Tình cờ yêu – Chương 5

Vũ Linh 102

Tác giả: An Yên

Tú Uyên nãy giờ nghe bà dì mắng mẹ và cậu Thanh cũng định nói lên ý kiến của mình, nhưng rồi cô quyết định im lặng khi thấy tình hình có vẻ căng thẳng. Nhìn mẹ và cậu đi ra ngoài, Uyên cứ ngỡ hai người đã thấy được sai trái, vì ҳúc ᵭộпg, vì thương bà ngoại mà phải ra ngoài. Thế nhưng, lúc cô định xuống xem bà đã ăn hết hay chưa thì tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của hai người mà sững sờ. Đã vậy, khi bà ngoại mắc nghẹn, họ không những chẳng để tâm mà còn mắng nhiếc. Thấy ánh mắt sợ hãï của bà, Uyên lao vào:

– Ngoại… ngoại ơi, ngoại bình tĩnh đi ạ!

Cô vừa nói vừa vỗ vỗ sau lưng bà, một tay vuốt trước ռ.ɠ-ự.ɕ. Bà ngoại ho một tràng dài khiến cơm văng tung tóe, mẹ cô rít lên:

– Trời ơi là trời, có khổ tôi không cơ chứ? Nấu ăn đã vất vả rồi, có mỗi cái việc ăn cũng không xong!

Uyên nhìn mẹ:

– Mẹ, sao mẹ và cậu lại làm như thế? Bà sinh ra cậu và mẹ, nuôi hai người khôn lớn học hành, đã bao giờ bà kể công chưa? Giờ hai người cư xử với bà như thế sao?

Cậu Thanh chỉ vào Uyên:

– Cái con bé này, cho mày ăn học rồi giờ mày ăn nói hỗn láo như thế à? Mày chỉ là đứa con nít mới lớn, nứt mắt ra sang Campuchia được mấy tháng, làm được chút tiền giờ về đây lên mặt với ai hả? Ai cho mày dạy đời người lớn? Bà nuôi tụi tao nhưng mẹ và cậu mày sinh ra và phát triển bình thường, thông minh, có bị lú lẫn đến mức đi vệ sinh cũng không biết chỗ thế này không?

Uyên vẫn không phục:

– Chẳng phải vì hai người mà bà phải vất vả lo nghĩ nhiều đến mức độ thế này sao?

Bà Thủy thở hắt ra:

– Thôi thôi đừng cãi nhau nữa. Rồi chiều cậu cũng về, mai con cũng tới thành phố C, chỉ cái thân tôi là khổ thôi!

Uyên lắc đầu:

– Mẹ nói như thế là sai rồi. Chẳng phải hai người định đưa bà đến viện dưỡng lão cho khỏe thân hay sao? Con nói cho hai người biết, con sẽ đưa bà lên ở với con!

Bà Thủy trừng mắt:

– Này, nuôi con lớn khôn giờ con trả treo với mẹ thế à? Bà đến đó sống thì ai trông cho con đi làm? Hay định ngồi nhìn nhau để bố mẹ nuôi báo cô hả?

Uyên rơi nước mắt. Nhìn ánh mắt ngơ ngác của bà, cô thương đứt ruột:

– Cậu và mẹ quá ích kỷ, quá tàn áċ. Đưa bà lên đó, con sẽ có cách chăm bà, không thể để bà phải khổ sở như thế này nữa!

Vừa nói cô vừa đỡ bà ra ghế ngồi, rồi lại dọn dẹp chỗ chiếu bị cơm văng tung tóe, lau nhà và thay đồ cho bà. Mẹ cô vừa cầm cây lau nhà ra đã thấy Uyên bước lại, giành phần dọn dẹp nên không nói gì nữa, chỉ thở dài thườn thượt…

Chiều hôm đó, Tú Uyên định ra Ủy ban xã xin dấu cho tập hồ sơ xin việc để sớm mai tới thành phố C, ổn định chỗ ở trọ và bắt đầu công việc ở tiệm hoa, song song với đi phỏng vấn ở các trung tâm Anh ngữ. Định thế, nhưng nghĩ đến chuyện trưa nay cậu và mẹ bàn bạc với nhau, Uyên lại lo sợ rằng khi mình đi, hai người đưa bà vào viện trưởng lão thì sao? Bà dì và ông cậu đã về, còn cậu Thanh vẫn ở đó. Xem ra hai người chưa từ bỏ ý định của mình. Nghĩ vậy, Uyên lại chần chừ. Ba giờ rưỡi chiều, cô nghĩ nên đưa bà ngoại đi cùng mình. Nhà cô gần ủy ban, đi bộ một loáng là tới. Thế nên cô nói với bà:

– Ngoại ơi, con đưa ngoại đi dạo nha!

Ngoại nhìn cô cười hiền lành. Uyên bỏ mấy bộ hồ sơ vào chiếc túi rồi dìu bà ra ngoài. Đến sân, cô thấy mẹ hỏi:

– Uyên, con đi đâu đấy? Sao lại dắt cả bà theo?

Uyên mỉm cười:

– Dạ con đưa bà đi dạo!

Mẹ cô nhíu mày:

– Con bảo chiều nay sang ủy ban xin dấu cơ mà?

Uyên gật đầu:

– Vâng, con đi xin dấu luôn ạ!

Mẹ cô nhìn sang bà:

– Vậy con đưa theo bà lên theo làm gì cho vướng tay vướng chân thêm?

Uyên nói:

– Con đưa bà ra ngoài cho thoáng, suốt ngày ở trong phòng, không tiếp xúc với bên ngoài thì làm sao bà tỉnh táo được ạ? Thế nên, con đưa bà theo, không sao đâu mẹ!

Uyên nói xong thì dìu bà đi bộ ra ủy ban. Bà Thủy nói không lại nên chỉ lắc đầu đi vào. Ông Thanh thấy thế liền nói:

– Chị, giờ chị và em soạn đồ đạc của mẹ trước đi. Lát nữa con bé về, em sẽ nhờ nó đi mua một cái gì đó. Trong khi đấy, ở nhà ta sẽ đưa mẹ đi luôn!

Bà Thủy cũng gật đầu chấp nhận. Cả hai tiến về phía phòng của mẹ ruột. Bà Thủy mở chiếc tủ nhỏ đựng quần áo của bà ngoại Uyên, lấy những bộ đồ ra đặt vào chiếc túi du lịch. Ông Thanh phụ giúp chị xếp mấy đồ cá nhân. Mọi thứ cũng đơn giản vì đồ đạc của bà ngoại Uyên có gì nhiều nhặn đâu. Xong xuôi, hai chị em ngồi xuống chiếc giường trong phòng. Ông Thanh xếp hai chiếc gối chồng lên nhau cho gọn, hôm qua tới giờ, Tú Uyên nhất quyết ôm gối sang ngủ với bà ngoại nên mới có hai cái gối tгêภ giường.

Vừa cầm gối lên, ông chợt thấy cuốn album ảnh cũ từ thời xưa được mẹ mình đặt ngay dưới gối. Ông cầm nó lên, cuốn album chỉ có mấy tấm ảnh thôi nhưng được mẹ ông cất rất cẩn thận. Phía sau mỗi tấm ảnh, mẹ ông đều ghi rõ thời gian và địa điểm chụp ảnh. Ông còn nhớ hồi trước nhà nghèo nên đâu được đi chơi hay chụp hình nhiều. Nhưng cái năm ông lên bảy tuổi, bà Thủy mười tuổi, bố mẹ đã quyết định dành dụm tiền cho hai chị em đi ăn kem và chụp vài ba tấm ảnh, kỷ niệm ngày sinh nhật con.

Ông Thanh nhớ như in cảm xúc sung sướиɠ đến lâng lâng khi nghe bố nói đưa hai chị em đi ăn kem – một thứ quà xa xỉ với gia đình ông lúc đó. Ông biết, để có được buổi đi chơi ấy, bố mẹ ông đã phải làm việc cật lực để đổi lấy niềm vui cho con. Lần đầu đứng trước ống kính, ánh mắt chị em ông lúc đó vừa vui sướиɠ vừa hồi hộp. Khoảnh khắc ấy đã được người thợ chụp ảnh nắm bắt lấy.

Cuối album, ông Thanh thấy một bức thư bố ông đã gửi cho mẹ trong một lần đi làm ăn xa. Lá thư chỉ vẻn vẹn mấy dòng vội vã nhưng mang cả một bầu trời tình yêu thương:

” Mình ơi!

Anh viết cho mình mấy dòng, nhờ người ta cầm về cho mình và các con yên tâm rằng anh vẫn khỏe và công tác tốt. Mình là một người vợ hiền, một người mẹ tuyệt vời, là hậu phương vững chắc cho anh. Anh biết, anh đi làm xa, ở nhà mình sẽ cực khổ chăm hai con. Nhưng anh sẽ quyết tâm không để mình phải nhịn cơm cho con được ăn no, nhịn mặc cho con có quần áo mới nữa. Mình chịu khó một thời gian nữa, anh sẽ về!

Thương mình!”

Nào ngờ, đó là những lời cuối cùng bố ông dành cho mẹ con ông. Người đàn ông đã nguyện cả đời bên cạnh mẹ ông bị tai пα̣п và ra đi mãi mãi. Ông Thanh nhớ như in cái khoảnh khắc mẹ ông quằn quại đau đớn lúc nghe tin người ta báo về, gào khóc khi thấy bố ông trở về mà đôi mắt khép chặt, làn môi tái nhợt, cả thân hình bất động vĩnh viễn. Từ đó, mẹ ông mắc chứng hay quên, mỗi lần nhớ ra việc gì, bà đều làm ngay vì sợ sẽ quên mất. Có lẽ nỗi đau quá lớn cộng với những tháng ngày vất vả khổ sở đã khiến bà trở nên như vậy. Hai chị em ông lớn lên, mẹ cố gắng cho các con học hành để trưởng thành, quyết không để con đói, còn dốt. Ông Thanh vẫn nhớ có một lần mẹ vuốt tóc con gáι, lại để cậu con trai nằm lên đùi mình rồi nói:

Advertisement

– Sau này lỡ mẹ quên mất hai chị em con thì sao nhỉ?

Lúc đó ông Thanh đã ngẩng đầu lên nói:

– Con sẽ ở bên cạnh mẹ giúp mẹ khôi phục trí nhớ!

Vậy mà, năm tháng trôi đi, mẹ ông đã quên đi nhiều thứ, chỉ có hai đứa con – thứ mà cả đời bà hi sinh- lại chẳng bao giờ quên. Chỉ có chị em ông đã quên đi rằng mình có một người mẹ giàu đức hi sinh và quên luôn cả bốn phần làm con mà thôi.

Ông Thanh trân trân nhìn bức thư mà không để ý rằng những dòng chữ xưa cũ đã nhòe đi bởi nước mắt của mình. Vội vàng, run rẩy lật giở phía sau bức thư, ông thấy những dòng chữ nguệch ngoạc của mẹ:

” Mình ơi! Em hay quên quá. Không có mình, chẳng ai nhắc nhở cho em cả. Em sợ một lúc nào đó em quên mất cả Thuỷ và Thanh thì ai lo cho con hả mình???”

Ông Thanh khóc nấc lên. Ngồi cạnh ông, bà Thủy bịt chặt miệng, cố mím môi lại để ngăn tiếng khóc thành lời. Dì đã nói đúng, Tú Uyên cũng nói không sai, chị em bà quả là bất hiếu. Tội lỗi lớn nhất của con người nào phải là ﻮ.เ.+ế+..Ŧ người mà là bất hiếu. Bà ʇ⚡︎ựa đầu vào vai em trai nức nở nói:

– Chúng ta đã sai rồi… em ơi …Sai thật rồi…

Ông Thanh cũng gật đầu:

– Chị ơi, chúng ta làm khổ mẹ rồi!….

Chị em ông lật đật xếp lại quần áo của mẹ vào tủ, để những đồ cá nhân lại vị trí cũ. Cuốn album được đặt lại dưới gội đầu giường. Có lẽ trong những phút giây tỉnh táo nhất, mẹ của hai người cũng lần dở những tấm ảnh cũ ra xem và chắc hẳn bà cũng đã khóc vì đau đớn. Có lẽ vì thế nên bà đã đặt những bức ảnh đó ngay dưới gối như một sự nhắc nhở mình không được quên vai trò một người mẹ.

Nhưng thứ bà nhận lại từ những đứa con là sự thờ ơ, xa lánh và vô ơn. Nỗi đau không thể nào buột thốt thành lời, cũng như nỗi niềm ân hận lúc này đang dâng lên trong lòng bà Thủy và ông Thanh. Hai người đã lớn lên, nhận được trọn vẹn tình yêu thương của mẹ, nhưng đổi lại họ đã xem mẹ như một người thừa, một gánh nặng cản trở cuộc sống của họ – cái cuộc đời mà do chính mẹ đã mang lại cho họ…

Chiều về, những ngọn gió ѵυốŧ ѵε vạn vật, lũy tre làng xôn xao khúc nhạc đồng quê. Uyên dìu bà ngoại về đến nhà vẫn thấy xe cậu Thanh ở đó. Cô thầm nghĩ, vậy là cậu và mẹ vẫn canh chừng để đưa bà ngoại đi. Vừa vào đến sân, cô thấy cậu và mẹ vội vã đi ra, đôi mắt họ đỏ hoe, sưng húp như vừa mới khóc. Mẹ cô chợt ôm lấy bà ngoại:

– Mẹ… mẹ ơi ….con xin lỗi mẹ…

Advertisement
Chuyên mục: Cuộc sống

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất