Hoa dã quỳ cho vẻ đẹp ngất ngây và các địa điểm check in cần biết 

Nguyễn Mai 392

Cứ mỗi độ cuối thu, đầu đông, những rặng dã quỳ rực rỡ sắc màu lại vô cùng thu hút. Các bạn trẻ “săn lùng” những địa điểm hoa dã quỳ đẹp để có cho mình những bộ ảnh tuyệt vời. Cùng Tuổi trẻ và sắc đẹp “bắt trọn mùa thu” qua loài hoa này nhé.

1. Những đặc điểm về cây hoa dã quỳ

Hoa dã quỳ có tên gọi khác là cúc quỳ, sơn quỳ, hướng dương dại, hướng dương Mexico, cúc Nitobe,… Dã quỳ có danh pháp khoa học là Tithonia diversifolia. Đây là loài thực vật thuộc họ Cúc, phân bố ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Dã quỳ là loài hoa thân thảo, chiều cao trung bình đạt khoảng 1 – 2m. Với những cây lâu năm, đặc biệt có thể cao đến 3m. Sau khi cây trưởng thành sẽ chuyển từ thân thảo sang thân gỗ. Vậy nên, khi còn non cây sẽ có màu xanh, sau này sẽ chuyển sang màu nâu. Lúc này những lá cây có nhiều nét khá giống với hoa cúc

Hoa dã quỳ với những cánh mỏng màu vàng rực rỡ
Hoa dã quỳ với những cánh mỏng màu vàng rực rỡ

Phiến lá tương đối nhẵn, mặt dưới có gân tỏa ra. Lá được bao phủ bởi một lớp lông mỏng, kết hợp với sương sớm như một lớp bạc mỏng. Cánh hoa dài, mỏng có màu vàng rực rỡ đặc trưng. Bông hoa có hình dáng giống hoa hướng dương nhưng nhỏ nhắn hơn giống hoa cúc. Hoa vừa mọc đơn lẻ vừa mọc theo từng chùm. Mỗi bông gồm 13 cánh, có đường kính khoảng 8 – 10cm. 

Dã quỳ có nguồn gốc từ Mexico cho nên đã có tên là cúc Mexico. Hoa được du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỉ 19. Người Pháp đem loại dã quỳ đến các đồn điền ở Lâm Đồng. Hoa được trồng để làm phân bón cho các vườn cà phê và cao su. Sau này, dã quỳ đã phát triển ra khắp Tây Nguyên rồi cả nước. 

2. Tìm hiểu sự tích hoa dã quỳ

Dã quỳ là loài hoa gắn liền với câu chuyện diễn ra ở một làng quê xa xôi, hẻo lánh. Năm ấy hạn hán liên miên khiến mùa màng thất bát, người dân lâm vào cảnh khốn cùng. Mọi loài cây cối, động vật đều khô héo, chết đi. Thấy vậy, có một chàng trai đã bỏ lại người yêu để ra đi tìm nguồn nước cho dân làng. Cô gái ở lại ngày ngày ngóng trông chàng trai trở về.

Cô gái ấy cứ ngồi bên bờ suối đợi người mình yêu ngày này qua tháng nọ. Đến khi cô không đợi được nữa, quyết định đi tìm chàng trai. Cô đi mãi, đi mãi qua bao ngọn núi cánh đồng mà vẫn không tìm được. Thế rồi cô ngã xuống vì kiệt sức. Tại nơi ấy mọc lên một loài hoa vàng rực, thời tiết khô cằn vẫn nở hoa. Người ta gọi đó là hoa dã quỳ, đại diện cho tình yêu mãnh liệt, thủy chung. 

3. Ý nghĩa về hình ảnh hoa dã quỳ

Ngoài vẻ đẹp rực rỡ đặc biệt của mình, dã quỳ cũng mang nhiều ý nghĩa vô cùng thú vị không phải ai cũng biết. Những ý nghĩa ấy như giúp cho hoa thêm phần xinh đẹp, đáng yêu hơn. 

Sức sống mãnh liệt

Dã quỳ có thể mọc ở rất nhiều nơi, thích nghi tốt với các loại địa hình khác nhau. Bạn có thể bắt gặp những bụi hoa dã quỳ trong vườn nhà, bên bờ ao, vệ đường hay trên cao nguyên núi đá, những con đường treo leo. Hoa nở vào mùa khô, mùa khắc nghiệt với thời tiết giá lạnh, ít nước mưa. Vì vậy, dã quỳ tượng trưng sức sống bền bỉ, mãnh liệt và kiên cường, đại diện cho ý chí vượt lên khó khăn của con người. 

Dã quỳ tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và tình yêu thủy chung
Dã quỳ tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và tình yêu thủy chung

Tình yêu chung thủy

Như trong câu chuyện sự tích về dã quỳ, hoa thể hiện cho một tình yêu vô cùng chung thủy, gắn bó. Tình yêu ấy có thể vượt qua bao khó khăn thử thách, bao núi sông cũng không ngăn cản được. Dã quỳ tượng trưng cho sự bền chặt, gắn bó không thể tách rời, luôn yêu thương mãnh liệt và nồng cháy vượt mọi gian lao. 

4. Hoa dã quỳ có những tác dụng gì?

Dã quỳ là một loài hoa đẹp nên có thể dùng để làm cảnh. Trồng vài cây dã quỳ trong vườn hay một bình hoa dã quỳ trong nhà giúp cho không gian thêm thẩm mỹ. Ngoài ra, hoa còn có nhiều công dụng khác trong y học và cuộc sống.

Làm thuốc chữa bệnh

Loài hoa này đã được sử dụng làm thuốc từ xa xưa, ở nhiều nơi trên thế giới như Mexico, Nhật Bản, Trung Quốc, việt Nam. Một số bệnh lý hoa có thể điều trị được kể đến như: 

  • Chống ngộ độc
  • Chữa bong gân, gãy xương, vết thâm tím
  • Bệnh ngoài da như nấm bàn chân
  • Chữa mồ hôi trộm
  • Lợi tiểu, thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan
  • Chữa vàng da, viêm bàng quan,…

Làm phân bón, thuốc trừ sâu

Thân cây dã quỳ chứa các chất như photpho, canxi, magie nên được sử dụng để ủ phân xanh, làm phân hữu cơ. Ngoài ra, lá cây còn chứa các chất như sesquiterpene, diterpenoids,… Những chất trong hoa thường được sử dụng làm thuốc trừ sâu sinh học. Bạn có thể lấy lá cây, giã nát, vắt lấy nước rồi đun lên làm thuốc trừ sâu. Từ đó vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa bảo vệ sức khỏe con người. 

5. Nơi nào checkin hoa dã quỳ đẹp nhất?

Ở Việt Nam có rất nhiều địa điểm đẹp để check in với dã quỳ. Có thể kể đến những nơi như: Núi Voi, thung lũng Vàng, cung đường Trại Mát – Cầu Đất,… Ở miền bắc, bạn có thể đến Ba Vì, cách Hà Nội khoảng 50km. Hoặc bạn có thể đến vườn hoa dã quỳ tại Xuân Đỉnh, Nam Từ Liêm. Đây là vườn hoa do người dân địa phương trồng. Những nơi khác có hoa dã quỳ đẹp như Chư Đăng Ya – Gia Lai, Mộc Châu – Sơn La, Mường Phăng – Điện Biên, Đèo Sài Hồ – Lạng Sơn,…

Mùa giã quỳ nở thu hút nhiều người tìm đến để checkin
Mùa giã quỳ nở thu hút nhiều người tìm đến để checkin

6. Cách trồng và chăm sóc cây hoa dã quỳ đơn giản nhất

Dã quỳ thuộc loại hoa dại, vậy nên rất dễ trồng và chăm sóc. Hoa có thể thích ứng ở nhiệt độ từ 15 đến 38 độ C. Đây là loại cây ưa ánh sáng nên cần ít nhất 6 – 10h chiếu sáng mỗi ngày. Cây thích hợp với các loại đất thoát nước tốt như: Đất cát, đất thịt nhẹ, đất sét nhẹ,… Độ pH lý tưởng cho cây phát triển là 6 – 7.5. 

Để trồng dã quỳ, bạn sử dụng kéo hoặc dao tiện để cắt cành. Chọn những cành khỏe mạnh, không sâu bệnh, cắt tại chỗ bám vào cây mẹ thành các đoạn dài khoảng 10 – 15cm. Sau đó cần loại bỏ hết các lá thấp, giâm cành vào bầu đất đã được chuẩn bị sẵn. Đặt các cành giâm vào nơi râm mát, sau 2 – 3 tuần cây sẽ bắt đầu ra rễ. 

Giai đoạn trồng từ bầu đất sang chậu hoặc khu vực đất trồng, bạn cần bổ sung đầy đủ nước cho cây. Khi cây đã phát triển tốt có thể hạn chế tưới hơn. Khi cây sắp ra hoa, nên tưới nhiều nước để giã quỳ ra nhiều, hoa to đẹp. Bạn nên sử dụng rơm, rạ làm lớp phủ vào gốc cây để tạo độ ẩm và tránh cỏ dại. Cây cần được bổ sung các chất dinh dưỡng từ phân hữu cơ. Đặc biệt các giai đoạn cây non và khi ra hoa cần nhiều chất dinh dưỡng hơn cả. 

7. Hình ảnh đẹp về hoa dã quỳ không thể bỏ lỡ

Những hình ảnh dã quỳ vàng rực trên các con đường, cánh đồng hay ngọn núi không còn xa lạ. Cứ đến mùa hoa, mọi người lại nô nức nhau đi tìm kiếm rồi chụp lại những bộ ảnh lưu giữ kỉ niệm. Cùng ngắm nhìn những hình ảnh đẹp và nên thơ về dễ quỳ trong những bức hình sau.

Dã quỳ mang nét đẹp độc đáo của hoa cúc vàng và hướng dương
Dã quỳ mang nét đẹp độc đáo của hoa cúc vàng và hướng dương
Giã quỳ gắn liền với câu chyện tình yêu cảm động
Giã quỳ gắn liền với câu chyện tình yêu cảm động
Dã quỳ thường nở rộ vào cuối tháng 10 dương lịch
Dã quỳ thường nở rộ vào cuối tháng 10 dương lịch
Giã quỳ được rất nhiều bạn trẻ yêu thích
Giã quỳ được rất nhiều bạn trẻ yêu thích

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về loài hoa dã quỳ. Hy vọng rằng, chúng tôi đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về một loài hoa đẹp lung linh trong tình yêu. Mọi người hãy nhanh tay check in với những bông dã quỳ tràn đầy sức sống ngay gần địa điểm sinh sống nhé. 

Chuyên mục: Phong thủy nhà ở

5 ( 3 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất