Tổng hợp từ A – Z về lá dong, công dụng và cách dùng loại dược liệu tốt cho sức khỏe

Nguyễn Mai 674

Không chỉ được sử dụng để gói bánh chưng, bánh tét trong dịp Tết, mà lá dong còn là một vị thuốc chữa bệnh mang lại hiệu quả bất ngờ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về loại dược liệu tốt cho sức khỏe này.

1. Giới thiệu về cây lá dong

Đây là cây thuộc loại thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1m, thân rễ mập dài, hình trụ. Lá mọc thẳng, to, có hình thuôn mũi mác với chiều dài khoảng 30 – 50cm, rộng khoảng 10 – 20cm. Cuống lá dài, đầu có mỏ ngắn, hai mặt nhẵn, gân lá hình rẻ quạt, to bản, dày và dẻo, dùng để gói bánh dễ dàng, khó rách. Cụm hoa màu trắng hoặc đỏ, đường kính 4 đến 5cm.

Loại cây này còn được gọi là dong lá, phân bố chủ yếu ở các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Bhutan, Indonesia,… Tại Việt Nam, cây dong mọc khắp nơi nhưng thường được trồng nhiều tại vùng Bắc Bộ, Trung Bộ. Lá cây này được thu hái quanh năm, còn dùng làm thuốc. Đây là loại cây sản xuất ra củ dong, vốn là món ăn vặt được nhiều người yêu thích.

Lá dong thuộc loại thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1m
Lá dong thuộc loại thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1m

2. Những tác dụng của lá dong

Cứ mỗi dịp cận Tết, hình ảnh những gánh hàng đầy ắp lá dong lại xuất hiện trên khắp đường phố. Từ lâu, loại lá này đã được dùng để gói bánh chưng. Bởi theo dân gian, sau khi luộc bánh lên sẽ có mùi thơm đặc trưng rất đặc biệt và dễ chịu, gợi đến một cái Tết đoàn viên, bình an.

Thêm vào đó, loại thảo dược này có vị ngọt nhạt, tính hơi hàn. Ngoài việc được sử dụng để gói bánh chưng và tạo màu cho các món ăn, còn có tác dụng lợi niệu, thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết. Do đó, lá cây dong thường được dùng để giải rượu, giúp mát gan, cầm máu và điều trị cảm mạo, rắn cắn, lở loét miệng, men gan cao, suy nhược. 

Tác dụng của lá dong
Tác dụng của lá dong

3. Vị thuốc có trong lá dong

Người ta thường dùng lá tươi để làm thuốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể phơi khô lá để bảo quản và dùng dần trong năm. Cho đến nay, loại thảo dược này được nhiều người dùng để chữa một số bệnh thông dụng. Tuy nhiên, cũng chỉ sử dụng theo kinh nghiệm trong dân gian, chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa học trong vị thuốc này. 

4. Các bài thuốc chữa bệnh từ lá dong ít người biết

Bài thuốc chữa bệnh từ lá dong
Bài thuốc chữa bệnh từ lá dong

Bạn có thể sử dụng loại dược liệu này chữa bệnh bằng nhiều cách: giã nát, vắt lấy nước uống, sắc uống,… Mỗi cách đều mang lại hiệu quả với từng loại bệnh khác nhau. Dưới đây là 7 bài thuốc chữa bệnh từ lá cây dong.

4.1. Bài thuốc chữa ngộ độc

Đầu tiên, bạn chuẩn bị 50g lá cây dong non. Thực hiện bài thuốc chữa ngộ độc từ lá này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm theo các bước dưới đây:

  • Đem rửa sạch dược liệu, để ráo nước rồi giã nát
  • Sau đó cho thêm nước vào và gạn uống, áp dụng 2 đến 3 lần mỗi ngày

4.2. Giúp giải rượu, say rượu

Lá cây dong giúp giải rượu, say rượu
Lá cây dong giúp giải rượu, say rượu

Để thực hiện, đầu tiên bạn chuẩn bị 100g đến 200g lá cây dong màu xanh đậm. Bài thuốc giúp giải rượu, say rượu từ lá này rất dễ thực hiện, bạn làm theo các bước như sau:

  • Rửa sạch lá dong, giã nhuyễn 
  • Gạn lấy nước cốt và cho người bệnh uống trực tiếp

4.3. Bài thuốc chữa rắn cắn

Đầu tiên, bạn chuẩn bị lá già, có màu xanh càng đậm càng tốt. Cách làm bài thuốc chữa rắn cắn từ lá này rất dễ thực hiện, bạn chỉ cần làm theo các bước dưới đây:

  • Nhai nát, lấy bã đắp lên vết rắn cắn
  • Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất

4.4. Điều trị vết thương chảy máu

Lá cây dong giúp điều trị vết thương chảy máu
Lá cây dong giúp điều trị vết thương chảy máu

Để thực hiện, đầu tiên bạn chuẩn bị 100g lá già. Bài thuốc điều trị vết thương chảy máu từ lá cây này vô cùng đơn giản, bạn làm theo các bước sau:

  • Rửa sạch lá, giã nhỏ 
  • Lấy bã đắp trực tiếp lên vết thương rồi sử dụng băng cố định lại

4.5. Chữa rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần

Đầu tiên, bạn chuẩn bị lá cây dong khô. Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa hoặc đi ngoài nhiều lần bằng lá này rất dễ thực hiện, bạn làm như sau:

  • Đem lá đốt tồn tính, cháy lớp ngoài cùng khoảng 70%, mỗi lần sử dụng 20g
  • Uống với nước đun sôi để nguội, áp dụng 2 đến 3 lần hàng ngày

4.6. Bài thuốc chữa hen suyễn

Chữa hen suyễn nhờ lá cây dong
Chữa hen suyễn nhờ lá cây dong

Để thực hiện, đầu tiên bạn cần chuẩn bị phần thân chính cây dong (phần gốc của cây). Bài thuốc chữa hen suyễn từ lá này rất đơn giản, bạn làm theo các bước sau:

  • Thái lát mỏng rồi đem đi sao vàng hạ thổ
  • Sau đó sắc uống vài lần thì cơn hen sẽ khỏi

4.7. Giúp mát gan, thanh nhiệt

Lá cây dong có tính lạnh, vị hơi ngọt nên trong Đông y được sử dụng để giải độc, giúp mát gan và thanh nhiệt. Để thực hiện bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị 80g lá cây dong khô. Cách làm vô cùng đơn giản, đầu tiên bạn rửa sạch lá. Sau đó hãm cùng với nước sôi như trà và dùng uống hàng ngày.

5. Lá dong thường dùng để gói các loại bánh gì?

Lá được sử dụng để gói bánh thường có độ dai tốt, không bị giòn, tán to, rộng, màu xanh tươi đẹp mắt. Nhiều người nghĩ rằng, loại lá này chỉ dùng gói bánh chưng trong dịp Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, không chỉ vậy, người ta còn lấy lá cây dong để gói cả bánh ú, bánh tét, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp. 

Advertisement

Lá cây dong để gói bánh chưng, bánh ú, bánh tét, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp
Lá cây dong để gói bánh chưng, bánh ú, bánh tét, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp

6. Lá dong giá bao nhiêu tiền?

Hàng năm, vào dịp Tết cổ truyền, người dân lại tất bật đi thu hoạch lá cây dong để đáp ứng nhu cầu gói bánh chưng. Loại lá này được phục vụ quanh năm nhưng chủ yếu bán vào những dịp cận Tết. Với giá 60.000 – 100.000 VNĐ/100 lá dong quê, 120.000 – 150.000 VNĐ/100 lá dong rừng, tùy loại lá to, đẹp hay xấu. 

7. Mua lá dong ở đâu?

Mua lá dong ở đâu?
Mua lá dong ở đâu?

Loại lá này được người dân trồng rất nhiều ở các tỉnh như: Hòa Bình, Thanh Hóa, Lào Cai, Tuyên Quang,… Tại Hà Nội, bạn có thể đến chợ bán lá dong Trần Quý Cáp, quận Đống Đa. Đây là chợ truyền thống bán lá này lâu đời nhất Hà Nội và bán quanh năm với đầy đủ loại lá, kích thước nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Lá dong ở đây được nhập từ nhiều nơi, dong rừng có nguồn gốc từ Tuyên Quang, Lào Cai, dong quê lấy từ Phủ Lý (Hà Nam), Thanh Oai (Hà Nội).

Lá dong có rất nhiều công dụng trong đời sống, đặc biệt là một vị thuốc giúp chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi áp dụng phương pháp điều trị từ loại lá này, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y khoa. Cảm ơn độc giả đã theo dõi bài viết của Tuổi trẻ và Sắc đẹp.

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất