Qua mùa giông bão – Chương 5

Vũ Linh 326

Tác giả: An Yên

Bà Diễm Lan mở to mắt ngạc nhiên:

– Bây giờ sao? chả phải lúc tối anh hứa với họ…

Ông Khải Tâm gật đầu:

– Anh biết, nhưng chúng ta cũng là пα̣п nhân mà. Nếu cứ ở đây, anh e rằng tám giờ sáng mai cái nhà này cũng bị phá mất!

Mẹ Khả Hân lo lắng:

Nhưng chúng ta sẽ đi đâu ạ? Khuya rồi, cả mấy con người và đồ đạc…

Ông Khải Tâm đặt tay lên vai bà:

– Em yên tâm đi, anh chuẩn bị cả rồi, em gọi con dậy, dọn đồ đi. Anh kêu xe rồi, khoảng 30 phút nữa sẽ có xe tải đến đây, em chỉ soạn những đồ cần thiết thôi nhé!

Ông Khải Tâm đứng dậy, định sang phòng bên cạnh thì nghe tiếng bà Lê Thi vang lên:

– Ông định để mẹ con tôi ở lại chịu đòn sao? Ông có còn là con người không?? Tôi là vợ ông, hai đứa nầy là con đẻ ông đấy!

Ông Khải Tâm trợn mắt quát:

– Bà im đi! Tôi bỏ mẹ con bà bao giờ? Nếu bỏ thì tôi bỏ từ cái đêm tân hôn với bà rồi. Đã đưa bà vào đây với một quá khứ lầm lỡ của bà thì bà nên biết điều đi! Nếu không có cô ấy thì gã nhân tình thứ N của bà đã phá tan nhà rồi. Và cái việc những người ở chợ đầu mối kéo đến, tôi im lặng không có nghĩa là không biết do ai làm. Dọn đồ đi!

Bà Lê Thi im lặng đi soạn đồ. Vì đi trong đêm nên mọi việc diễn ra nhanh chóng. Bà Diễm Lan vừa dọn đồ vừa run rẩy, cái cảm giác trốn chạy thật ҡıṅһ ҡһủṅɢ. Cứ như một bộ phim hành động mà bà từng xem, cảm xúc lo sợ – vội vã – hoang mang cứ bủa vây.

Khi mọi việc xong xuôi, một chiếc xe tải dừng trước ngõ. Bảy con người lỉnh kỉnh đồ đạc, lặng lẽ bước lên xe. chiếc xe nổ máy lao Ꮙ-út trong màn đêm, qua những con đường, những khung cảnh quen thuộc năm năm nay. Bốn đứa con mắt tỉnh queo, ráo hoảnh, không còn buồn ngủ nữa. Khả Hân im lặng ngắm cảnh vật hai bên đường, lòng man mác một nỗi buồn không rõ. Một cô bé 14 tuổi trải qua bao cảm xúc – vui vẻ có, hồn nhiên có, bị khinh rẻ và coi thường cũng có… Cuộc sống chung chạ đã dạy cho cô bé nhiều điều hơn cả độ tuổi, trở nên chín chắn hơn. Khả hân nhìn bố, ông trầm ngâm, khuôn mặt tĩnh lặng như nước Biển Hồ khiến cô không thể đoán được ông đang nghĩ gì. Một lúc sau, cô nghe tiếng mẹ:

Khải Tâm, chúng ta sẽ đi đâu?

Bố cô nhìn mẹ cô:

– Em có tin anh không?

Mẹ cô lặng lẽ gật đầu dù trong lòng bà vẫn nhen nhóm những tia lo sợ. Bố Khả Hân nói rất khẽ:

– Chúng ta vào Đồng Nai, anh đã tìm hiểu rồi, anh nghĩ mình không quyết định sai.

Đồng Nai? Khả Hân học địa lý và biết rõ nơi ấy cách Gia Lai hơn năm trăm cây số. Có lẽ bố lo bọn chủ nợ sẽ đến quấy phá, nên mới đi xa như thế. Nhưng cô tin bố, chỉ cần có ông bên cạnh, mọi thứ đều ổn cả.

Đồng Nai đón gia đình cô vào một buổi chiều nắng nhẹ nhàng. Vì ông Khải Tâm từng lái sà lan nên quen biết rộng. Vừa xuống xe đã có bạn của ông tới đón gia đình Khả Hân tới một nhà trọ gần khu công nghiệp Biên Hòa II của thành phố Biên Hòa. Đây là khu công nghiệp có vị trí chiến lược, cần kề cửa ngõ đầu mối giao thông khu vực tứ giác kinh tế Đồng Nai – Bình Dương – Vũng Tàu – Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là khu công nghiệp thu hút rất nhiều nhà đầu tư – Nestle, Hisamisu, Mabuchi… Những gì người bạn của ông Khải Tâm giới thiệu khiến mọi người đều thấy được một tương lai sáng rỡ hơn ở Gia Lai, khi cả ông và hai bà vợ đều được nhận vào làm công nhân trong Khu Công Nghiệp này.

Sau khi ổn định chỗ trọ, ông Khải Tâm lại đi xin học cho bốn đứa con. Ngày ngày bà người lớn đi làm, mấy đứa trẻ đi học. Chiều về cả nhà bảy người lại chen chúc nhau trong gian nhà trọ chỉ có 2 phòng ngủ. Gọi là phòng cho oai nhưng thực ra chỉ là một vách ngan chia đôi gian trọ rồi trải chiếu lên sàn nhà chứ không có giường. Để tránh khỏi cảnh ngủ chung rồi hai bà пα̣пh kẹ nhau nên ông Khải Tâm ngủ dưới nền cạnh cửa ra vào.

Chị Em Khả Hân biết tính bà Lê Thi nên luôn bảo ban nhau chăm chỉ làm việc nhà từ lau nhà, giặt quần áo cho bảy người, dọn rửa cốc chén… Mẹ luôn dặn hai chị em cô phải chăm ngoan, biết nhẫn nhịn, đừng để bố phải nhức đầu.

Thời gian trôi đi, mười lăm tuổi – cái tuổi trăng tròn, Khả Hân như một bông hoa xinh đẹp với làn da trắng nõn nà, dù làm việc nhiều nhưng bàn tay cô rất thon và đẹp, khuôn mặt khả ái với cặp mi cong Ꮙ-út, đôi mắt ánh lên nét cười, Nhìn Khả Hân, người ta liên tưởng đến một đóa hoa dịu dàng, nữ tính. Cái tuổi mười lăm, cô được nhiều bạn trai trong trường để ý, viết những bức thư tay rất dài để làm quen, có bạn còn theo về tận nhà trọ để trồng cây si. Mười lăm tuổi, Khả Hân trong sáng và hồn nhiên không mảy may nghĩ đến chuyện yêu đương mà chỉ tập trung cho việc học tập. Ước mơ của cô là được trở thành một cô giáo dịu dàng, được đứng tгêภ bục giảng truyền dạy những kiến thức cho học sinh. Những câu nam sinh đến chơi khiến cho Kim Chi khó chịu, những tờ giấy khen của chị em cô treo khắp phòng khiến cho bà Lê Thi mỉa mai:

– Nhà trọ của họ, đâu phải là nhà của mình mà lôi giấy ra dán tường!

Bị xỉa xói rằng những tờ giấy khen của mình là giấy dán tường, Khả Hân tủi thân lắm nhưng nghĩ tới lời mẹ cô dặn, cô chỉ bặm môi cúi đầu không nói. Bà Lê Thi thấy cô thinh lặng thì cũng nhiếc móc mấy câu rồi thôi.

Bà cả làm ở khu công nghiệp được 2 tháng thì kêu mệt mỏi, căng thẳng không chịu được áp lực công việc. Thực ra đi làm công nhân ở khu công nghiệp cần làm đúng giờ giấc, có kỉ luật lao động và sẵn sàng tăng ca. Nhưng với bà Lê Thi, đó là những điều không thế. Bà nằng nặc đòi nghỉ việc để ở nhà chăm lo nhà cửa để con cái học tập. Nghĩ đến cảnh 4 đứa con đi học về lại lao vào nấu nướng ông Khải Tâm nghĩ cũng nên để một người ở nhà dọn dẹp, ông đồng ý cho bà cả ở nhà.

Thế nhưng, giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời, bà Lê Thi ở nhà lại suốt ngày nghi ngờ ông Khải Tâm và bà Diễm Lan. Có một lần, bố mẹ Khả Hân vừa đi làm về, bà cả đã rít lên:

– Ông và cô ta đi đâu mà giờ mới về? Tan ca từ lâu rồi mà?

Ông Khải Tâm mệt mỏi nói:

– Tắc đường.

Bà lê Thi nghi hoặc nhìn ông:

– Ông đang nghĩ tôi là con nít à? Tắc đường thì lên vỉa hè mà đi, hay cố tình chờ thông đường để hú hí hẹn hò hôn hít?
Hay vào khách sạn no nê rồi mới về?

Ông Khải Tâm quát:

– Bà im miệng đi, đã ở nhà không đi làm, người khác đi kiếm tiền cũng không để yên. Tôi và cô ấy cần quái gì phải vào khách sạn cho mất công tốn tiền! Tình nghĩa vợ chồng, có với nhau 2 mặt con rồi, cần tranh thủ sao? bà đừng nghĩ ai cũng như bà!

Bà Lê Thi hậm hực bỏ vào phòng. Thực ra, tình cảm của bà dành cho ông giờ là chiếm hữu hơn là tình yêu. Bà từng mê cái vẻ ngoài phong độ của ông, tính cách hiền lành, ôn hòa của ông. Thế nhưng chưa bao giờ ông đả động đến bà ngoài danh xưng là vợ của ông Khải Tâm – cái danh mà để có nó là cả một sự thật bà không muốn nhắc tới, thì ông Khải Tâm không hề có một chút tình với bà. Để có 2 đứa con, bà cũng phải dọa ʇ⚡︎ự vẫn, chuốc ông say bí tỉ và chủ động ɭàɷ ŧ-ì-ռ-ɦ. Sự xuất hiện của mẹ con bà Diễm Lan bề ngoài vô lý nhưng chỉ ai trong cuộc mới hiểu rằng ông Khải Tâm đã ᵭάпҺ đổi những gì cho tình yêu ấy.

Càng ngày bà Lê Thi càng thấy chán cái cảnh sống chung chạ này. Bà bực bội khiến không khí trong nhà cũng căng thẳng.

Hôm ấy khoảng mười một giờ rưỡi trưa, ông Khải tâm và bà Diễm Lan vừa tan ca, mệt mỏi bước ra khỏi cổng khu công nghiệp thì điện thoại ông reo lên. Nhìn dãy số hiện tгêภ màn hình, ông Khải Tâm nhíu mày – Số máy lạ! Không lẽ bọn chủ nợ? Nhưng ông đã thay số điện thoại rồi cơ mà? Đến khi hồi chuông vang lên lần thứ 2 ông mới từ từ nhấn nút nghe.

– A lô! Ai vậy ạ?

Đầu dây bên kia là giọng một người phụ nữ khá gấp gáp:

– Xin lỗi, Đây có phải là số máy của người nhà em Chu Thế Sơn không ạ?

Ông Khải Tâm vội vã gật đầu:

– Dạ phải, tôi là bố của cháu!

Tiếng người phụ nữ lại vang lên:

– Tôi là γ tά ở bện viện X, con trai của ông bị tai пα̣п khá nặng, bạn của cháu đã đưa vào đây và cho tôi số điện thoại của ông. Ông đến Ьệпh viện ngay nhé.

Ông Khải Tâm sững người. Chiếc điện thoại trong tay vuột khỏi tay và rơi xuống đất…

Chuyên mục: Cuộc sống

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất