Chạm tay vào hạnh phúc chương 2

Vũ Linh 497

Tác giả : An Yên

Bà Thảo quay người lại. Trúc Linh đang đứng trước mặt khiến bà ngạc nhiên tới mức lắp bắp:

– Ơ…ơ…Linh…con về khi nào đấy?

Trúc Linh thu lại ánh mắt sắc sảo nhìn Lan, rồi cô quay sang nhìn mẹ trìu mến:

– Dạ, vì con kết thúc học phần sớm nên tranh thủ về để chuẩn bị cho chuyến tình nguyện hè mẹ ạ!

Bà nội nhìn Linh cười nhạt:

– Vừa hay, nãy cô còn lo hai đứa con gáι chưa biết chuyện gì, giờ nó biết rồi đấy!

Trúc Linh là con gáι đầu của bà Thảo, rất xinh đẹp, cô không mang vẻ thục nữ thuần khiết như mẹ mà lại có một khuôn mặt rất duyên và ưa nhìn. Đôi mắt to tròn luôn thu hút ánh nhìn, mái tóc chỉ để ngang vai và luôn buộc cao để lộ chiếc cổ kiêu hãnh trắng ngần. Linh mang vẻ đẹp năng động, mạnh mẽ đúng như tính cách bướng bỉnh của cô. Linh đã khiến nhiều chàng trai mê đắm bởi đôi mắt hút hồn và nụ cười rạng rỡ kia. Kì này cô về hè sớm, định tạo bất ngờ cho mẹ, nào ngờ vừa tới sân đã phải nghe những lời chói tai.

Thực ra, cả năm nay Linh đã nghe chuyện ba nuôi gáι bên ngoài. Nhưng Linh vốn thông minh nên không vội kết luận mà âm thầm theo dõi. Vừa hay con giáp thứ mười ba đó lại ở ngay thành phố C, nơi đô hội mà cô đang học năm thứ hai Đại học Kinh tế. Linh không quá mất công sức để tìm ra nơi ở của ” cô bồ” mà ba mình đang nuôi. Chỉ cần một cuộc điện thoại cho ông Đạt khi ông xuống thành phố, bật định vị, Linh đã dò ra ngay địa điểm ba ” họp với đối tác” sau khi thăm con gáι mấy chục phút. Tuy nhiên, Linh không nói với mẹ vì trong lòng cô, mẹ là người phụ nữ hiền lành hết mực, cả tuổi thanh xuân của bà là chuỗi ngày hi sinh cho gia đình, chồng con.

Nếu bà biết mình bị phản bội thì cô nghĩ mẹ sẽ suy sụp. Cô không muốn những tin tức bẩn thỉu này khiến đôi mắt của người mẹ hiền hằn thêm những vết chân chim. Điều cô sợ nhất chính là mẹ buồn. Vả lại, Linh cũng không nghĩ rằng ba cô khốn пα̣п tới mức dám đưa cô ta về đây, cô tưởng rằng ba chỉ ăn vụng và sẽ chùi mép sạch sẽ để giữ cái gia đình danh giá này. Vì thế, Linh giấu nhẹm sự thật đó. Cô tính hè này về nghỉ ít hôm, sau khi đi tình nguyện về sẽ xuống thành phố sẽ xử lý con ả trà xanh này. Nào ngờ ba của cô lại nhanh chân hơn một bước, ngang nhiên đưa kẻ thứ ba về đòi làm chính thất. ( các bạn đang đọc tại fb An Yên)

Nghe bà nội nhắc tới tên mình, Linh nhếch môi:

– Dạ vâng bà nội, con biết rồi ạ! Ý bà là mẹ con nhà cháu sẽ đi đúng không ?

Bà nội cô mỉm cười đưa đà:

– Mày thông minh đấy. Mẹ trông đần đần mà đẻ ra con nhanh trí phết, đó là do pha trộn ɱ.á.-ύ mủ họ Dương đấy!

Trúc Linh dằn từng tiếng:

– Xin lỗi bà nội, ɱ.á.-ύ pha trộn nhau nên cháu chưa rõ ɱ.á.-ύ họ nào trội hơn. Nhưng hôm nay có đông đủ mọi người ở đây, cháu xin nói rõ . Thứ nhất, mẹ cháu không đần mà quá hiền, nên hai mươi năm nay để các người đè đầu cưỡi cổ, bởi người đần nào biết quán xuyến công việc nhà cửa, không biết hi sinh và cũng chẳng biết sinh ra những người con không có tế bào phản bội. Thứ hai, cái trò mèo mả gà đồng của kẻ mà hơn hai mươi năm nay cháu gọi là ” ba ” diễn ra quá nhiều lần rồi.

Bà nội cô nói chen vào:

– Thì con mẹ mày có biết đẻ con trai đâu?

Trúc Linh mỉm cười:

– Mẹ con tôi cũng chả thèm ở lại cái gia đình bội bạc này. Cho nên, tôi sẽ đưa mẹ và em đi ra khỏi cái đị𝚊 𝚗𝚐ụ𝚌 này . Và mọi người nhớ nhé, chúng tôi chẳng thèm ở lại chứ không phải bị đuổi!

Rồi Linh quay sang mẹ:

– Đi thôi mẹ!

Mẹ cô ngân ngấn nước mắt:

– Linh, từ từ đã, con nói vậy với bà nội là hỗn! Mẹ cũng chưa chuẩn bị gì…

Bà nội cô lên tiếng:

– Thôi cô không cần nói giọng đó, tôi quen với kiểu ʇ⚡︎ử tế của mấy con vịt giời nhà cô rồi!

Trúc Linh không thèm trả lời bà nội, vội thả túi ҳάch xuống và nói:

– Mẹ không cần chuẩn bị gì cả, cầm quần áo đi theo là được. Cái nhà này, cái gì cũng bẩn, đến con người còn bẩn thì ta chả cần gì cả…

Bà Thảo sụt sùi:

– Khoan đã con, chờ em Thư…

Bà mới nói tới đó thì một âm thanh vang lên:

– Con về đây rồi ạ!

Đứa con gáι út mặc bộ đồng phục học sinh bước vào, mồ hôi lấm tấm tгêภ trán. Thư đưa cặp mắt thảng thốt nhìn bà nội, ba và người phụ nữ bên cạnh:

– Thế này…là thế nào ạ?

Bà nội cô bé liếc nhìn sang con trai mình:

– Đạt, mày thấy chưa, mày thấy lấy cái loại người không có ăn học thì kết cục thế nào chưa? Ngày trước tao đã nói rồi, con Thảo mồ côi, ăn học chẳng đâu vào đâu, rước về sao phù hợp với dòng họ danh giá nhà mình, thế mà mày khen nó ngoan hiền, nết na cơ. Đấy, mày thấy chưa, cha ông nói cấm có sai mà, nòi rồng thì đẻ ra rồng, liu điu thì đẻ ra dòng liu điu. Mình là nói rồng, lấy phải loại liu điu nên giờ đẻ ra hai đứa vịt giời láo toét. Con cả thì nói với bà bằng cái giọng chợ búa, loại học đến đại học mà nói như kẻ vô học. Còn một con út đi về không biết mở miệng ra chào hỏi mà ăn nói cộc lốc!

Rồi bà quay sang Đan Thư:

– Ba mày bỏ ba mẹ con mày, lấy người ʇ⚡︎ử tế, hiểu chưa? Tao chịu đựng hai mươi năm là đủ rồi. Giờ mẹ con mày biến đi đâu thì biến, biến cho khuất mắt tao, một lũ mọi rợ!

Trúc Linh mặt đỏ phừng phừng, hai tay nắm chặt, cơn nắng mùa hạ khiến cô thêm bực bội. Cô vội kéo tay em gáι:

– Thư, vào dọn quần áo của mẹ và em, đi luôn!

Bà Thảo rơm rơm nước mắt:

– Bé Thư mới về, để mẹ làm cho!

Trúc Linh nhìn mẹ:

– Mẹ để đấy, con làm cho nhanh!

Linh nhanh chân đi vào căn buồng cạnh phòng bếp, nơi mà hai năm qua mẹ và em cô ngủ ở đó như một oshin vì cái lí do quái gở của bà nội – ” để sớm mai dậy cho tiện, đỡ ảnh hưởng đến người khác!”. Trong khi đó, chồng của mẹ lại đi về thất thường và ngủ ở tầng hai. Căn phòng này như một cái hố chôn vùi thanh xuân của mẹ cô trong những năm ba cô nuôi bồ nhí bên ngoài.

Chỉ mười lăm phút sau, hai chị em cô đã kéo hai chiếc vali bước ra phòng khách. Cô quét ánh mắt một lượt và nói:

– Có ai cần kiểm tra đồ đạc của mẹ con tôi cho minh bạch không?

Bà nội cô khoát tay:

– Khỏi, đồ giẻ rách, đi đi!

Linh nhếch môi:

– Trưa nay các người được ăn bữa cơm ngon cuối cùng do mẹ tôi nấu, đó là ân huệ sau cùng mẹ tôi ban phát cho cái gia đình này. Phước đấy, đừng mắc nghẹn nhé! Tôi sẽ chống mắt lên để xem các người sống vui vẻ thế nào!
Nói rồi ba mẹ con cô dắt díu nhau ra khỏi căn nhà to nhất thị xã giữa trưa hè oi bức. Cả một buổi trò chuyện, ông Đạt không hé răng nửa lời. Lần này ông ta về nhà chủ yếu là đưa Lan tới ra mắt, ông không ngờ cô con gáι cả về bất chợt.

Hai năm nay, ông ở thành phố C là chính nhưng chỉ thi thoảng tới thăm Linh vội vã, đưa nó ít tiền rồi tranh thủ đi bàn công việc, thời gian chính là ở nhà Lan. Cô này là gáι lỡ thì, ba mươi ba tuổi nhưng chưa một đời chồng. Kể ra Lan không xinh bằng vợ ông nhưng lại trẻ, khúc nào ra khúc nấy lại có cái giọng cứ như rót mật vào tai. Lan buôn bán bất động sản, khéo léo nên cũng có một cơ ngơi không nhỏ ở thành phố C. Chả hiểu sao ở tuổi đó mà Lan chưa chồng, ông Đạt tình cờ quen Lan trong một lần thấy cô này bình luận bài của bạn ông tгêภ facebook.

Thế rồi làm quen, nhắn tin gọi điện qua lại, chả hiểu ai tán tỉnh ai mà mười ngày sau, ông Đạt vội vã xuống thành phố C gặp Lan rồi dính nhau như sam hai năm trời nay. Ông ta ở với Lan nhiều hơn cả vợ mình. Mẹ ông ta cũng mặc kệ vì cái bà cần là một thằng cháu nối dõi nhà họ Dương. Vì thế, ai sinh được con trai cho ông Đạt đều được xem là phước của cái gia đình danh giá ấy.

Thế là từ nay, mẹ con Trúc Linh không còn chạm mặt họ nữa. Trưa hôm ấy, dưới cái nắng hè oi ả, chị em Linh kéo hai chiếc vali tгêภ đường làng. Giờ này chẳng có ai ngoài đường nên làng xóm cũng chả biết bà Thảo đã không còn ở nhà họ Dương nữa. Đi được một quãng, bà quay sang hai đứa con:

– Có đói không các con?

Linh lắc đầu:

– Dạ không ạ, sáng nay con ăn xôi nên vẫn còn no. Giờ mẹ con mình về nhà bà ngoại rồi con sẽ nấu ăn.

Nhìn đứa con gáι lớn mạnh mẽ, cô con gáι út lại còn khờ dại, lòng người làm mẹ như bà Thảo thương đến đứt ruột. Hai đứa con của bà xinh xắn, giỏi giang và ngoan ngoãn là thế, chỉ vì chúng là con gáι mà bị nhà nội khinh thường. Chẳng hiểu sao thời này vẫn còn rơi rớt cái tư tưởng cổ hủ ấy. Con gáι bà chả hơn đứt con trai nhà khác, thua kém gì ai đâu chứ?

Nhà bà ngoại Trúc Linh nằm ngay cuối làng, một căn nhà ngói nho nhỏ. Tuổi thơ bà Thảo lớn lên ở đây. Mười lăm tuổi, bố mẹ bà bị lũ cuốn trôi trong một trận lụt lớn. Hình ảnh cuối cùng bà nhìn thấy là bố đã đẩy bà lên chỗ cao nhất của ngôi nhà bằng một chiếc thang. Bố ôm chặt đứa con gáι duy nhất, leo tới đâu nước dâng lên tới đó, mẹ bà cũng leo phía sau. Thế rồi, chỉ kịp đặt bà lên nóc nhà, chiếc thang lung lay và gãy gập xuống, dòng nước ác nghiệt đã cuốn phăng bố mẹ bà đi trước đôi mắt hσảпg hốϮ của bà.

Bà Thảo ngày đó gầy gò, da xanh lẻo chỉ biết gào khóc. May thay, một chiếc thuyền cứu hộ vừa tới và kéo bà lên. Lúc đó, bà đã ước rằng chiếc thuyền kia đừng đến, để bà được trôi theo bố mẹ – những người yêu thương bà nhất. Sau khi nước rút, nắng lên, ngôi nhà của gia đình bà chỉ còn lại đống bầy nhầy bùn đất. May có hàng xóm và các mạnh thường quân giúp đỡ đứa trẻ mười lăm tuổi dọn dẹp lại nhà cửa.

Bà Thảo nghỉ học từ đó, chịu khó trồng rau trong vườn rồi đem ra chợ bán, tới mùa lại đi cấy thuê. Càng lớn càng xinh đẹp, tuổi mười tám bà đẹp nhất làng, công việc đồng áng nhanh thoăn thoắt. Mười tám tuổi, bà để lại bao tiếc nuối cho các chàng trai khi về làm vợ ông Đạt. Nhiều người nói bà ham giàu nhưng không phải, bà yêu ông Đạt bằng tình cảm đầu đời, bởi cái khuôn mặt điển trai của ông ấy. Tính bà rất ʇ⚡︎ự trọng, không bao giờ gò ép bản thân vì tiền.

Từ ngày bà lấy chồng tới nay đã hơn hai mươi năm, ngôi nhà này vẫn được bà và các con hàng tuần thay nhau về dọn dẹp sạch sẽ vì đã thành nơi thờ cúng bố mẹ bà. Vì thế, giờ đây mẹ con bà trở về cũng không cần dọn dẹp nhiều.

Đứng trước bàn thờ bố mẹ, bà Thảo bật khóc:

– Bố mẹ, con gáι bất hiếu, ba mươi tám tuổi đã bỏ chồng, một mình nuôi con…

Trúc Linh đỡ mẹ dậy, cô thắp nén nhang sau khi lau sạch bàn thờ ông bà ngoại và đặt lên đó gói bánh sáng nay mua ở thành phố C định chiều ghé qua dọn dẹp và thắp hương cho ông bà. Cô nói rành rõ:

– Thưa ông bà ngoại, mẹ con bị khinh nhờn, chúng con rời xa ngôi nhà bạc bẽo đó để về đây ở. Mong ông bà linh thiêng phù hộ cho mẹ con chúng con ạ!

Rồi cô quay sang mẹ mình:

– Mẹ, không việc gì phải khóc cho những thứ không đáng. Con tin là ông bà ủng hộ mẹ con mình. Mẹ ra khỏi đó là được giải thoát, mẹ nên vui mới đúng chứ? Giờ mẹ và em ở đây, con chạy ù ra ngoài kia mua gì ăn tạm đã.

Nói xong, cô nhanh chân chạy ra quán tạp hóa đầu ngõ mua một số thứ cần thiết, về xếp gọn gàng vào chiếc tủ bếp cũ kĩ. Trưa hôm đó, trong ngôi nhà nhỏ vang lên tiếng cười rộn rã của ba mẹ con cô. Họ vừa ăn mì tôm vừa trò chuyện vui vẻ, bữa ăn dù không có sơn hào hải vị nhưng ai cũng thoải mái. Những gì diễn ra ban nãy đang tan đi trong kí ức. Chặng đường phía trước của bà Thảo và các con còn nhiều chông gai, nhưng họ có hai điều quý giá – TỰ DO và TÌNH YÊU THƯƠNG…

Chuyên mục: Cuộc sống

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất