Tác giả : An Yên
Trà My nhìn theo bóng dáng cao lớn của Bá Tùng, trong lòng bực bội nhưng vẫn trưng ra bộ mặt vui vẻ. Bị bỏ lại một mình, My tiến đến chào hỏi các phụ huynh:
– Dạ con chào cô chú ạ!
Ông Bá Trọng đang nói chuyện với bộ tứ của mình cùng vợ chồng Thiên Vĩ liền ngẩng lên:
– Ừ, chào cháu!
Còn bà Trúc Linh thì chỉ gật đầu chứ không nói mà quay sang buôn chuyện với bà Tú Vi:
– Mấy món này em làm vẫn chưa ngon bằng chị!
Bà Vi cười ngất:
– Ối dào, kiếm con dâu đảm đang về nó nấu cho! Mấy cái thằng này noi gương cha hay sao á em ạ, chả chịu yêu đương gì hết. Không biết thời nay có những người như tụi mình ngày xưa cho nó yêu không nhỉ?
Bà Thư cười tươi rói:
– Giờ khó lắm chị ơi, toàn loại tầm gửi với ruồi muỗi bâu xâu mắc mệt!
Nãy giờ im lặng, ông Vương Thăng nhìn sang ông Trọng:
– Kể ra tụi mình may mắn thật, lấy được vợ đã xinh lại vừa giỏi vừa tốt bụng nữa. Chứ vớ phải mấy cô chân dài tới nách mà пα̃σ ngắn thì mệt lắm. Giới Showbiz mê mỗi diễn viên Minh Châu thôi!
Cả hội lại cười ha hả như thời còn son trẻ, hại Trà My đứng đó như người dư thừa. Thấy chẳng còn chỗ cho mình, cô ta chào mọi người và ra về trong hậm hực.
Sau bữa tiệc, khi mọi người đã về hết, ông Trọng mới gọi Bá Tùng lại:
– Bơ, lại đây bố hỏi!
Tùng không cần nghĩ cũng biết bố sẽ hỏi về Trà My nên thong thả lại ngồi xuống ghế và nói luôn:
– Cô ta ʇ⚡︎ự đến bố ơi, con có mời đâu ạ, con đâu rảnh rỗi đi dây dưa với mấy loại đó!
Bố của anh đưa đôi mắt kiên nghị nhìn con:
– Được, nếu con không có ý định thì cắt đuôi cho sớm, tránh phiền phức. Đừng để bố thấy nó õng ẹo ở đây, ô nhiễm cả không khí. Con phải biết, cái giới showbiz rất phức tạp, đến bà nội cũng chọn ông nội chứ không theo nghề vì không chịu được áp lực.
Bá Tùng gật đầu:
– Dạ, con hiểu mà bố. Dĩ nhiên là có rất nhiều nghệ sĩ chân chính, nhưng Trà My thì không!
Ông Trọng nhìn con:
– Đúng, có rất nhiều nghệ sĩ tốt, làm từ thiện nhiều, phục vụ nhân dân. Nhưng cỡ như con bé đó thì nhìn qua là biết không ʇ⚡︎ử tế rồi.
Bá Tùng vâng lời cha:
– Vâng, con biết ạ. Bố mẹ yên tâm!
Sau đó anh đứng dậy, xin phép lên phòng:
– Hôm nay con không về bên kia, con muốn ngủ lại đây ạ!
Ông Trọng gật đầu đồng ý. Bá Tùng có một căn hộ riêng gần Tập đoàn, nhưng ngày nào anh cũng dành một chút thời gian về thăm bố mẹ. Tối nay là sinh nhật mình, anh muốn ngủ lại ngôi Biệt thự mà anh đã sinh ra và lớn lên với bao kỉ niệm buồn vui. Còn Cẩm Trang sau buổi lễ sinh nhật thì có việc phải lên đội trọng án luôn. Công việc mà con lựa chọn biết là пguγ Һιểм nhưng là việc bảo vệ bình an cho nhân dân nên vợ chồng ông Trọng luôn ủng hộ. Họ chỉ biết dặn dò con cẩn thận và cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với cô công chúa bé nhỏ.
Trong khi đó, tại khu trọ của Tú Uyên…
Mười giờ tối, cô mới về tới khu trọ. Chỗ này ngõ vào không quá sâu, đèn sáng, giờ này thành phố C vẫn tấp nập lắm nên cô không quá lo. Đi vào đến cổng dãy trọ, Uyên ngạc nhiên khi thấy một đứa trẻ chừng bốn, năm tuổi ngồi thu lu ở đó. Cổng trọ đã đóng, cô đến đây mấy ngày rồi có thấy đứa bé nào đâu vì ở đây toàn những người chưa lập gia đình. Uyên cúi xuống hỏi:
– Con tìm ai thế? Sao giờ này còn ngồi đây?
Mặt đứa bé tèm lem nước mắt, ánh mắt vừa lo sợ vừa mệt mỏi, có lẽ bé đói. Thấy Uyên hỏi, đứa bé nước mắt giàn giụa:
– Con…con…chờ mẹ….mẹ…bỏ…con rồi…!
Tú Uyên thấy vấn đề không đơn giản. Cô liền ngồi thụp xuống, lau nước mắt cho thằng bé rồi nói:
– Mẹ con tên gì? Ở đâu? Sao con lại ngồi đây chờ?
Đứa bé nức nở, chỉ tay vào phía trong khu trọ:
– Mẹ…mẹ….Hương…ở đây…
Uyên nhớ khu trọ này có bốn phòng nhưng đâu có ai tên Hương. Chắc thằng bé bị lạc đường rồi. Cô nói:
– Được rồi, giờ cô sẽ nhờ các chú côпg αп tìm mẹ cho con nha!
Cậu bé lắc đầu nguầy nguậy:
– Không…không phải, mẹ con ở đây, giờ đi rồi.. mẹ …mẹ không cần con nữa….
Nhìn thằng bé có cặp mắt to tròn, đen láy, đôi môi run rẩy, Tú Uyên thương xót. Cô vội nói:
– Được, vậy con vào đây, cô nấu mì cho con ăn tạm rồi ta tính tiếp được không? Con đói không?
Cậu bé gật gật đầu:
– Con đói lắm ạ!
Uyên vội vàng mở cổng, cậu bé theo cô vào phòng. Uyên rửa tay chân cho bé rồi pha mì tôm. Thằng bé húp soàn soạt bất kể mì còn nóng, rõ ràng bé rất đói.
Ăn một loáng hết tô mì, thấy thằng bé đã bình tĩnh hơn, Uyên hỏi:
– Giờ con nói cô nghe, con tên gì?
Cậu bé vừa uống ngụm nước mà Uyên đưa cho vừa nói:
– Cháu tên là Minh Quang, ở nhà mẹ thường gọi cháu là Bốp ạ!
Uyên cầm bàn tay của cậu bé:
– Bốp này, cháu nhớ kỹ xem mẹ cháu sống ở đâu?
Bé Quang nhìn quanh căn phòng của Uyên và nói:
– Ở đây ạ… nhưng rồi mẹ dắt cháu đi… rồi ….rồi bỏ cháu. Cháu không biết mẹ ở đâu cả…
Uyên sững người. Nói như vậy, có khi nào trước đây chị Hương kia thuê phòng này, sau đó lại bỏ đi và bỏ cả con. Nhưng lí do là gì nhỉ? Thằng bé rất dễ thương và lễ phép, đã năm tuổi rồi sao lại bỏ?
Nghĩ một lát, Uyên quyết định gọi điện thoại cho bác chủ nhà để kiểm chứng thông tin:
– A lô, con chào bác ạ! Con xin lỗi vì gọi hơi muộn, nhưng có một cậu bé ngồi ở cổng dãy trọ và nói là đến tìm mẹ tên Hương. Cháu không biết thế nào ạ!
Tiếng bác An chủ trọ vang lên:
– Trời ơi, thằng cu Bốp nó về ư? Cái con Hương này ác thật!
Uyên ngạc nhiên:
– Vậy là bé nói đúng ạ bác? Bé đang ở phòng của cháu đây ạ!
Bác chủ nói nhanh:
– Để đấy bác sang ngay!
Vì dãy trọ ngay sau nhà chủ nên chừng năm phút sau, bác An đã có mặt ở cửa phòng của Uyên. Thấy bác, bé Bốp chạy lại:
– Bà ơi! Cháu không tìm được mẹ …
Thằng bé lại khóc nức nở. Bác An vỗ về nó rồi bế cu Bốp ngồi lên đùi bác. Bác kể cho Uyên nghe:
– Lúc mẹ nó có bầu thằng bé thì người yêu bắt bỏ cái thai, không chịu cưới. Cái Hương không chấp nhận nên thằng đó bỏ đi luôn. Khi cu Bốp hơn ba tuổi thì cái Hương nó đến đây thuê trọ, đúng phòng này luôn. Nhà thằng kia thì coi như không có rồi, bố mẹ con bé cũng nghèo, không lo được. Nó đi làm công nhân, không dám về quê vì bố mẹ nó sợ mang tiếng. Hễ nó về là cҺửι, bác cũng nghe nó tâm sự nhiều. Mấy lần nó bảo định c.h.ế.t quách cho xong nhưng lại sợ không ai nuôi thằng bé. Cu Bốp được gửi trẻ tư gần đây, vì mẹ nó làm theo ca, hôm nào bận quá thì bác đón về.
Nghỉ một lát lấy hơi, bác An nói tiếp:
– Đợt tháng trước, công việc của Hương bấp bênh, công ty không có việc làm, nó cứ than vãn suốt. Hôm nào nó không có việc thì cu Bốp cũng không đi học vì để đỡ tiền ăn. Năm tuổi rồi, thằng bé học chữ nhanh lắm, nhưng không được đi học thường xuyên nên các cô giáo cũng nhắc nhở mẹ bày thêm ở nhà để tháng chín này nó vào lớp một. Mẹ nó vốn đã nhiều áp lực, hễ bày là ᵭάпҺ nó, nhiều hôm thương lắm. Vậy chứ nó không trách giận mẹ câu nào. Cách đây một tuần, cái Hương gửi cu Bốp cho bác và cả quần áo, bảo đi một chút rồi về. Tưởng đâu nó đi một lúc, ai dè nó lừa bác và đi luôn đến nay!
Uyên nghe bác An kể mà thấy thương đến rơi nước mắt. Mẹ của bé dù có bản lĩnh giữ bé lại nhưng vì những áp lực cuộc sống, vì cơm áo gạo tiền mà chẳng đủ nuôi con – đáng trách mà cũng đáng thương. Kẻ đáng hận nhất chính là người đàn ông đã bỏ rơi mẹ con chị Hương. Uyên hỏi bác chủ:
– Chị ấy gửi Bốp cho bác, sao bây giờ lại…
Bác An lau nước mắt rồi nói tiếp:
– Ở được mấy ngày thì hôm đó, bác đi chợ cách đây có một đoạn, nó ở nhà một mình, ngồi chơi đồ chơi bác mua. Bác chỉ khép cổng chứ không khóa. Lúc về nhà, bác không thấy nó đâu. Bác báo lên côпg αп phường mà hai ngày sau họ cũng chưa có tin gì. Sau hôm thằng bé đi thì cháu đến ở phòng này, không ngờ giờ nó lại về đây…
Rồi bác nhìn xuống Bốp:
– Mấy ngày nay con đi đâu?
Bốp nức nở:
– Con đi tìm mẹ …con đến mấy chỗ mà mẹ hay đưa con đi, nhưng …
Uyên hỏi nhỏ:
– Vậy con ăn gì mấy ngày nay?
Bốp cúi gằm mặt, đan hai tay vào nhau:
– Con… con ….xin bánh mì được hai lần, rồi xin nước một lần…
Bà An ôm thằng bé vào lòng:
– Trời ạ, ba ngày liền mà ăn như thế thì chịu sao nổi? Bà chỉ ở một mình, các anh chị ở xa lâu lâu mới về, bà nghĩ nuôi thằng bé cũng không sao, sau này nếu mẹ nó có về xin lại, bà vẫn đồng ý, không ngờ… May quá, tạ ơn Trời Phật, nó về là ổn rồi …
Uyên hỏi bác An:
– Bác ơi, mình có thể nhờ côпg αп tìm mẹ của bé ạ!
Bác An lắc đầu:
– Nó đã bỏ con lại đây thì tìm cũng chẳng làm gì. Bác chỉ mong nó đừng nghĩ bậy bạ, chí thú làm ăn, sau này về tìm lại con bởi vì thằng bé cần mẹ. Bố nó đã bỏ đi, không lẽ đến mẹ nó cũng không thương nó? Cái Hương để lại một túi đồ, ý là nhờ bác thay cho Bốp. Lúc đầu bác tưởng là nó nhờ một hôm, ai dè đến đêm hôm đó, bác lục ra mới thấy bức thư nó bảo nó đi kiếm việc. Hi vọng nó sống tốt và thương con mà trở về đây, chắc thằng bé tìm không được mẹ nên mới quay lại đây.
Cu Bốp nói nhỏ:
– Con ngủ trong công viên. Nhưng hôm qua, có một chú là người xấu đến tiêm cái gì đó vào tay chú ấy, con sợ quá nên…
Uyên rùng mình. Vậy là thằng bé gặp bọn ngh.i.ệ.n m.a t.ú.y. May mà không có chuyện gì xảy ra. Bác An vỗ về thằng bé:
– Rồi rồi, về là ổn rồi. Giờ con về ở với bà. Khi nào mẹ về thì sẽ tới đón con!
Thằng bé chợt nhìn Uyên:
– Cô ơi, cô tên là gì ạ?
Uyên lau nước mắt rồi cười:
– À, cô quên giới thiệu. Cô tên là Tú Uyên, cô là cô giáo dạy tiếng Anh.
Cu Bốp chần chừ một lát rồi nói:
– Cô cho con học và ngủ với cô được không ạ? Con muốn ngủ ở phòng này chờ mẹ! Con muốn học nữa, con sẽ ăn với bà An, cô không tốn tiền nuôi con ăn đâu. Cô cho con học, rồi sau này mẹ con trả tiền cho cô.
Uyên gật gật đầu mà cay cay sống mũi:
– Được, được chứ! Con cứ ở với bà vì ban ngày cô đi làm, tối cô về sẽ dạy con mỗi hôm một ít, rồi con ngủ với cô, OK chưa?
Cậu bé đưa ánh mắt sáng rỡ nhìn Uyên và nhoẻn cười:
– Dạ cô!