Các cụ dặn: “Dù thân thiết đến mấy, đến nhà nhau chơi, đừng quên 3 điều này”

Vũ Linh 8692

Nhiều người cho rằng càng những người thân thiết, càng không cần câu nệ lễ nghĩa, nhưng đó là quan niệm sai lầm.

Đến nhà ai cũng phải hẹn trước

Dù thân thiết đến mấy, đến nhà ai, bạn cũng cần hẹn trước. Việc bạn đến thăm nhà đột xuất đôi khi làm chủ nhà bất ngờ, có thể ảnh hưởng đến kế hoạch của họ. Có thể họ đã hẹn với ai đó hoặc dự định đi chơi, có sự sắp xếp khác và không thực sự sẵn sàng tiếp đãi khách cũng như không có nguyên liệu để tiếp đãi khách ở nhà. Ngay cả khi bạn lịch sự nói rằng bạn có thể ăn bất cứ thứ gì, chủ nhà cũng sẽ không thực sự cảm thấy thoải mái.

Việc mua sắm và nấu nướng tạm thời để chiêu đãi khách, chuẩn bị thực đơn và đồ uống sẽ gây thêm phiền phức không đáng có cho chủ nhà. Sự xuất hiện của vị khách không mời làm chủ nhà nào cũng bối rối.

Một hoặc hai lần, đối phương sẽ không để tâm nhưng khi việc này xảy ra thường xuyên hơn, chủ nhà có thể sẽ không cả nể như trước. Một mối quαп Һệ đang tốt đẹp bỗng trở nên có khoảng cách hơn vì những chuyến đến thăm không báo trước của bạn. Có rất nhiều cách để duy trì mối quαп Һệ, tại sao bạn lại không chú ý đến chi tiết này?

Trước khi đến thăm nhà người khác, bạn hãy hẹn trước vài ngày hoặc ít nhất cũng là gọi điện trước. Thường thì khi bạn đến nhà người khác với tư cách là khách, chủ nhà sẽ hỏi bạn muốn ăn tối lúc mấy giờ, sau khi đã thống nhất thời gian thì hãy đến trước khoảng 20-30 phút, không quá sớm hoặc quá muộn.

Nếu bạn đến muộn vì tắc đường, hãy gọi điện báo trước; đây gọi là thể hiện sự tôn trọng với chủ nhà. Nhìn chung, khi đến thăm nhà người khác, ngoài việc đặt lịch hẹn trước, bạn cũng phải nhớ có mặt đúng giờ.

Đừng đến tay không

Có câu nói vui thời hiện đại là “khách đến nhà không quà không tiếp”. Câu nói này không phải là không có ý nghĩa. Đến nhà người khác, việc mua quà là phép lịch sự.

Khi đến thăm nhà người khác, bạn luôn tới tay không rồi rời đi sau lời cảm ơn vì bữa ăn, nhiều lần như vậy chính là thể hiện sự thiếu tôn trọng gia chủ. Dù là đi mua sắm để nấu ăn, dọn dẹp đồ ăn thừa sau bữa tiệc hay dọn dẹp nhà bếp, chủ nhà đều mất không ít công sức. Một món quà dù nhỏ dù to đều là thể hiện sự quan tâm của bạn đến chủ nhà, khiến họ cảm thấy sự tôn trọng của bạn.

Dù mối quαп Һệ tốt đẹp đến đâu, khi đến thăm nhà người khác, hãy nhớ mang theo một món quà trên tay. Đó có thể là chút hoa quả khi đến thăm nhà bạn, một chai ɾượu cho buổi tiệc cuối tuần hay món đặc sản nào đó của địa phương bạn.

Không tò mò, tọc mạch về cuộc sống riêng của chủ nhà

Tất nhiên, khi đến thăm nhà, bạn sẽ tìm hiểu về điều kiện ăn ở, sinh sống, lẫn mối quαп Һệ của gia chủ. Một số người cho rằng vốn là quαп Һệ thân thiết, vài ba câu hỏi riêng tư trong bữa ăn cũng là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, trừ khi chủ nhà chủ động chia sẻ, bạn không nên khiến người khác khó xử bằng những câu hỏi quá riêng tư.

Ví dụ: Hai vợ chồng họ đã cãi nhau về một vấn đề nào đó vài ngày trước. Người vợ chán nản tâm sự với bạn. Bạn và cô ấy đã trò chuyện khá lâu và giúp cô ấy giải toả nỗi lòng. Tuy nhiên, sau đó, khi đến nhà bạn ăn cơm, với tư cách là khách, bạn lại kể chuyện đó với cả hai vợ chồng. Điều này khiến gia đình họ cảm thấy không thoải mái trong bữa cơm.

Chuyên mục: Cuộc sống

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất