Qua mùa giông bão – Chương 30

Vũ Linh 321

Tác giả : An Yên

Là giọng của Hải Đăng, nhưng anh ấy đang nói với ai vậy nhỉ? Sao giống bị ᵭòι пợ thế kia? Sao lại liên quan đến Khu công nghiệp? Với lại, lâu nay Khu công nghiệp Đồng An làm ăn đang rất phát triển mà, sao lại khó làm ăn? Khả Hân cũng chưa bao giờ nghe Hải Đăng xưng mày tao với ai, sao nửa đêm nửa hôm lại nghe điện thoại với giọng ấy nhỉ?

Hải Đăng nghe điện thoại vừa xong bỗng giật mình khi thấy Khả Hân đứng sau lưng từ lúc nào. Anh ta lắp bắp:

– Vợ…vợ…sao lại đứng đây?

Khả Hân cười, cô nói mà phả ra cả làn khói vì lạnh:

– Em không ngủ được, sợ ảnh hưởng đến mọi người nên ra đây đứng , không ngờ lại thấy anh ở đây. Anh gọi cho ai mà gay gắt vậy?

Hải Đăng hơi khựng lại một lát, tay nắm chặt chiếc điện thoại rồi nói:

– À…không, không có gì đâu! Mình vào thôi em!

Khả Hân thắc mắc:

– Sao Khu công nghiệp mình nhiều hợp đồng như thế mà anh lại nói khó làm ăn ạ?

Hải Đăng vội cười:

– À, hợp đồng nhiều nhưng có nhiều vấn đề phức tạp lắm, nói ra rắc rối thêm, em đừng nghĩ đến làm gì. Đi vào thôi em!

Có vẻ như Hải Đăng không muốn chia sẻ cùng cô những vấn đề anh đang nghĩ nên Khả Hân nhẹ giọng:

– Anh Hải Đăng, chúng mình là vợ chồng, có chuyện gì, anh đừng giấu em nha!

Hải Đăng vuốt tóc cô;

– Ừ, anh biết rồi, vào đi em, người đang yếu, ra đây trời lạnh, lỡ ốm ra đấy thì làm sao?

Khả Hân lại cười:

– Thì có anh chăm chứ sao?

Hải Đăng hôn chụt vào môi vợ:

– Nếu không vì đứa bé trong bụng thì anh sẽ phạt em đấy!

Rồi cả hai đi vào nhà, Hải Đăng ôm cô ngủ, Khả Hân rúc vào vòm ռ.ɠ-ự.ɕ của chồng ngủ thϊếp đi lúc nào không hay.

Vì dịp Tết của người Kinh không trùng với ngày Tết ở Tây Nguyên nên không khí Tết không rộn ràng như dưới xuôi. Người Tây Nguyên ăn tết vào dịp vụ mùa xong, khi lúa gạo trong nhà đầy ắp. Mọi nguồn cội lễ hội thường được tổ chức sau một mùa lúa chín. Nhưng nếu về đúng dịp ấy sẽ ảnh hưởng đến công việc của Khả Hân và Hải Đăng. Vả lại, Bình Dương cũng không phải quê hương của gia đình Khả Hân nên Tết này bố mẹ cô mới quyết định lên nhà Hải Đăng, vừa để hỏi thăm vừa là chúc tết. Ở Gia Lai năm năm nên Khả Hân biết, do vấn đề phong tục và tâm linh nên người dân Tây Nguyên thường ăn tết đúng nghĩa nhất vào thời điểm mừng vụ lúa mới.

Đó là dịp lễ hội được tổ chức linh đình không chỉ riêng từng nhà mà từng buôn làng. Người Tây Nguyên luôn chuẩn bị đón Tết rất chu đáo – dọn dẹp, sửa sang nhà rông, chuẩn bị trâu để mở lễ hội đâm trâu…Họ luôn làm mọi thứ một cách cẩn thận nhất để hi vọng những điều tốt đẹp đến với mọi người, ước vọng mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Nhiều nghi lễ lớn diễn ra, nhiều trò chơi dân gian được tổ chức. Người Tây Nguyên sẽ ăn mặc rất đẹp trong dịp Tết – đàn ông, đàn bà đều diện những bộ khố, váy, trang phục thổ cẩm rất cầu kì và sặc sỡ.

Khả Hân còn nhớ lúc nhỏ, cô từng tham gia đón Tết cùng người dân tộc thiểu số ở Gia Lai bên những bếp lửa lớn, những xiên ϮhịϮ khô nướng thơm nức mũi. Và đặc biệt, Tết ở Tây Nguyên không thể thiếu ché ɾượu cần đầy ắp. Ché ɾượu ngày tết thường được ủ từ trước đó, được làm cẩn thận từ lúa nếp. Ngày Tết, nhà nhà thường để ché ɾượu cần đã được châm đầy nước ở ngay giữa nhà. Khách tới nhà cùng ngồi tгêภ chiếu, cùng nói chuyện và ngậm cần ɾượu mà uống.(các bạn đnag đọc tại fb Yên An)

Người Tây Nguyên còn có lễ bỏ nhà mồ trong ngày Tết. Họ tổ chức ăn mừng, vui chơi quanh nhà mồ. Trai làng thường đem trống, thanh la đến khu vực nhà mồ ᵭάпҺ liên hồi để thức tỉnh những thần linh, hồn ma về ăn tết. Vùng nhà mồ vốn hiu quạnh bỗng trở nên tưng bừng với ɾượu ϮhịϮ, ánh lửa bập bùng với những bài ca tiếng nhạc cổ truyền khuấy động núi rừng.

Khả Hân nhớ mãi lần cô lên mười tuổi, ngày hội nhà mồ không được đi theo bố. Thế nhưng nghe anh Thế Sơn và chị Kim Chi bàn chuyện trốn theo bố, Khả Hân cũng tò mò lại nghe và xin đi theo. Gia Linh còn nhỏ, chỉ nghe đến nhà mồ là tái xanh mặt vì nghĩ đến những hồn ma lởn vởn. Khả Hân mười tuổi nhưng khăng khăng không hề sợ hãï và đó quả là chuyến đi đáng nhớ khi ba đứa bé nói dối mẹ đi sinh nhật bạn và łầɲ ɱò theo bố Khải Tâm. Đó cũng là lần duy nhất ba anh em thực sự đoàn kết trong một việc.

Tối hôm đó, Khả Hân đã chứng kiến lễ bỏ nhà mồ của người Tây Nguyên. Những ngôi mộ được sửa sang, dọn dẹp sạch sẽ và trang hoàng đẹp mắt. Quanh nhà mồ cắm những cành tre, phía tгêภ buộc những miếng vải trắng hoặc đỏ phất phơ, trước mộ dựng cây nêu cao Ꮙ-út, bên tгêภ còn vài chùm lá lưa thưa, cột lủng lẳng những tượng gỗ, những bùa chú xanh đỏ. Dưới chân cây nêu xếp tròn những ché ɾượu cần, ϮhịϮ heo, ϮhịϮ gà để cúng vong linh người dưới mộ và các thần linh. Họ cầu xin các vị thần phù hộ cho linh hồn những người quá cố, chứng giám tấm lòng thành kính của họ trong những năm qua đã hết lòng chăm sóc cho mồ yên mả đẹp, giờ hãy đi chỗ khác cho họ bỏ nhà mồ.

Sau khi khấn vái những câu mà mấy đứa nhỏ như Khả Hân không hiểu gì, vả lại ba anh em cũng không dám lại gần vì vừa sợ bố phát hiện vừa sợ ma, tiếp đó, Khả Hân thấy mọi người ăn uống thâu đêm suốt sáng cho tới tận tối hôm sau. Sau này lớn lên, tìm hiểu nhiều, Khả Hân mới hiểu sở dĩ họ ăn uống linh đình vui vẻ vì người còn sống cho rằng người đã khuất hài lòng và chấp nhận lời cầu nguyện của họ. Tất nhiên là sau đó, vì sợ hãï nên ba đứa trẻ hét toáng rồi co giò bỏ chạy và kết cục bị bố tóm được vụt cho một trận nhớ đời.

Vậy là khi người Kinh chuẩn bị tết với đào thắm, mai vàng thì người Tây Nguyên đón Tết với nắng vàng, trời xanh, gió lộng với những vườn cà phê trổ hoa trắng,mùi thơm dịu nhẹ, thấm đẫm ân tình…

Đang ngồi ngẩn ngơ nhớ về cái tết ở Tây Nguyên, Khả Hân không để ý đến Hải Đăng đã đến ngồi cạnh cô từ bao giờ:

– Ngày mai chúng ta về Bình Dương vợ nhé!

Khả Hân giật mình ngước sang;

– Sao sớm vậy anh? Mới hết ngày mồng một mà anh?

Hải Đăng cười, kéo đầu Khả Hân dựa vào vai mình :

– Em từng ở Tây Nguyên nên cũng biết mà, đây không phải Tết chính ở Tây Nguyên nên cũng chẳng có gì, không được như dưới xuôi. Tết vào vụ mùa mới vui, các năm sau, khi con lớn, vợ chồng mình sẽ xin nghỉ phép, đưa con về đúng dịp Tết được không em?

Khả Hân gật đầu:

– Dạ, tùy anh thôi, em sao cũng được ạ!

Hình như Hải Đăng đã bàn bạc với mọi người nên khi Khả Hân đi vào đã thấy bố mẹ hai bên bàn chuyện về dưới xuôi. Khi đi lên đây tay ҳάch nách mang, nhưng lúc về thì khỏe re mà. Mẹ Hải Đăng gửi biếu bố mẹ cô một ít cà phê, hoàn cảnh nhà anh như thế nên không ai trách cứ gì cả.

Xe về tới Bình Dương cũng đã gần hết ba ngày tết . Gia đình Khả Hân tranh thủ đi chơi ở các khu giải trí, thăm thú bạn bè để chuẩn bị quay lại với công việc.

Thấm thoắt, những ngày tết cũng qua nhanh, mọi người ai lại vào việc nấy. Một buổi tối, Khả Hân đợi mãi không thấy Hải Đăng về. Gọi điện thoại thì chỉ nghe tiếng cô tổng đài báo khóa máy, Khả Hân thực sự lo lắng. Máy Hải Đăng hết pin chăng? Sáng nay anh bảo bận tiếp khách nên hai vợ chồng đi xe riêng. Đã mười giờ đêm, Khả Hân định đi sang nhà bố mẹ nhờ ông Khải Tâm cùng cô đi vài nơi Hải Đăng hay ghé nhưng vừa mở cửa, cô nhìn thấy chồng đứng ngay trước mặt mình. Tuy nhiên, bộ dạng của anh vô cùng thê thảm – quần áo rách mướp, khắp mặt là những vết thâm tím, vết rách rớm ɱ.á.-ύ, tóc tai bù xù và… chiếc xe máy SH cũng không còn nữa…Khả Hân đứng sững sờ….

Chuyên mục: Cuộc sống

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất