Cây ngọc ngân: Đặc điểm, ý nghĩa và những tác dụng bất ngờ

Nguyễn Mai 382

Cây ngọc ngân là loại cây đang rất được nhiều người ưa chuộng bởi có hình thức và màu sắc đẹp mắt. Vì thế cây thường được trồng tại văn phòng, nhà ở hay quán cà phê để giúp không gian thêm sinh động. Bạn hãy cùng với Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu chi tiết về loại cây này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tổng quan về cây ngọc ngân

Cây ngọc ngân thuộc loài thân thảo, có tên khoa học là Dieffenbachia Picta và được trồng nhiều ở Châu Mỹ, Trung Mỹ, Brazil,… Ở Đông Nam Á cây được trồng phổ biến ở Trung Quốc, Việt Nam,… Ngọc ngân là một dạng cây thường xanh, có chiều cao từ 20 – 60cm. Lá có hình bầu dục với cuống lá dài bọc quanh thân. Rễ cây dạng chùm và có hoa màu trắng hoặc xanh. 

Cây ngọc ngân là loại cây thường được trồng tại văn phòng, nhà ở hay quán cafe
Cây ngọc ngân là loại cây thường được trồng tại văn phòng, nhà ở hay quán cafe

2. Cây ngọc ngân có ý nghĩa phong thủy như thế nào?

Ngay ở cái tên gọi, cây đã toát lên sự giàu sang, phú quý. Chữ ngân có nghĩa là tiền bạc nên cây tượng trưng cho tài lộc. Còn chữ ngọc ý chỉ con người, ở thời xưa ai mang ngọc bên người sẽ tỏa ra một vẻ đẹp bừng sáng và rạng ngời. Chính vì thế trong phong thủy, ngọc ngân được mệnh danh là cây tài lộc giúp gia chủ có được tiền tài, may mắn và thịnh vượng. Bên cạnh đó, cây còn có tên là Valentine, đại diện cho tình yêu. Vì vậy, trong mỗi dịp lễ tình nhân cây được dùng làm quà tặng thể hiện tình cảm chân thành của các cặp đôi đang yêu nhau.

Đúng như tên gọi, ngọc ngân tượng trưng cho sự  giàu sang và phú quý
Đúng như tên gọi, ngọc ngân tượng trưng cho sự giàu sang và phú quý

3. Cây ngọc ngân hợp với mệnh và tuổi nào?

Xét về tương sinh tương khắc trong ngũ hành thì ngọc ngân hợp nhất với người mệnh kim. Vì lá của cây có đến 80% là màu trắng – đây chính là màu bản mệnh của mệnh kim tương ứng với các tuổi như: Canh thìn, Tân Tỵ, Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tý, Ất Sửu, Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Ngọ và Ất Mùi. Cũng theo thuyết ngũ hành thì thổ sinh kim và kim sinh thủy. Vậy nên những người mệnh thủy và thổ cũng khá thích hợp để trồng ngọc ngân.

4. Những công dụng của cây ngọc ngân 

Bên cạnh những ý nghĩa phong thủy độc đáo, ngọc ngân còn là loài cây có giá trị thẩm mỹ rất cao. Đây chính là lý do khiến chúng được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn để trồng trong nhà, văn phòng. Đặc biệt là cây còn giúp loại bỏ bụi bẩn, mang đến không gian sạch sẽ và thoáng đãng. Đồng thời cây còn tỏa ra năng lượng tích cực giúp bạn khi ngắm sẽ giải tỏa được hết những căng thẳng. 

Ngọc ngân là loài cây có giá trị thẩm mỹ cao giúp không gian trở nên tươi mới hơn
Ngọc ngân là loài cây có giá trị thẩm mỹ cao giúp không gian trở nên tươi mới hơn

5. Cây ngọc ngân có độc không?

Ngọc ngân là cây thuộc họ ráy, có chứa chất Calcium Oxalate ở tất cả các bộ phận của cây. Đặc biệt thành phần này có nhiều nhất trong nhựa cây. Khi bạn không may dính phải nhựa của ngọc ngân sẽ xuất hiện các triệu chứng như tê, sưng và ngứa. Do đó nếu như nhà có trẻ nhỏ bạn cần thận trọng khi trồng loại cây này.

6. Cây ngọc ngân bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?

Say khi đã biết được những tác dụng của ngọc ngân, chắc chắn nhiều người sẽ càng thêm yêu thích và mong muốn sở hữu cây càng sớm càng tốt. Hiện nay, nhu cầu sử dụng ngọc ngân tăng lên từng ngày. Dẫn đến có rất nhiều nơi chuyên bán loại cây này để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Bạn có tìm mua ngọc ngân ở bất cứ cửa hàng cây cảnh hoặc vườn ươm nào gần nơi sinh sống. Bên cạnh đó mọi người có thể tìm mua cây dễ dàng hơn trên các thương mại điện tử shopee, lazada, tiki. Tùy thuộc vào kích thước của cây, mà giá thành của ngọc ngân sẽ dao động trong khoảng từ 80.000 – 250.000 đồng.

7. Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây ngọc ngân tại nhà

Ngọc ngân là một trong những loại cây trang trí nội thất được rất nhiều người ưa chuộng. Vây cây có cách trồng và chăm sóc như thế nào để giúp sinh trưởng tốt nhất? Đáp án cho câu hỏi này sẽ có ngay trong phần tiếp theo của bài viết.

7.1. Cách trồng ngọc ngân 

Hiện tại ngọc ngân được trồng phổ biến theo 2 cách là trồng trong đất và trồng thủy sinh. Đối với cách trồng trong đất, bạn cần chọn loại đất tơi và xốp, dễ thoát nước. Sau đó cho cây nhẹ nhàng vào chậu và tiến hành lắp đất lại là xong. Còn với trồng thủy sinh thì chỉ cần chuẩn bị một chậu thủy tinh. Tiếp theo là cho cây vào chính giữa và dùng sỏi hoặc dây kẽm để cố định gốc. Cuối cùng là cho nước đã pha dung dịch thủy sinh vào là hoàn thành.

Advertisement

Hình ảnh ngọc ngân được trồng bằng phương pháp thủy sinh
Hình ảnh ngọc ngân được trồng bằng phương pháp thủy sinh

7.2. Cách chăm sóc ngọc ngân 

Ngọc ngân là cây ưa bóng mát nên cần tránh đặt cây hay trồng những nơi có ánh sáng gay gắt. Bên cạnh đó cây ưa ẩm và có khả năng trữ nước. Vì vậy nên lưu ý tưới nước cho cây 2 lần/ngày để giúp duy trì độ ẩm và tránh tưới quá nhiều nước để không gây thối rễ. Ngoài ra cần chú ý thực hiện cắt tỉa những lá bị hư, vàng để không ảnh hướng đến sự phát triển của cây. Trong trường hợp cây bị sâu bệnh bạn có thể mua thuốc trừ sâu để diệt sâu. Bạn cũng cần bón phân định kỳ 2 – 3 tháng/lần để cung cấp chất dinh dưỡng. Tuy nhiên cần tránh bón gần gốc vì sẽ dễ gây ra hiện tượng cháy gốc.

Bên trên là những thông tin về cây ngọc ngân, hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về loài cây xinh đẹp này. Mọi người có thể tìm hiểu trực tiếp những loại cây khác ngay trên website của Tuổi trẻ và Sắc đẹp. Cuối cùng là bạn đừng quên chia sẻ bài viết đến những người có cùng sở thích yêu cây nhé.

Advertisement
Chuyên mục: Cây phong thủy

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất