Tình cờ yêu – Chương 4

Vũ Linh 112

Tác giả: An Yên

Uyên nghe giọng bà ngoại run run:

– Mẹ… mẹ xin lỗi.. lần sau …lần sau mẹ sẽ không làm thế nữa!

Bà Thủy vẫn lanh lảnh nói:

– Lần nào cũng thế, cái miệng cứ leo lẻo. Không biết kiếp trước tôi làm gì nên Ϯộι mà kiếp này lại phải gồng lưng nuôi bà thế không biết? Người ta già rồi vẫn minh mẫn cho con cháu nhờ, đằng này không làm được gì. Có mỗi ăn với đi vệ sinh cũng không nổi nữa!

Bà ngoại cứ nhìn xuống sàn nhà rồi lại giữ chặt lưng quần, nửa như muốn cởi quần để thay, nửa như lại không dám, ánh mắt lấm la lấm lét nhìn con gáι mình. Thấy một màn trước mắt, Tú Uyên vội bước vào:

– Con chào bà ngoại! Con chào mẹ ạ!

Bà Thủy đang định la mắng tiếp liền ngẩng đầu lên:

– Uyên về hả con?

Ông Hoàng Ba – bố của Uyên cũng từ phòng khách bước ra:

– Tú Uyên về rồi hả?

Uyên gật đầu:

– Dạ con chào bố ạ!

Rồi cô bước lại gần bà ngoại:

– Bà ơi, bà có nhận ra cháu không ạ?

Bà ngoại cô trân trân đôi mắt kèm nhèm nhìn Uyên, môi run rẩy:

– Cái… cái… Uyên…

Tú Uyên mỉm cười:

– Tuyệt vời! Bà của cháu giỏi ghê!

Bà nở nụ cười móm mém, ánh mắt hấp háy niềm vui, nét lo sợ ban nãy đã tan biến đâu mất, ʇ⚡︎ựa như một đứa trẻ đang khóc bỗng được cho quà. Bà Thủy thở dài thườn thượt rồi đi lấy cây lau nhà, lau chùi chỗ nước tiểu ở sàn nhà và nói với Uyên:

– Con tắm rửa rồi vào ăn cơm!

Uyên cầm bàn tay xương xương của bà:

– Ngoại ơi, mình vào trong thay quần nhé!.

Bà ngoại gật gật đầu rồi cùng Uyên vào phòng thay quần. Sau đó, cô cũng tắm rửa rồi vào giúp mẹ dọn cơm. Thấy mẹ chỉ đưa ra ba cái bát, ba đôi đũa, Uyên ngạc nhiên:

– Mẹ ơi, những bốn miệng ăn, sao lại chỉ có ba chiếc bát, ba đôi đũa vậy ạ? Hay bố mẹ quên là hôm nay con về nên mẹ soạn thiếu?

Cô vừa nói vừa cười. Tuy nhiên, câu trả lời của bà Thủy khiến Uyên chưng hửng:

– Đâu, con gáι về dĩ nhiên là mẹ nhớ chứ. Bình thường chỉ bố và mẹ ăn, nay có thêm con chẳng phải ba người thì là mấy người?

Uyên nhíu mày hỏi:

– Còn bà ngoại nữa mà mẹ?

Mẹ cô ngồi xuống, lấy ra một cái bát nhựa vừa xới cơm vào vừa nói:

– Lâu nay bà ngoại lú lẫn hơn nên ăn ở trong phòng của bà. Bà ăn uống rơi vãi bẩn lắm. Nhiều lúc đang ăn lại đái hay ị luôn tг๏ภﻮ q.ยầภ. Để bà ăn trong đó, có gì dọn một chỗ chứ nếu không khai thối ra cả nhà đấy!

Uyên ngạc nhiên:

– Mẹ, sao mẹ lại đối xử với bà như thế? Mời bà ra đây ăn, lỡ bà có bị nghẹn, bị sặc còn xử lý kịp chứ ạ?

Bà Thủy lắc đầu:

– Ôi dào! Con khéo lo, bà chỉ không biết đi vệ sinh đúng chỗ chứ ăn thì khỏe lắm!

Uyên nhăn mặt:

– Con không ngờ mẹ lại đối xử với bà như thế, nếu cậu mà biết sẽ tức giận cho xem!

Bà Thủy cười mỉa mai:

– Gớm, cậu Thanh nhà cô lại còn ngán hơn cả mẹ ấy chứ. Thế nên cậu ấy cứ mong hết sáu tháng mà đẩy sang đây. Nhưng mẹ tính kỹ rồi, cậu là con trai của bà, nhà đất phần cậu, Ϯộι quái gì mà mẹ phải gánh vác chuyện này?

Uyên sững sờ trước những gì vừa nghe thấy. Cô nói:

– Sao mẹ lại suy nghĩ như thế?

Bà Thủy trừng mắt:

– Sao lại không? Mà ai đẻ con ra? Sao con cứ bênh bà ngoại chằm chặp thế hả?

Uyên cũng không chịu nổi cái lý lẽ của mẹ:

– Vậy con hỏi mẹ, nếu không có bà ngoại thì ai sinh ra mẹ và cậu Thanh?

Bà Thủy không nói nữa mà lẳng lặng cầm bát cơm, gắp vào đó mấy miếng ϮhịϮ mỡ, chan ngập nước canh rồi đi về phía phòng mẹ ruột mình.

Bữa cơm sau gần một năm gặp lại mà Uyên thấy gượng gạo lắm. Cô thấy lòng mình nằng nặng, không thể cất lên lời…

Uyên cố gắng ăn hết nửa bát cơm rồi giúp mẹ dọn dẹp. Xong xuôi, cô đi vào phòng bà – căn phòng cuối cùng của gia đình cô, sát bếp. Bà ngoại đang ngồi thẫn thờ, tay ๓.â.-ภ ๓.ê gấu áo, khuôn mặt ngơ ngác nhìn vào cõi hư vô như đang hồi tưởng về một thời quá vãng xa xăm nào đó. Nhìn hình ảnh ấy, Uyên bỗng ứa nước mắt. Hình như trong đôi mắt ấy chứa một chút đau đớn, một chút thương yêu và cả sợ hãï nữa. Uyên ngồi cạnh, cầm lấy bàn tay bà:

– Ngoại ơi, tối nay cho con ngủ với ngoại nhé!

Bà ngoại dời ánh mắt tới khuôn mặt Uyên, bà đưa bàn tay còn lại vuốt mái tóc cô, tay kia vẫn để yên trong tay Uyên:

– Ừ, ngủ… ngủ đi…

Uyên có cảm giác như bà vẫn cảm nhận được mọi thứ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi nào đó. Ngoài cái vẻ ngơ ngác, bà vẫn có một trái tιм ấm nóng tình yêu thương.

Trong khi đó, ở phòng ngủ, bà Thủy đang gọi điện thoại cho em trai:

– Cậu mợ xem thế nào chứ chị chịu hết nổi rồi đấy! Sáu tháng là quá dài, đáng lẽ ra, cậu là con trai, nhiệm vụ của cậu mợ là nuôi mẹ chứ? Đó không phải việc của chị. Cậu mợ buôn bán được, đâu phải khổ sở như chị.

Cậu Thanh nói:

– Chị nói hay nhỉ? Chị em mình đã quyết định rồi, mỗi người nuôi mẹ sáu tháng. Nhà chị chỉ có mấy sào ruộng thôi, có việc gì cực nhọc đâu? Em trăm công ngàn việc, đưa mẹ tới đây rồi ai chăm cho chứ? Sáu tháng là công bằng rồi, bà ở đây, vợ em phải dậy sớm thức khuya, thuê người thì được dăm ba bữa lại chê mẹ bẩn, khó tính không ở được. Mỗi tháng em vẫn gửi thêm tiền cho chị chăm mẹ còn gì?

Bà Thủy nhăn mặt gắt lên:

– Cậu tưởng mấy đồng bạc lẻ của cậu mà to à? Nay con Uyên nó về rồi, làm việc ở thành phố C thì tiền cũng đủ nó chi tiêu thôi, không dư dả đâu. Ngày mai có bà dì, ông cậu đến đây ăn bữa cơm, cậu tranh thủ ghé về để bàn bạc cụ thể, hỏi ý kiến dì và cậu xem sao!

Ông Thanh gật đầu:

– Được, về thì về!

Tắt máy, bà Thủy quay sang chồng:

– Bực cả mình, cái gì cũng con trai hưởng, vậy mà đi dọn vệ sinh cho bà lại là con gáι chịu, vô lý quá chừng! Ngày mai, tôi sẽ làm rõ trách nhiệm của mỗi đứa con với mẹ. Có dì và cậu, nó không dám làm gì đâu!

Ông Ba nãy giờ im lặng, nghe vợ nói liền cất tiếng:

– Bà làm vậy ….có ổn không? Dù sao …đó cũng là mẹ cơ mà!

Bà Thủy quắc mắt:

– Ông thì biết cái gì mà nói? Ông đi làm tối ngày, đâu hiểu hết những vất vả của tôi. Thôi, mai tính!

Ngày hôm sau…

Bữa cơm thân mật chào đón Tú Uyên may mắn thoát về nhà có cả bà dì và ông cậu đến. Cậu Thanh về một mình, không đi cùng mợ. Nhà cậu cách đây vài chục cây số nên cậu đến hơi muộn, lý do còn bởi cậu bận công việc buôn bán nữa. Khi tất cả đã ngồi vào bàn ăn, bà Thủy còn lấy cơm cho mẹ. Vừa vào đến phòng, bà đã ngửi thấy mùi khai khái của nước tiểu bốc lên, bà Thủy nhăn mặt:

– Trời ạ! Cái gì nữa đây? Lại tè ra quần rồi! Đến bao giờ tôi mới được yên đây hả?

Rồi bà Thủy bước lại gần giường, đặt bát cơm lên bàn và nói:

– Mẹ ăn nhanh lên! Ăn đi rồi lát nữa thay cũng được, lỡ lát nữa lại đái nữa đấy, thay suốt ngày thế này, không ai không ai hơi sức đâu mà giặt!

Bà nói xong thì quay ngoắt bước ra ngoài, nơi mọi người đang chúc tụng và nói cười vui vẻ. Bà dì và ông cậu đang vừa ăn uống vừa trò chuyện. Ông cậu nhìn Thanh:

– Các cháu làm ăn được thì dì và cậu cũng mừng. Giờ có ô tô đi lại đỡ vất vả, muốn về với mẹ cũng đơn giản, chỉ còn chăm mẹ cho trọn vẹn là ổn!

Bà dì cũng lên tiếng:

– Cậu nói đúng đấy, mẹ các con vất vả nhiều rồi. Giờ phải chăm sóc mẹ cho tốt mới đúng đạo làm con!

Bà Thủy thấy mọi người nhắc đến mẹ thì ngồi xuống:

-Dạ hôm nay có mặt dì và cậu ở đây, con cũng đang muốn bàn một việc ạ. Con thấy cậu Thanh là con trai duy nhất của bà, thừa kế đất đai, gia sản. Dù bà cũng chẳng giàu có gì cho cam, nhưng cậu ở ngoại thành, gần thành phố hơn. Đất đai ngày một leo thang nên đó cũng là một gia tài, còn con chỉ được chia một chút đỉnh. Vậy mà bây giờ bảo hai chị em mỗi người nuôi mẹ sáu tháng, bà lại lú lẫn. Mang tiếng là sáu tháng nhưng thực ra con chăm gần hết năm đấy chứ! Cậu mợ cứ lấy lí do bận rộn, con cũng có rảnh đâu! Giờ có mọi người ở đây, xin bà dì và ông cậu lên tiếng giúp con ạ!

Advertisement

Bà dì nãy giờ nghe mẹ của Uyên ρhâп trần thì ᵭ.ậ..℘ bàn đứng dậy:

– Hỗn láo! Hai chị em nhà mày đúng là tiêu biểu cho những đứa bất hiếu. Mẹ chúng mày sinh ra, nuôi lớn chúng mày, ngày trước nghèo khổ còn nhịn ăn, nhường cơm cho con. Có hai đứa chứ nhiều nhặn gì. Thế mà giờ chăm mẹ một chút đã kể công như thế à? Đúng là người ta nói cấm sai, một người mẹ có thể chăm được cả chục đứa con, chứ mười người con chưa chắc đã chăm sóc nổi mẹ.

Cậu Thanh lên tiếng:

– Dì lại so sánh vớ vẩn rồi. Ngày xưa khác, bây giờ khác. Chúng con bận rộn như thế, thời gian đâu mà chăm mẹ? Không lẽ bây giờ ở nhà thì lấy gì mà ăn? Mẹ lại lú lẫn chứ có minh mẫn như những người khác đâu!

Bà dì bực bội quát lớn:

– Mẹ mày lú lẫn là vì ai hả? Cả đời hi sinh cho con cái, giờ chúng mày không chăm được thì thuê người về chăm, tiền kiếm ra để làm gì? Nhiều tiền thì phải làm việc có ích, hiểu chưa? Muốn tạo phước cho con cái sau này, thì trước hết không phải giúp đỡ người ngoài hay hô hào từ thiện, mà phải có hiếu với cha mẹ đã! Còn một khi không thuê được ai nữa thì đưa mẹ mày về ở với dì. Nhà tao rộng rãi thoáng mát, không giàu có nhưng không thiếu tình người!

Bà Thủy nghe thấy thế thì cúi gằm mặt rồi đứng dậy xin phép mọi người đi ra ngoài. Cậu Thanh cũng vội vã đi theo. Ra đến sân sau, cậu gọi:

– Chị Thủy! Em nói cái này!

Bà Thủy dừng lại. Cậu Thanh ghé tai bà:

– Em thấy ở thành phố C có một viện dưỡng lão to lắm, hay mình đưa mẹ vào đó, thỉnh thoảng lên thăm. Trong đó có người chăm sóc, cần gì họ sẽ gọi, vậy là khỏe nhất!

Bà Thủy nhìn em trai:

– Nhưng… có ổn không? Rồi mọi người lại cười vào mặt đấy! Em không thấy chị mới đưa ra vấn đề là bị mắng xối xả à?

Cậu Thanh thì thào:

– Có gì mà không ổn? Chị cứ để em lo, chúng ta không nói thì dì và cậu đâu biết. Nếu cậu và dì bất ngờ đến thăm mẹ thì mình bảo đưa mẹ đi chơi rồi! Thế là xong!

Nói xong, cậu Thanh đi về phía phòng của mẹ. Thế nhưng, vào đến nơi, nhìn thấy cơm canh đổ vung vãi, mẹ của cậu đang cố nuốt cơm mà mắc nghẹn, tè ra cả quần, mùi nước tiểu xông lên khiến cậu nhăn mặt:

– Trời ạ. Đây có phải là cái nhà vệ sinh đâu mẹ?

Bà Thủy nghe tiếng em trai vội chạy vào. Nhìn cảnh tượng đó, bà thở dài:

– Đấy, cậu thấy hết cái khổ chưa? Sống thế này chỉ làm khổ con cháu thôi! C.h.ế.t quách đi cho đỡ khổ!

Advertisement
Chuyên mục: Cuộc sống

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất