Quả sung – 12 lợi ích đáng kinh ngạc cho sức khỏe không thể bỏ lỡ

Nguyễn Mai 252
Quả sung là một loại trái cây không chỉ được ưa chuộng bởi hương vị ngọt đặc trưng và hương thơm đặc biệt mà còn cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe. Với nhiều tác dụng tốt, sung ngày càng được ưa chuộng và trở thành một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của nhiều người. Trong bài viết này sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về loại quả này, từ giá trị dinh dưỡng đến các công dụng tuyệt vời, bạn hãy cùng khám phá.

1. Giới thiệu về quả sung

Quả sung là loại trái cây được biết đến với nhiều tên gọi khác bao gồm thiên sinh tử, vô hoa quả, nãi tương quả, văn tiên quả hay mật quả,… Hiện nay, vô hoa quả có nhiều giống khác nhau, mang lại đa dạng sự lựa chọn cho người trồng. Để hiểu rõ hơn về loại trái cây này hãy xem ngay những thông tin dưới đây. 

1.1. Đặc điểm và phân loại

Quả sung có hình dáng tự như giọt nước, có nhiều kích thước với nhiều phân loại khác nhau. Nhìn chung, bên trong quả đều có phần thịt hồng hoặc trắng, chứa nhiều hạt và có thể ăn được. Hiện nay, có 7 loại sung phổ biến trên thị trường gồm:

– Sung ta: Quả nhỏ, đường kính khoảng 2cm, bên trong có cùi trắng ruột hồng, khi ăn có vị chát, giòn và khô.

– Sung Mỹ ponte tresa: Quả xanh có kích thước lớn, thịt mềm, ruột có màu đỏ đậm, khi ăn có vịt ngọt đậm đà.

– Sung Mỹ bourijiasotte moire: Quả có màu tím đen, vỏ mỏng, hơi dai, ruột màu hổ phách tựa mật ong, độ ngọt cao và có vị chua nhẹ.

– Sung Mỹ BNR: Quả khi non có màu xanh trắng và chuyển qua nâu sẫm hoặc tím, thân có nhiều sọc mờ, vỏ mỏng và có mật đặc bên trong, ăn vô cùng ngọt.

– Sung Mỹ BFF: Trái có màu đen đậm, kích thước lớn, ruột đỏ đặc với vị ngọt đậm đà, là loại quả được ưa chuộng nhất hiện nay.

– Sung Mỹ jinaofen: Vỏ quả có màu vàng ươm, nhẵn bóng, kích thước lớn, ruột mềm có màu vàng trắng, khá ít mật và có mùi thơm dịu nhẹ.

– Sung Mỹ CDD negra: Quả có màu tím sậm, khi chín phần vỏ sẽ nứt nhẹ, để lộ phần thịt trắng, bên trong ruột màu đỏ đậm, quả ăn rất ngọt.

Quả sung có vị ngọt, hơi chua, thịt mềm và giòn 
Quả sung có vị ngọt, hơi chua, thịt mềm và giòn

1.2. Nguồn gốc cây sung

Vô hoa quả xuất hiện trong các tài liệu lịch sử thời xa xưa và hiện diện trong Kinh thánh. Nguồn gốc của trái sung được cho là bắt nguồn từ Trung Đông, Địa Trung Hải sau đó lan truyền đến các nước châu Á và toàn thế giới. Quả được người Hy Lạp trân quý đến mức ra luật ngăn cản việc xuất khẩu quả ra nước ngoài.

1.3. Sự phân bố và mùa thu hoạch

Tại Việt Nam, cây được trồng phổ biến trên khắp mọi miền tổ quốc. Cây sung có khả năng phát triển tốt và sinh trưởng mạnh mẽ ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Điều này được chứng minh bởi việc cây có khả năng phát triển ở nhiều điều kiện đất và khí hậu khác nhau từ nhiệt đối đến ôn đới, từ đất cát đến đất sét, từ mực nước biển đến độ cao 1000m so với mực nước biển. Mùa thu hoạch của vô hoa quả thường rơi vào mùa hè. Với các giống quả sung tròn thời gian thu hoạch thường từ tháng 5 đến tháng 7. Còn với các giống quả sung bầu, thời gian thu hoạch sẽ vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 9.

2. Thành phần dinh dưỡng có trong quả sung

Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thành phần dinh dưỡng của quả sung rất đa dạng và phong phú. Cụ thể, chúng chứa protein, lipid, chất xơ, đường, canxi, magie, photpho, kali, vitamin C, folate, choline, vitamin A, beta-carotene, lutein, zeaxanthin và vitamin K. Đây là loại quả chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại có lượng calo thấp. Vì vậy, chúng được đánh giá cao cho một chế độ ăn lành mạnh.

Trong vô hoa quả chứa nhiều dưỡng chất và vitamin quan trọng cho cơ thể
Trong vô hoa quả chứa nhiều dưỡng chất và vitamin quan trọng cho cơ thể

3. Top 12 tác dụng không ngờ của quả sung đối với sức khỏe 

Quả sung thường được sử dụng như một món ăn nhẹ hoặc là thức quả tráng miệng sau bữa chính. Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho quá trình trao đổi chất, sản xuất năng lượng, thúc đẩy tuần hoàn trong cơ thể. Dưới đây là 12 lợi ích của quả sung được khoa học chứng minh.

3.1. Tốt cho hệ tiêu hóa

Quả sung có vị chát nên nhiều người nhầm tưởng ăn sung sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu. Tuy nhiên, vị chát bùi trong quả lại được coi là một loại thuốc tự nhiên hỗ trợ điều trị táo bón một cách hiệu quả. Theo đó, chất xơ trong quả sung giúp làm mềm chất thải và kích thích nhu động ruột. Đồng thời, đây cũng chính là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh. Việc tiêu thụ trái sung mỗi tuần có thể giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đồng thời giảm nguy cơ phát triển viêm loét đại tràng hiệu quả.

3.2. Cải thiện tim mạch

Nghiên cứu chỉ ra, ăn sung giúp ổn định huyết áp, loại bỏ mỡ trong máu, tăng cường sức khỏe thành mạch. Bên cạnh đó, vô hoa quả chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, kali, chất xơ và các chất chống oxy hóa. Vì vậy quả được cho là có tác dụng giảm cholesterol xấu trong máu và tăng cholesterol tốt, giúp giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ, giảm mức đường huyết, giảm béo phì, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ chức năng tiêu hóa. 

Vô hoa quả giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và hạ cholesterol trong máu
Vô hoa quả giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và hạ cholesterol trong máu

3.3. Phòng chống ung thư

Trên thực tế, có rất nhiều thí nghiệm được thực hiện để thấy tác dụng của quả sung đối với tế bào ung thư. Kết quả cho thấy những chất chống oxy hóa của quả giúp chống lại ung thư đại trực tràng, ung thư vú, cổ tử cung và gan hiệu quả. Đối với những người đang điều trị bệnh ung thư, ăn sung có thể giúp nâng cao hiệu quả và đẩy nhanh quá trình điều trị.

3.4. Trẻ hóa làn da

Những chiết xuất từ quả sung có tác dụng chống lại hiện tượng oxy hóa trên da. Cùng với đó làm giảm sự phân hủy collagen vừa cung cấp dưỡng chất và kích thích sản sinh thành phần này. Nhờ các dưỡng chất trong sung mà da được nuôi dưỡng và giữ được tính đàn hồi, độ ẩm tự nhiên cùng vẻ tươi trẻ. Đặc biệt, quả sung còn có công dụng loại bỏ hoàn toàn mụn cóc. Điều này đã được chứng minh trong một thí nghiệm đăng trên Tạp chí Da liễu Quốc tế nhiều năm về trước.

3.5. Kiểm soát đường huyết

Trong một vài nghiên cứu về tác dụng của quả sung đối với bệnh tiểu đường đã được nhiều nhà khoa học ghi nhận. Theo đó, những người sử dụng quả sung cho thấy lượng đường hấp thụ sau bữa ăn của họ thấp hơn những người khác. Các hợp chất được chiết xuất từ quả này được cho là có khả năng giảm lượng đường trong máu và cải thiện sự nhạy cảm với insulin, góp phần hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, chúng còn làm chậm quá trình chuyển hóa đường trong gan của cơ thể.

3.6. Ăn sung bổ máu

Quả sung có chứa lượng sắt lớn, chúng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất tế bào hồng cầu. Các bác sĩ khuyến khích trẻ em đang tuổi lớn, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai nên bổ sung quả sung vào chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, nếu bạn mắc các bệnh về máu hoặc vừa thực hiện phẫu thuật, hãy ăn sung để cung cấp sắt và tăng lượng máu trong cơ thể.

Sung chứa một lượng sắt nhất định giúp bổ sung máu cho cơ thể
Sung chứa một lượng sắt nhất định giúp bổ sung máu cho cơ thể

3.7. Tăng mật độ xương

Trong quả sung chứa lượng canxi và kali dồi dào. Trong đó, canxi là thành phần chính của xương, kali đóng vai trò giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Một chế độ ăn giàu 2 chất này sẽ giúp tăng mật độ xương, ngừa bệnh loãng xương. Đặc biệt, khi con người già đi, xương bắt đầu có hiện tượng phân hủy. Vì vậy cần chú trọng đến sức khỏe từ những bữa ăn hàng này và áp dụng thực đơn hợp lý.

3.8. Tốt cho dạ dày

Theo y học cổ truyền, quả sung có thể điều trị một số bệnh như trào ngược dạ dày, giảm tình trạng viêm loét,… Thậm chí, chúng còn được dùng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư dạ dày. Do trong quả sung chứa 18 loại axit amin và những nguyên tố vi lượng cần thiết để bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày.

3.9. Hỗ trợ điều trị sỏi mật

Một số nghiên cứu chỉ ra, dưỡng chất của quả sung có thể làm mềm và tan dần sỏi mật. Từ đó, giúp sỏi được đào thải ra ngoài dễ dàng mà không cần can thiệp phẫu thuật. Vì vậy, bệnh nhân bị sỏi mật nên có chế độ ăn sung hoặc uống nước sung khô hợp lý để cải thiện tình trạng. Có thể sử dụng phương pháp này song song với các phương pháp điều trị Tây y.

3.10. Hỗ trợ sức khỏe thai phụ

Trong giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai, phụ nữ thường gặp hiện tượng buồn nôn, chán ăn, cơ thể mệt mỏi,… Các bác sĩ khuyên mẹ nên sử dụng quả sung trong chế độ ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng này. Sung là nguồn giàu vitamin B6, có thể giúp giảm hiệu quả các triệu chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai. Đồng thời, omega 3 trong quả cũng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, cho một thai kỳ an toàn, giảm nguy cơ sinh non hoặc dị tật. Ngoài ra, khoáng chất trong sung cũng giúp kích thích tuyến sữa phát triển, cung cấp đủ lượng sữa cần thiết cho trẻ.

3.11. Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Theo một nghiên cứu, quả sung có chứa tryptophan – dưỡng chất đóng vai trò quan trọng tạo ra melatonin gây buồn ngủ. Đồng thời, chúng cũng giúp cơ thể tổng hợp tốt lượng vitamin B3 cần thiết từ nhiều nguồn thực phẩm. Do đó, giúp bạn luôn cảm thấy thư thái, ổn định tinh thần và đắm mình vào giấc ngủ say đắm.

3.12. Dưỡng tóc khỏe mạnh

Tóc yếu, dễ gãy rụng thường xảy ra do thiếu dinh dưỡng. Trái sung chứa những dưỡng chất cần thiết để chăm sóc tóc, giúp kích thích nhanh sự mọc và phát triển của tóc. Cụ thể, vitamin E cấp ẩm cho da đầu, tăng độ đàn hồi da, giúp chân tóc bám sâu và ngăn ngừa gãy rụng. Bên cạnh đó, vitamin C, magie và các dưỡng chất khác của quả sung có khả năng kích thích lưu thông máu dưới da đầu. Nhờ vậy, trái sung có thể tăng tốc quá trình mọc tóc, giúp tóc nhanh chóng trở nên dài và có độ dày hơn.

Vô hoa quả chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của tóc
Vô hoa quả chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của tóc

4. Tác dụng của việc uống nước từ quả sung phơi khô là gì? 

Bên cạnh việc sử dụng sung ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn dân giã, quả sung còn được sử dụng như một loại trà, mang tính dược liệu cao. Theo đó, người ta thường cắt sung thành từng lát, sao khô và hãm trà uống mỗi ngày giúp:

– Trị sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang: acid trong nước sung có khả năng làm tan sỏi, người bị những bệnh trên có thể kết hợp hãm trà với kim tiền thảo để điều trị.

– Chữa viêm loét dạ dày: Sung có tác dụng kiện tỳ ích vị, tiêu viêm, do đó có thể chữa các bệnh về dạ dày như viêm loét, ung thư.

– Ngừa táo bón: Uống nước sung khô không chỉ giúp nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa mà còn ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả.

– Hỗ trợ giảm cân: Sử dụng 2 ly nước sung khô mỗi ngày để bổ sung năng lượng, thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ thừa và giảm cân hiệu quả.

– Điều trị tiểu đường: Uống nước sung có thể giúp điều hòa lượng đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.

– Ngừa bệnh nhồi máu cơ tim: Các khoáng chất trong sung giúp điều hoà nhịp tim, giảm áp lực và tăng độ đàn hồi thành mạch, hỗ trợ lưu thông máu, ngăn nguy cơ nhồi máu cơ tim.

– Ngừa bệnh ung thư: Nước sung khô giúp tiêu diệt các tế bào ung thư hiệu quả, đặc biệt là ung thư dạ dày, tá tràng hay ung thư vú.

5. Các bài thuốc chữa bệnh từ quả sung hiệu quả

Hương vị ngọt và tính bình đã được y học cổ truyền tìm thấy trong vô hoa quả. Loại quả này thường được dùng để chữa trị nhiều loại bệnh liên quan đến hệ hô hấp, phụ khoa, tiêu hóa và các vấn đề sức khỏe tương tự. Dưới đây là 3 bài thuốc chữa bệnh từ quả sung hiệu quả được lưu truyền trong dân gian.

5.1. Điều trị viêm họng

Đối với trường hợp bị viêm họng, bạn chỉ cần dùng quả sung tươi, gọt vỏ, thái lát mỏng và sắc với nước. Sau khi đun khoảng 30 phút, bạn có thể thêm đường phèn và đun với lửa nhỏ. Đến khi hỗn hợp cô đặc lại thành dạng cao thì tắt bếp, đổ ra khay chia thành những viên thuốc nhỏ. Dùng để ngậm hàng ngày đến khi khỏi hoàn toàn các triệu chứng đau, rát ở họng.

5.2. Điều trị tiêu hóa kém

Trường hợp bị khó khăn trong tiêu hóa và cơ thể hấp thu dinh dưỡng kém, bạn có thể sử dụng quả sung thái lát mỏng, sao khô và hãm trà. Sau đó, thêm đường phèn và uống hàng ngày. Kiên trì thực hiện khoảng 2 tháng để cải thiện tiêu hóa. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống một ấm trà sung nhỏ mỗi ngày để tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm. 

Trái sung được sử dụng như một dược liệu để chữa bệnh tiêu hóa kém 
Trái sung được sử dụng như một dược liệu để chữa bệnh tiêu hóa kém

5.3. Điều trị bệnh trĩ

Trĩ là một tình trạng giãn tĩnh mạch xảy ra ở vùng hậu môn, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Để điều trị trĩ dứt điểm, bạn nên sử dụng sung tươi kết hợp với rễ thị sắc lấy nước uống. Sau đó, đun lá sung để xông và ngâm vùng trĩ khoảng 30 phút mỗi ngày. Sau 7 ngày sẽ thấy tình trạng cải thiện rõ rệt. 

Advertisement

6. Các tác động tiêu cực có thể xảy ra khi tiêu thụ quả sung 

Mặc dù mang nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe, song nếu sử dụng sung không đúng cách cũng có thể dẫn đến những tác hại khôn lường.

– Tương tác thuốc: Sung chứa hàm lượng vitamin K cao, có thể ảnh hưởng đến những người đang dùng thuốc làm loãng máu.

– Ảnh hưởng tiêu hóa: Sung chứa lượng chất xơ dồi dào, nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến chướng bụng, đầy hơi và đau dạ dày.

– Ảnh hưởng đến da: Ăn sung làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời, dễ xuất hiện tình trạng phát ban, bỏng rát, mẩn đỏ.

– Bệnh thận, mật nghiêm trọng hơn: Chất oxalate trong quả sung có thể gây hại cho lá lách, làm giảm khả năng sản sinh bạch cầu và làm tình trạng bệnh về thận, mật nghiêm trọng hơn.

– Tiêu chảy: Ăn quá nhiều sung khô có thể dẫn đến tiêu chảy do hàm lượng chất xơ trong quả cao.

– Xuất huyết: Ăn sung chín làm tăng nguy cơ gây xuất huyết trực tràng, âm đạo hoặc võng mạc.

Ăn quá nhiều sung có thể gây ra tình trạng đầy hơi và khó tiêu 
Ăn quá nhiều sung có thể gây ra tình trạng đầy hơi và khó tiêu

7. Quả sung chế biến món gì ngon?

Quả sung có vị chát, nhưng khi được chế biến thành các món ăn thì lại có vị ngọt bùi. Dưới đây là một số món ăn từ quả sung vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng.

7.1. Sung kho cá

Đây là món ăn phổ biến mà chúng ta hay được bà hoặc mẹ chuẩn bị trong nhiều bữa cơm gia đình. Để thực hiện món ăn này ngon chuẩn vị thôn quê, bạn cần làm theo công thức sau:

– Bước 1: Chuẩn bị cá, thịt lợn ba chỉ, sung, ớt tỏi và gia vị.

– Bước 2: Sơ chế cá, cắt thành từng khúc và ướp gia vị trong vòng 10 phút.

– Bước 3: Để chiên cá vàng đều, bạn nên đun dầu cho sôi trước khi cho cá vào chiên.

– Bước 4: Thịt ba chỉ thái con chỉ và cho vào chiên qua.

– Bước 5: Sung cắt đôi quả, xếp 1 hàng ở dưới đáy nồi.

– Bước 6: Xếp thịt ba chỉ lên trên và đến lượt cá, thêm nước ngập mặt cá, nêm nếm gia vị vừa đủ.

– Bước 7: Đun đến khi sôi thì cho nhỏ lửa rồi ninh đến khi nước gần cạn, thành hỗn hợp sệt.

Cuối cùng, bạn chỉ cần rắc thêm tiêu và thưởng thức. Vị ngọt bùi của sung sẽ làm giảm độ ngấy và tanh của thịt cá. Mâm cơm nóng hổi cùng món cá kho thơm phức không chỉ cho bữa ăn ngon mà còn làm tăng thêm tình cảm gia đình.

Sung kho cá được xem là món ăn yêu thích và tốn cơm của nhiều người
Sung kho cá được xem là món ăn yêu thích và tốn cơm của nhiều người

7.2. Nộm sung tai heo

Nếu là tín đồ của những món nhậu, vậy đây là món ăn mà bạn không nên bỏ qua. Nguyên liệu không thể thiếu là gồm sung, lạc rang, tai heo, ớt và gia vị. Sau đó làm theo các bước sau để hoàn thành món ăn:

– Bước 1: Sung cắt lát, ngâm trong dung dịch nước muối hòa với giấm chua, thêm đá để sung thêm giòn.

– Bước 2: Tai heo luộc chín, cắt lát mỏng.

– Bước 3: Sung vớt ra để vào tô cùng tai heo, trộn đều với mắm, đường, ớt, chanh.

– Bước 4: Để khoảng 5 phút cho gia vị ngấm thì thêm lạc rang giã nhỏ và thưởng thức.

Những miếng tai heo giòn dai cùng vị sung ngọt bùi là một món ăn “chống ngấy” hữu hiệu. Đừng ngại thêm chúng vào thực đơn gia đình để đa dạng món ăn.

7.3. Sung muối xổi

Nếu không muốn thực hiện các món cầu kỳ, sung muối xổi cũng là một món chay đơn giản mà bạn không nên bỏ qua. Cách làm như sau:

– Bước 1: Sung cắt lát, ngâm trong nước muối loãng hòa với giấm trong 15 phút.

– Bước 2: Pha hỗn hợp nước mắm, đường, ớt, tỏi, bột canh.

– Bước 3: Vớt sung ra và đổ hỗn hợp lên ngập mặt sung.

Bước 4: Sau khi ngâm 30 phút, sung đã ngấm đủ gia vị là có thể thưởng thức được món ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể để sung vào bình thủy tinh, đậy kín để sử dụng cho bữa sau.

Tóm lại, quả sung cho nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực từ món tráng miệng đến các món ăn chính. Vì vậy bạn đừng ngần ngại sử dụng quả này vào chế độ ăn uống của mình để nhận được nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá cho sức khỏe.

Advertisement
Chuyên mục: Trái Cây

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất