Cây vú sữa: Đặc điểm, công dụng, cách  trồng và chăm sóc 

Nguyễn Mai 143

Hiện nay, cây vú sữa đang được trồng ở rất nhiều nơi trên cả nước ta. Bên cạnh là một loại cây cho quả ngon, bổ dưỡng thì một số bộ phận khác của vú sữa còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Nếu bạn muốn hiểu rõ thêm về loại cây này hãy tham khảo bài viết sau của Tuổi trẻ và Sắc đẹp.

1. Giới thiệu chung về cây vú sữa 

Cây vú sữa thuộc cây thường xanh có thân gỗ mọc thẳng đứng và vỏ cây có màu nâu xù xì. Thân cành dẻo với tán lá rộng, chiều cao trung bình của cây trong khoảng 10 – 15m. Lá của vú sữa mọc so le nhau, có hình ovan đơn rất đẹp và lạ. Đặc biệt là mặt dưới lá khi nhìn từ xa sẽ có màu vàng. 

Cây vú sữa là loài cây được nhiều gia đình lựa chọn để trồng trong vườn nhà
Cây vú sữa là loài cây được nhiều gia đình lựa chọn để trồng trong vườn nhà

Hoa của vú sữa khá nhỏ và mọc thành từng chùm màu trắng ánh tía. Đây là loại hoa lưỡng tính có khả năng tự thụ phấn. Sau đó, tự ra quả mà không cần đến tác động của những hoa đực. Khi nở, hoa cho mùi thơm ngào ngạt khiến thu hút ong bướm. Quả vú sữa chỉ to bằng nắm tay người lớn. Khi chín sẽ chuyển từ da màu xanh sang màu hồng, ăn rất ngon.

Tại Việt Nam, vú sữa được người dân trồng làm trái cây ăn quả với nhiều giống như vú sữa lò rèn, vú sữa vàng, vú sữa nâu tím,… Trong đó, vú sữa lò rèn được trồng nhiều nhất vì có vỏ mỏng, nhiều chất dinh dưỡng. Ở nước ta, vú sữa được trồng nhiều nhất ở miền nam đặc biệt là tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau,…

2. Quả vú sữa thu hoạch vào tháng mấy?

Nếu được chăm sóc tốt, thời gian từ khi đậu trái đến thu hoạch của vú sữa sẽ mất khoảng 180 – 200 ngày. Thông thường mùa thu hoạch của cây này sẽ tập trung vào tháng 2 và tháng 3 dương lịch. Khi thu hoạch vú sữa, bạn cần phải thật nhẹ nhàng và khéo léo để tránh bị trầy xước. Cần chú ý là trong lúc thu hoạch không để quả trực tiếp xuống đất. Vì nấm bệnh từ bên ngoài sẽ xâm nhập vào quả qua phần cuống hoặc vết thương.

3. Bật mí những công dụng tuyệt vời của cây vú sữa

Hiện tại, vú sữa không chỉ được trồng trong sân vườn mà còn được trồng ở đường phố, công viên,… để tạo cảnh quanh xanh mát. Bên cạnh đó, cây còn giúp tạo bóng mát để che bóng râm cho những ngày hè oi ả. Hơn nữa, cây còn giúp cung cấp khí oxy, hút chất độc hại, bụi bặm để cho bầu không khí trong lành, mát mẻ hơn. 

Vú sữa  là một loại quả ngon, bổ dưỡng, cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể
Vú sữa là một loại quả ngon, bổ dưỡng, cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể

Quả vú sữa khi chín sẽ có vị ngọt dịu, hơi chát nhẹ và chứa nhiều chất xơ, đạm, vitamin C, kali, canxi,… Chính vì chúng được sử dụng như một trái cây tráng miệng giúp bồi bổ cơ thể rất tốt. Chưa hết, lá của cây vú sữa còn được nhiều người sử dụng sắc lên uống thay cho nước lọc, chữa bệnh đái tháo đường và bệnh thấp khớp hiệu quả. Ngoài ra, theo các nghiên cứu vỏ của cây này có chứa chất bổ có tác dụng chữa được bệnh ho rất nhanh.

4. Mua cây vú sữa ở đâu?

Vú sữa được nhiều người biết đến qua câu chuyện dân gian đầy ý nghĩa về tình mẫu tử. Đó là kể về sự bao dung của người mẹ đối với những lỗi lầm của người con. Không chỉ vậy, khi mất đi chỉ vì lo con bị đói người mẹ đã hóa thân thành cây. Sau đó, kết ra một thứ quả có mùi rất thơm. Khi người con trở về nhà đã bóc quả ra ăn và cảm nhận được hương vị thân thuộc, thanh mát như dòng sữa mẹ. Chắc hẳn vì câu chuyện cảm động này nên rất nhiều người dân Việt Nam đã yêu thích cây vú sữa. Dẫn đến có rất nhiều nơi cung cấp và buôn bán loại cây này. Nếu có nhu cầu mua cây bạn có thể tìm đến vườn ươm hoặc đến các cửa hàng chuyên cung cấp giống cây trồng.

Bạn có thể mua vú sữa tại các vườn ươm trên toàn quốc
Bạn có thể mua vú sữa tại các vườn ươm trên toàn quốc

5. Cách trồng và chăm sóc cây vú sữa tại nhà 

Một trong những cách để trồng vú sữa hiệu quả là áp dụng phương pháp chiết cành. Người trồng nên chọn những cành to khỏe với độ tuổi khoảng 6 – 10 năm để thực hiện chiết cành. Sau đó giâm cành trong bầu đất tơi xốp, khoảng 3 – 4 ngày thì tưới nước 1 lần. Sau một thời gian cành sẽ ra dễ và bạn có thể đem đi trồng. 

Kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách sẽ giúp vú sữa ra nhiều quả
Kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách sẽ giúp vú sữa ra nhiều quả

Để đảm bảo cây sinh trưởng tốt bạn cần có cách chăm sóc đúng cách. Khi trồng cây trong giai đoạn đầu, bạn cần che bóng để cây hạn chế bớt ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Rễ cây ăn nông nên nhiệt độ của đất cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cây. Do vậy bạn cần phải tủ gốc cây bằng rơm rạ hoặc lá mục để giữ ẩm cho cây. Tuy nhiên khi thực hiện tủ thì cần cách gốc khoảng 30 – 50cm. Bên cạnh đó cũng cần tuân thủ những kỹ thuật chăm sóc định kỳ như bón phân 4 lần trong năm, mỗi lần cách nhau 3 tháng. Đồng thời thực hiện xới gốc và cắt tỉa cành 2 – 3 lần/năm.

Advertisement

6. Các bệnh của cây vú sữa

Trong trường hợp nếu như không được chăm sóc tốt, vú sữa sẽ mắc phải rất nhiều bệnh. Đó là sâu trục thân, đục cành, sâu ăn bông, rệp sáp, bệnh thối trái và bệnh hồ nóng,… Để ngăn ngừa những bệnh kể trên thì cần vệ sinh vườn, tỉa bỏ và thu gom những trái bị bệnh để tiêu hủy. Không nên trồng cây quá dày và đồng thời tỉa bỏ cành vô hiệu để giúp cây thông thoáng, hạn chế nấm bệnh phát triển.

Như vậy, bài viết trên đã gửi đến bạn đọc những thông tin bổ ích về cây vú sữa. Chúng tôi rất hy vọng rằng những gì đã chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại cây ăn quả giàu dinh dưỡng này. Nếu mọi người có nhu cầu tìm hiểu về cây, hãy ghé thăm website Tuổi trẻ và Sắc đẹp nhé.

Advertisement
Chuyên mục: Cây phong thủy

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất