Cây ăn thịt: Tác dụng, cách trồng và chăm sóc

Nguyễn Mai 378

Hiện nay, việc trồng các loại cây ăn thịt xen kẽ với cây cảnh trong vườn là một trong những cách hiệu quả. Vì cây vừa mang lại vẻ đẹp độc đáo, vừa giúp kiểm soát ruồi muỗi trong nhà. Để hiểu rõ hơn về loài cây này, bạn đọc hãy xem ngay bài viết dưới đây của Tuổi trẻ và Sắc đẹp nhé.

1. Cây ăn thịt là gì?

Cây ăn thịt hay còn được gọi là cây bắt ruồi bẫy kẹp và có tên khoa học là Dionaea muscipula. Đây là loại cây có lá biến dạng thành hình cái kẹp, các sợi lông xúc giác rất nhạy cảm với các lực tác động bên ngoài. Cây không đợi con mồi thụ động vô tình đi qua mà chủ động tiết ra mật ngọt có mùi thơm hấp dẫn. Điều này, khiến các loại côn trùng, đặc biệt là các loại ruồi, muỗi bị hấp dẫn và biến thành mồi ăn của chúng.

Hình ảnh về cây ăn thịt
Hình ảnh về cây ăn thịt

2. Cây ăn thịt có tác dụng gì?

Loài cây này có nhiều hình thù độc đáo, giúp mang đến nhiều vẻ đẹp mới lại. Từ đó khiến nhiều người cảm thấy thích thú và tò mò về công dụng của cây ăn thịt. Ngoài lấy chất dinh dưỡng từ lòng đất và quang hợp qua ánh sáng mặt trời thì cây còn ưa thích món ăn là động vật. Chúng ăn thịt động vật bằng cách dùng chính thân thể của mình để làm mồi nhử.

Đồng thời sử dụng thêm một số chất như mật, dịch, mùi hương để giúp thu hút động vật tới. Vì vậy chỉ cần một con vật xấu số nào vô tình chạm phải thì ngay lập tức bị kết thúc số phận. Như vậy có thể thấy, loại cây này có tác dụng tiêu diệt được những loài côn trùng gây hại như ruồi, muỗi, sâu bướm, con rệp,…

3. Top 10+ cây ăn thịt phổ biến nhất hiện nay

Với vẻ ngoài nhỏ nhắn và quyến rũ cùng với việc giúp giảm thiểu côn trùng, ruồi muỗi đã giúp loại cây này trở nên có ích. Dưới đây là một số mẫu cây đẹp và độc đáo về hình dáng bên ngoài.

3.1. Cây nắp ấm 

Cây nắp ấm có tên khoa học là Nepenthes và thuộc loài thảo mộc lâu năm nhiệt đới. Đúng như tên gọi, lá của chúng sẽ tạo thành hình ấm để bắt côn trùng dễ dàng hơn. Điểm thú vị là bên trong lá hình ấm có lông răng, chứa các gai nhỏ hướng xuống dưới và bao quanh lối vào ấm. 

Nắp ấm được xem là cây ăn thịt lớn nhất thế, có thể cao tới 5m
Nắp ấm được xem là cây ăn thịt lớn nhất, có thể cao tới 5m

Còn ở phía trên ấm có nắp để ngăn chặn nước mưa và có vô số tế bào trong và mờ, khiến côn trùng lần tưởng đó là một mảng của bầu trời. Khi con mồi rơi vào lá thì nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để chúng không bị thoát ra. Sao đó, con mồi bị trượt xuống phần cuống lá, bị ngâm dịch trong hệ tiêu hóa và biến thành chất dinh dưỡng thực vật.

3.2. Cây bắt ruồi Venus 

Loại cây này sử dụng những sợi lông tơ ở mép lá – đây là những sợi lông rất nhạy cảm. Vì vậy nếu muỗi đến gần để lấy mật hoa sẽ bị lá ngay lập tức đóng lại trong vòng 0,5 giây. Sau đó, cây sẽ nhốt con mồi trong lá và dịch tiêu hóa được tiết ra. Lúc này, con mồi sẽ ngay lập tức bị phân hủy và hấp thụ. Lá cây vẫn tiếp tục mở ra sau khi tiêu hóa hết con mồi.

Mặc dù không có mắt nhưng cây bắt ruồi Venus lại có cơ chế bắt mồi tinh vi
Mặc dù không có mắt nhưng cây bắt ruồi Venus lại có cơ chế bắt mồi tinh vi

3.3. Cây ăn thịt Sarracenia

Khác với 2 loại cây kể trên, cây ăn thịt Sarracenia bắt con mồi theo cơ chế dính. Tận dụng ưu điểm là lá của cây có nhiều lông mịn và sặc sỡ nên đã thu hút côn trùng. Các tuyến ở đầu lông tiết ra chất nhờn sẽ trông giống như những giọt sương trong suốt. Điều này đã nhanh chóng thu hút con mồi bằng mùi thơm của chất nhầy. Khi côn trùng dính vào lá thì lá sẽ cuộn lại để che con mồi và bắt đầu tiêu hóa.

Các tuyến ở đầu lông của cây Sarracenia sẽ tiết ra chất nhờn để dính con mồi
Các tuyến ở đầu lông của cây Sarracenia sẽ tiết ra chất nhờn để dính con mồi

3.4. Cây bắt mồi thuộc họ Crassulaceae 

Với hoa tròn dễ thương, những loại cây bắt mồi thuộc họ Crassulaceae luôn khiến người nhìn phải thích thú. Cây có kiểu dáng giống như sen đá và lá sẽ chuyển sang màu đỏ khi vào mùa thu. Đồng thời lúc này, cây cũng sẽ nở những bông hoa nhỏ để thu hút côn trùng. Bên cạnh đó, cây còn tỏa ra mùi thơm để thu hút và có thể bắt được con mồi nhanh hơn.

Cây bắt mồi thuộc họ Crassulaceae sẽ nở ra những bông hoa đẹp để thu hút con mồi
Cây bắt mồi thuộc họ Crassulaceae sẽ nở ra những bông hoa đẹp để thu hút con mồi

3.5. Cây Bladderwort

Đây được xem là một trong những thực vật ăn thịt phổ biến nhất với hơn 200 loài khác nhau. Cây Bladderwort thường sống ở dưới nước hoặc những vùng đất ngập nước mặt. Cây bắt côn trùng bằng cách tận dụng các bẫy giống như bong bóng nhờ trên lá. Khi con mồi đi ngang qua, cây tạo ra một rung động nhỏ và kích thích những sợi lông nhạy cảm khiến bẫy hút các con mồi. Tiếp theo là tiết ra các chất men tiêu hóa để hòa tan xác con mồi.

 Bladderwort là loài cây ăn thịt sống dưới nước hoặc những vùng đất ngập nước
Bladderwort là loài cây ăn thịt sống dưới nước hoặc những vùng đất ngập nước

3.6. Cây hố bẫy 

Cây hố bẫy có tên khoa học là Sarracenia và thường sống ở các khu vực đầm lầy Bắc Mỹ. Mỗi lá của cây có hình dạng như một bao đài, phiến lá có nắp sặc sỡ trông như cái dạ dày với nhiều tuyến tiết mật thu hút sâu bộ. Vì thế khi sâu bọ sao vào thì sẽ không tài nào thoát ra được. 

Cây hố bẫy có bao đài dài, phiến lá có nắp sặc sỡ
Cây hố bẫy có bao đài dài, phiến lá có nắp sặc sỡ

3.7. Cây cỏ bơ 

Loài cây này thường sống ở những khu vực ẩm ướt như châu Mỹ, châu Âu và Bắc Á. Chúng tiết ra chất nhầy trên bề mặt lá tiết ra giống như những giọt nước. Điều này đã giúp thu hút những con côn trùng đang đi tìm nước. Khi con mồi đậu xuống, cây sẽ tiết ra chất nhầy trơ. Ngay sau đó con mồi sẽ bị dính chặt và bọc trong chất nhầy này.

Lá cây cỏ bơ có các lỗ chứa chất dính hình giọt nước với mục đích thu hút côn trùng
Lá cây cỏ bơ có các lỗ chứa chất dính hình giọt nước với mục đích thu hút côn trùng

3.8. Cây gọng vó 

Cây gọng vó sống trong các đầm lầy hay bãi than bùn, được tìm thấy ở khắp các châu lục trừ Nam Cực. Những chiếc lá của cây này có rất nhiều lông tuyến – đây là một chất lỏng dính giống như một giọt nước giúp thu hút côn trùng. Chúng đã tận dụng đặc điểm này để tạo thành cái bẫy. Trong trường hợp con mồi sa bẫy và cố gắng kháng cự thì sẽ bị chết trong vòng 15 phút . Vì các chất nhầy do cây gọng vó tiết ra đã khiến chúng bị ngạt thở.

Cây gọng vó thường sống trong các đầm lầy hay bãi than bùn
Cây gọng vó thường sống trong các đầm lầy hay bãi than bùn

3.9. Cây loa kèn vàng 

Trong lá hoa kèn vàng có chất ngọt khiến côn trùng rất thích. Vì vậy khi ăn vào con mồi sẽ bị tê liệt và rơi vào đáy hoa rồi sau đó phân hủy thành chất dinh dưỡng cho cây. Điều thú vị là cây này không sợ bất cứ loại côn trùng nào từ ruồi, nhện,… Tuy nhiên, cây lại không thể ăn được loài bọ cánh cứng vì rất khó để tiêu hóa được.

Điểm hấp dẫn của cây loa kèn vàng là trên lá có chất ngọt khiến côn trùng rất thích
Điểm hấp dẫn của cây loa kèn vàng là trên lá có chất ngọt khiến côn trùng rất thích

3.10. Cây Heliamphora

Đây là một loại cây với những chiếc lá có hình dạng giống như bông hoa hồng. Thay vì sử dụng enzyme để tiêu hóa con mồi, cây lại dùng vi khuẩn cộng sinh. Khi con mồi chui vào bên trong thân sẽ ngay lập tức bị giam cầm. Sau đó bị các vi khuẩn cộng sinh bên trong thân cây tiêu diệt. Những chiếc trơn và chứa đầy nước sẽ là nơi con mồi bị nhốt giữ bên trong. Cây Heliamphora sẽ để thức ăn tự rơi vào bẫy và tiêu hóa các chất dinh dưỡng đã được phân hủy vì cây không thể tự tiết ra dịch tiêu hóa.

Lá cây Heliamphora có hình dạng như bông hoa hồng
Lá cây Heliamphora có hình dạng như bông hoa hồng

4. Mua cây ăn thịt ở đâu? Giá bao nhiêu tiền?

Với vẻ đẹp độc đáo, loài cây này đang được rất nhiều người lựa chọn trồng ở khu vực ban công, sân thượng hoặc ngoài vườn. Hiện nay, bạn có thể mua cây trồng dễ dàng trên các trang thương mại điện tử lớn như shopee, lazada, tiki,… Tùy vào từng loại cây ăn thịt cụ thể sẽ có mức giá khác nhau. Tuy nhiên, cây này cũng có giá thành giá rẻ, dao động trong khoảng 30.000 – 100.000 đồng.

5. Tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây ăn thịt hiệu quả

Cây bắt mồi sinh trưởng tốt nhất trên giá thể là xơ dừa, rêu, nham thạch, cát,… Tuyệt đối không trồng cây trên đất thịt hoặc đất giàu dinh dưỡng vì cây sẽ không ra bẫy kẹp. Do đó cây chỉ ra bẫy kẹp khi được trồng trong môi trường nghèo chất dinh dưỡng. 

Cây khá dễ chăm sóc, nhưng cần phải lưu ý đến những yếu tố như ánh sáng, độ ẩm và phân bón. Cây bắt mồi cần ít nhất 2 giờ ánh nắng để quang hợp. Độ ẩm đối với cây cũng rất quan trọng vì sẽ giúp cây lâu tàn và to hơn. Vì vậy mọi người cần phải luôn duy trì độ ẩm xung quanh trên 50%. Đặc biệt cây cũng không cần bón phân vì chúng sống nhờ vào nước và bắt côn trùng để nuôi dưỡng cây.

Bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về cây ăn thịt. Tuổi trẻ và Sắc đẹp hy vọng rằng những gì được chia sẻ sẽ hữu ích với mọi người. Bạn đừng quên ghé thăm trang website của chúng tôi để cập những kiến thức về các loại cây trồng nhé.

Chuyên mục: Phong thủy nhà ở

5 ( 2 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất