g đơn bì, 12g phục linh, 32g thục địa, 16g hoài sơn, 12g trạch tả, 16g sơn thù. Tiếp theo, bạn cho các vị trên tán thành bột mịn rồi luyện với mật vo thành viên, mỗi ngày sử dụng khoảng 8 – 12g với nước sôi để nguội, ngày khoảng 2 – 3 lần.

4.8. Bài thuốc chữa trị thận hư, đau lưng

Trong Đông y, bài thuốc này chuyên dùng để trị thận hư gây đau lưng. Bạn cần chuẩn bị 12g đỗ trọng, 12g ngưu tất, 12g thỏ ty tử, 12g hoài sơn, 12g nhục thung dung, 16g câu kỷ tử, 12g sơn thù và 16g sinh địa. Sau đó, bạn đem tất cả vị thuốc trên sắc thành thuốc uống hoặc chế mật vo thành viên uống cùng với nước đều được.

4.9. Bài thuốc trị chứng bạch đới, di tinh ở nam và nữ giới

Hai căn bệnh này thường xuyên gặp ở nam và nữ giới. Nếu đang gặp phải tình trạng này, bạn hãy chuẩn bị 4g cam thảo, viễn chí, ngũ vị tử mỗi thứ 6g, kim anh, bạch truật, táo nhân, đảng sâm, hoài sơn, khiếm thực, phục linh mỗi vị 12g. Chuẩn bị xong, bạn đem các nguyên liệu sắc thành thuốc, uống mỗi ngày 1 thang.

Củ mài có công dụng chữa đau lưng vô cùng hiệu quả
Củ mài có công dụng chữa đau lưng vô cùng hiệu quả

4.10. Bài thuốc hỗ trợ chữa trị chứng tiểu đêm

Tiểu đêm tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên bệnh có thể gây bất tiện sinh hoạt cho người bệnh. Để khắc phục nhanh chóng, bạn hãy chuẩn bị ô dược, hoài sơn (chưng rượu), ích trí nhân lượng bằng nhau. Tiếp đó, bạn đem tán dược liệu thành bột mịn, vo thành từng viên, mỗi lần dùng 8 – 12g, ngày 2 – 3 lần.

4.11. Bài thuốc trị cước khí phù, phong thấp

Đây là hai căn bệnh nếu không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Nếu phát hiện bệnh, bạn hãy chuẩn bị 8g sơn thù nhục, 16g hoài sơn, 12g ba kích, 12g xuyên tục đoạn, 12g đỗ trọng, 10g tang ký sinh, 12g ngưu tất. Cuối cùng, bạn chỉ cần đem tất cả các vị trên sắc thành thuốc uống, duy trì dùng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chữa bệnh phong thấp đơn giản với củ mài
Chữa bệnh phong thấp đơn giản với củ mài

4.12. Bài thuốc trị tỳ vị hư, ăn kém, chậm tiêu

Bài thuốc nước bột hoài sơn đã được kiểm chứng có công dụng hiệu quả trong việc điều trị tỳ vị hư gây nên tình trạng chán ăn, khó tiêu. Nếu đang mắc phải tình trạng này, bạn hãy chuẩn bị 100g khiếm thực, 30g xuyên tiêu, 100g hoài sơn, 30g đường trắng, 1kg gạo nếp.

Thực hiện tương đối đơn giản, bạn chỉ cần đem gạo nếp ngâm trong vòng 1 đêm, sau đó vo sạch và để khô. Tiếp đó, bạn rang chín gạo cho chín và tán thành bột mịn. Các vị còn lại, bạn đem sao qua và tán bột rồi trộn đều các nguyên liệu lại với nhau, mỗi lần dùng khoảng 30 – 60g pha với nước sôi kèm đường trắng.

5. Nên sử dụng củ hoài sơn khô hay tươi?

Củ hoài sơn được dùng rộng rãi trong các trường hợp như hoa mắt, trị đầu phong, hư lao, biệt lực. Loại củ này được dùng tươi để giã nát, đắp lên vùng da bị mụn nhọt, sưng độc, tiêu chảy, ho suyễn, thận hư, tiểu nhiều, tỳ hư lâu ngày…

Bên cạnh đó, củ hoài sơn tươi còn có công dụng làm đẹp cho chị em phụ nữ. Bạn có thể sử dụng chúng để trị nẻ da, làm mịn màng làn da bằng cách cắt một đoạn củ tươi giã nát sau đó đắp lên da. Như vậy, củ hoài sơn được sử dụng tươi sẽ đạt hiệu quả cao hơn so với loại củ khô.

Củ hoài sơn khô hay tươi đều chứa những dược tính tốt cho sức khỏe

6. Củ hoài sơn giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Củ mài là một loại thực phẩm tươi ngon vừa một loại dược liệu cực kỳ quý giá đối với cơ thể. Tuy nhiên, giá củ mài không quá đắt đỏ mà bù lại còn rất phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Hiện nay, giá củ mài trên thị trường đang dao động khoảng từ 85.000 – 150.000 đồng/kg. Tùy thuộc vào yếu tố mùa vụ cũng như nhu cầu tiêu thụ sản phẩm mà giá bán sẽ có sự chênh lệch.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ bán củ hoài sơn không rõ thông tin, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng và sáng suốt trong việc lựa chọn địa chỉ cung cấp uy tín, chất lượng đảm bảo. Sau đây là một số địa chỉ mua củ mài uy tín do Tuổi trẻ và Sắc đẹp cung cấp đến bạn:

  • Nông sản Dũng Hà
  • Nam An Market
  • Dược liệu Búp Xanh
  • Dược liệu Xanh
  • Thảo dược xanh số 1 – Jindo.vn
  • Sàn thương mại điện tử Sendo, Lazada, Shopee, Tiki…

Như vậy, với vị ngọt và tính bình từ củ hoài sơn đã tạo nên nhiều bài thuốc hiệu quả trong việc điều trị các loại bệnh. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng loại củ này có thể khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bạn cần tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ để có hướng dẫn sử dụng liều lượng phù hợp với từng thể trạng và tình trạng bệnh.

Củ hoài sơn được bán tại nhiều nơi trên thị trường với mức giá khác nhau
Củ hoài sơn được bán tại nhiều nơi trên thị trường với mức giá khác nhau

Hy vọng với bài viết trên của Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về củ hoài sơn. Hãy thường xuyên cập nhật thêm nhiều bài viết mới trong mục Sức khỏe để biết thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nữa bạn nhé!

Chuyên mục: Củ Và Rễ Cây

4.67 ( 3 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất