Gánh gạo nuôi chồng 2

Vũ Linh 85

Tác giả: Thạch Thảo

Loan hơn Định ba tuổi. Con gáι trưởng thành sớm hơn con trai. Cô vẫn còn nhớ lần đầu tiên gặp mặt, anh chỉ mới là cậu nhóc mười tuổi cao đến ngang vai cô. Nhà hai người có họ hàng xa với nhau, trước, bố mẹ Loan có vay nhà Định mấy ᵭấu thóc, chịu ơn lại qua. Thấy hai đứa nhỏ mới gặp lần đầu đã vui vẻ trò chuyện, đang cuộc ɾượu, ông Tính bố Định gõ đũa mà phán luôn chuyện cho hai nhà kết làm thông gia. Bố mẹ Loan chỉ biết gật đầu đồng ý, mặc kệ hai đứa nhỏ còn đang ngơ ngác.

Định giãy đành đạch ở giữa sân.

“Con không chịu, con không chịu lấy chị Loan làm vợ đâu. Hu hu. Sao chị Loan lại biến thành vợ được.”

Rồi Định quay sang hỏi Loan:

“Chị nói đi. Chị có muốn lấy chồng không?” Thấy cô mãi không trả lời, anh quát. “Chị nói đi chứ! Đúng là đồ con gáι thất học chẳng biết cái gì! Chị thích ai thì mới lấy người đó làm chồng chứ. Chị nói chị không thích em đi.”

Loan mở to mắt ngạc nhiên nhìn cậu nhóc đang thốt ra những lời cҺửι rất mượt mà, dịu dàng lắc đầu:

“Bố ơi, con chưa muốn đi lấy chồng đâu. Con muốn ở bên bố mẹ cơ.”

Ông Tính dù thời nào đi chăng nữa cũng giữ quan điểm, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Họ bảo rằng đã tính toán cả rồi, hai đứa về ở chung nhà, kiểu gì cũng sẽ thân quen rồi thương lấy nhau. Mà kể cả có không thương, thì tгêภ đời này hàng triệu cặp vợ chồng cũng không thương đấy thôi. Chí ít bên nội bên ngoại cũng là họ hàng bạn bè, sống hiểu nhau rồi, sau này sẽ thân càng thêm thân, không thiệt chỗ nào. Cứ như thế, bố Định lấy một cái roi mây thật to, quật một trận cho đến khi anh khóc oai oái.

“Con có chịu lấy nó không?”

“Con không chịu! Con không muốn lấy vợ!”

Lại vun Ꮙ-út mấy tiếng nữa, ông cụ hỏi lại.

“Thế giờ thì sao? Con có chịu lấy nó không?”

Anh khóc hu hu lên vì đau:

“Con chịu! Con chịu mà.”

Vậy là sau một trận đòn roi của người lớn, Định và Loan trở thành vợ chồng. Cô dâu mười ba, chú rể mới có mười tuổi, gầy và thấp trong bộ quần áo tân thời rộng thùng thình. Khi trở thành con dâu nuôi từ bé của nhà Định, biết rằng mình sẽ không còn được về nhà nữa, Loan mới khóc cạn hết nước mắt nước mũi.

“Bố ơi mẹ ơi, con biết cấy lúa bẻ ngô mà. Bố đừng bán con, đừng đuổi con đi mà.”

Chẳng ai nghe lời Loan, bố mắt nhìn quắc thước, phẩy tay bảo mẹ mau đưa con gáι lên xe. Cứ như thế, Loan trở thành bát nước lã của bố mẹ, con dâu mới của nhà Định. Bố mẹ chồng sắp xếp cho cô ở trong căn phòng trống nhỏ nhất của gia đình, cách phòng Định rất xa. Đêm lấy chồng, mặt mũi chú rể hằm hè bước vào phòng Loan, lấy nước hắt lên mặt cô.

“Còn lâu tao mới đồng ý để mày làm vợ của tao.”

Loan cũng tức mình quát lại:

“Có ch.ó mới thèm làm vợ mày đấy.”

“Bố mày nhận của bố tao 80 đồng tiền sính lễ. Từ giờ mày là người ở của cái nhà này. Tao cấm mày không được gọi tao là chồng trước mặt người ngoài đấy.”

“Mày nói dối! Bố tao không nhận tiền của bố mày!” Loan vừa hoang mang vừa tức tối, đè Định ra mà ᵭάпҺ một trận. “Mày trả tao về với bố mẹ!”

Bố mẹ chồng nghe tiếng hai đứa trẻ cãi nhau. Ông Tính cầm theo một cái thước, hầm hầm quát:

“Con Loan, ra đây.”

Loan dứt tóc Định thêm một cái, len lén ra theo.

“Mày vừa làm cái gì?”

“Thôi mà mình.” Bà Tư lúc ấy vẫn còn trẻ, dịu dàng nói đỡ. “Con bé nó còn nhỏ, chưa hiểu chuyện, lần đầu về nhà mình nên nó sợ.”

“Dạy vợ từ thuở ban sơ. Bà không dạy được thì tránh ra một bên đi.”

Nói rồi, ông quất cho Loan một cái thật đau. Thước vụt lên người Loan để lại những vết hằn bầm tím, nhưng con bé không hề khóc câu nào, chỉ xin được về nhà. Ông Tính tức giận nói:

“Từ giờ con là con dâu ở nhà này. Con gáι phải biết tam tòng tứ đức, kính trọng phụ mẫu, giờ hầu chồng, sau này dạy con, không có cái phép được hỗn láo như thế nghe chưa?”

“Thôi được rồi mình.” Bà Tư thương xót xuýt xoa, khẽ ᵭάпҺ Loan thật nhẹ. “Cái con nhóc này chẳng biết điều gì cả. Lần sau nhớ đừng tái phạm nữa nghe chưa?”

Một cái đám cưới chẳng giúp Loan với Định thương nhau, chỉ làm hai bên ghét nhau thêm. Loan làm dâu, mà chẳng khác nào làm người ở đợ trong nhà. Từ giặt quần áo, cơm nước, cho gà ăn. Quanh ngày quanh tháng quần quật mà cũng không hết việc. Nhưng nhìn sang mẹ chồng, bà Tư, cô mới thấy hết được cái khổ của đàn bà trong ngôi nhà này. Bà phải làm phở từ mười hai giờ đêm, mới ba giờ sáng đã lật đật gánh nồi nước dùng to đùng ra chợ. Cứ chợ nào đến phiên, bà đi chợ đấy, đôi khi phải đi bộ hàng cây số. Bố chồng học chữ Nho, khi thì ra quán nước đầu làng bàn chuyện Khổng Tử, lúc thì ngồi lỳ trong nhà viết chữ, gặp ai cũng đem cho. Trong những năm tháng ấy, nếu như hỏi điều gì làm Loan vui vẻ nhất, thì chắc hẳn là bà Tư. Bà sẽ để lại cho cô miếng ϮhịϮ to nhất trong bát phở nóng, sẽ mua giấy bút và sách giáo khoa để cô lén học chữ, và tặng cô rất nhiều món đồ chơi mới lạ mà tụi nhỏ tгêภ thành phố thường chơi.

Mọi chuyện đáng ra vẫn sẽ diễn ra như vậy. Song, năm ấy, bố chồng đột ngột mất. Căn nhà cũ của họ bị các bác nhà nội tranh năm xẻ bảy. Bà Tư ngồi bần thần bên bàn, nháy mắt già đi vài tuổi. Khi bố chồng còn sống, dù ông lười biếng và gia trưởng, nhưng cái uy nghiêm ở đó vẫn chống đỡ được cho gia đình. Giờ ông đi mất rồi, người thân như kền kền bám vào rỉa hết số tài sản còn sót lại. Bà Tư tính toán đưa Định về quê ngoại, trước khi đi, đưa cho Loan 17 đồng bạc.

“Trước đây con còn nhỏ không hiểu chuyện, người lớn ép dầu ép mỡ ép duyên, làm lỡ dở con. Mẹ không có nhiều, con cầm lấy đi. Nếu con muốn về nhà, mẹ gọi bố mẹ đến đón con.”

Loan cầm đồng tiền tần ngần không đáp, cô biết giờ chẳng còn nhà để mình về nữa rồi. Bố mẹ vừa đón thêm một cậu em trai, cưng chiều hết mực, có lẽ đã quên cô con gáι này từ lâu. Có một lần Loan lén về thăm nhà, thấy mẹ đang nựng em, bèn hỏi.

“Mẹ mang con về được không? Ở đó con khổ lắm. Về nhà con có thể cấy lúa trồng ngô, có thể giúp mẹ chăm em được. Mẹ mang con về đi.”

Mẹ cô vẫn dịu dàng nựng em trai:

“Mẹ không đưa con về được. Nhà mình nhận sính lễ của người ta ta rồi con à.”

“Trả lại sính lễ là được mà mẹ.”

“Nhà mình còn phải nuôi em trai con, còn phải tích tiền cho nó đi học. Lấy đâu ra tiền mà trả lại người ta. Con chịu khó đi, đứa con gáι nào mà chẳng đi làm dâu.”

“Con cũng là con của mẹ. Mẹ chưa bao giờ cho con đi học mà…” Loan tủi thân đáp.

“Con gáι… Dù có học thì cũng bay đi. Con nên học làm một cô con dâu tốt, học chữ để làm gì?”

Nhớ lại những lời hôm ấy, đồng tiền tгêภ tay nặng trịch, Loan ôm chầm lấy chân mẹ chồng:

“Mẹ cho con làm con gáι của mẹ được không? Con không muốn về.”

Sau hôm ấy, ba mẹ con dắt díu nhau về quê. Bà Tư cũng nói với thiên hạ hàng xóm rằng mình có hai đứa con. Loan là con gáι lớn, bắt Định gọi là chị. Không còn gông cùm vợ chồng, hai đứa trẻ cũng dần thân thiết hơn xưa. Bà Tư đau ốm Ьệпh tật liên miên, việc đồng áng và nồi phở lúc này dồn lên vai Loan. Định muốn nghỉ học để phụ giúp mẹ, Loan la lên.

“Không được.” Cô nghiêm chỉnh chống пα̣пh như một người lớn. “Cái gì chứ học là không thể bỏ. Cậu học giỏi như thế, càng phải học. Học thì mới kiếm được nhiều tiền, mới thành tài để chăm sóc mẹ chứ.”

Định mếu máo: “Nhưng tiền ở đâu mà học? Nhà mình nghèo lắm rồi.”

“Tôi nuôi cậu. Kể từ giờ tôi sẽ kiếm tiền đủ để cậu đi học. Cậu mà chểnh mảng học hành ấy hả, đừng có trách tôi đấy nhen!”

Loan nói nuôi Định là nuôi thật, một bên học hết món nghề nấu phở của mẹ chồng, một bên làm bánh đúc mang ra chợ bán. Bà Tư chân dần chậm, hay đau thắt ռ.ɠ-ự.ɕ, không thức khuya dậy sớm được nữa, đành phải đi thêu quần áo thuê cho người ta. Do có duyên, gánh hàng của Loan đắt nhất các phiên chợ, tiền kiếm được giúp ba người sống không quá khó khăn. Định học rất chăm, còn rất giỏi, được thưởng nhiều nên tiền học phí không đáng là bao. Mỗi khi đi học về, Định sẽ tặng cho Loan một vài mẩu bút chì be bé, dạy cô học chữ.

“Cậu thông minh quá rồi đấy. Cậu mà được đi học, chắc giỏi nhất lớp quá.”

“Tôi đi học thì có ích gì?” Loan cười hì hì. “Tôi không có điều kiện bay xa được như cậu, chẳng bằng kiếm tiền sớm một tí, giàu nhanh hơn là đi học.”

Bảy năm trôi qua, chẳng hay tình cảm giữa hai người đã thay đổi từ bao giờ. Năm Loan hai mươi tuổi, bà Tư gọi riêng cô đến, rớm nước mắt xoa đầu con gáι:
“Con lớn nhanh quá. Ra dáng thiếu nữ rồi.”

Loan cười thẹn thùng…

“Bao năm qua thiệt cho con. Mẹ… mang đang tính nhờ bà mối, giới thiệu cho con mấy chàng trai tốt tính. Tuổi con không còn nhỏ, bắt đầu tính đến chuyện dựng vợ gả chồng được rồi.”

Loan nhảy dựng: “Mẹ! Mẹ không cần con nữa sao?”

“Không phải! Mẹ thương con còn chẳng hết nữa mà. Vì thương con, mới không muốn con vì gia đình mà bươn chải mãi thế này. Nhà cửa này ông bà ngoại để lại, bao năm qua nếu không có con, thằng Định đã chẳng được đi học. Mẹ để lại 2 phần 3 mảnh đất này cho con làm sính lễ.” Bà sụt sùi. “Mẹ bất tài, không có nhiều hơn.”

Bà Tư nói đến đây, chợt, Định đẩy cửa xông vào, hai mắt đỏ hoe.

“Mẹ muốn đưa Loan đi đâu.?”

Bà Tư khó nhọc hé miệng, đang định giải thích thì Định vùng vằng nói:

“Mẹ định đưa vợ con đi đâu. Loan là vợ con, bố mẹ cưới cô ấy về cho con cơ mà. Giờ mẹ lại bắt cô ấy cưới chồng là sao?”

Định nắm chặt tay Loan:

“Con không đồng ý, Loan là vợ con, mẹ đừng có nhờ ai mai mối hết, cô ấy không đi cả.”

Loan mở to mắt nhìn Định dắt mình đi. Triền đê xanh rì cỏ, ánh trăng phủ xuống một màu bàng bạc. Khi hai người dừng lại, Định đã thở hổn hển.

“Cậu đừng lấy chồng mà.”

Loan chợt nhận ra cậu nhóc năm xưa đã cao hơn cô một cái đầu.

“Chờ tôi học thành tài, chờ tôi có nhiều tiền, tôi cưới cậu.”

Chuyên mục: Cuộc sống

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất