Quả phèn đen – Tác dụng và 8 bài thuốc chữa bệnh đáng kinh ngạc

Nguyễn Mai 485
Quả phèn đen là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền. Chúng có công dụng điều trị các bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa và bệnh ngoài da hiệu quả. Hãy cùng khám phá và tìm hiểu lợi ích sức khỏe của trái phèn đen qua bài viết sau.

1. Giới thiệu về quả phèn đen

Quả phèn đen hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như quả mực, quả mỗ, quả chè nộc, tạo phan dệp,… Dưới đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm, nguồn gốc, sự phân bố và mùa thu hoạch của loại quả này.

1.1. Đặc điểm quả phèn đen

Cây phèn đen thuộc họ thầu dầu, cành nhánh có màu đen nhạt. Lá cây xanh hình bầu dục hay hình trứng ngược, có thể thay đổi theo mùa. Quả phèn đen có hình cầu, vỏ quả mỏng, khi non có màu trắng và chuyển đen khi chín. Bên trong quả chứa phần thịt quả mọng nước và 3 đến 4 hạt nhỏ.

Quả phèn đen có kích thước nhỏ, hình dạng tròn và màu sắc đen thẫm
Quả phèn đen có kích thước nhỏ, hình dạng tròn và màu sắc đen thẫm

1.2. Nguồn gốc và phân bố

Phèn đen là loại cây rừng nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau. Chúng thường sống ở nơi có nhiều ánh sáng như ven đường, ven rừng,… Trên thế giới, cây được tìm thấy ở Ấn Độ, Myanma, Trung Quốc, Lào,… Tại Việt Nam, một số tỉnh thành nổi tiếng với việc trồng và sản xuất trái phèn đen bao gồm Đồng Nai, Tây Ninh, Sóc Trăng,…

1.3. Mùa thu hoạch phèn đen

Cây phèn đen ra hoa kết quả vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Thông thường, người dân sẽ thu hái lá vào mùa xuân, hè. Thân được thu hái quanh năm và rễ được cắt vào mùa thu. Sau khi thu hoạch, người dân sẽ phơi hoặc sao khô để bảo quản và sử dụng lâu dài. Chúng sẽ được làm thành dược liệu trong nhiều bài thuốc .

2. Những tác dụng của phèn đen bạn chưa từng biết

Theo y học cổ truyền, toàn bộ các bộ phận trên cây phèn đen đều chứa những dược chất quan trọng. Theo đó, rễ cây có vị chát, tính lạnh, thường dùng để giảm viêm, cầm tiêu chảy, trị lỵ,… Lá cây có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, giảm đau, giảm cholesterol, hỗ trợ giảm cân. Đối với quả, phần vỏ có tác dụng gây chuyển hóa, chữa các bệnh về đường tiêu hóa rất tốt. 

Phèn đen chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất kháng viêm, giúp cơ thể chống lại bệnh tật
Phèn đen chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất kháng viêm, giúp cơ thể chống lại bệnh tật

Mặc dù trong y học cổ truyền, quả phèn đen được xem là loại dược liệu quý, song, trong y học hiện đại, phèn đen chỉ là một loại cây dại. Khi ăn phèn đen có hương vị ngọt, hơi chát, tuy nhiên chúng chứa ít chất dinh dưỡng. Hiện nay, về tác dụng của trái phèn đen theo y học đại vẫn chưa được bất kỳ nghiên cứu dược lý hiện đại nào chứng minh. Vì vậy, chúng chưa được ứng dụng trong điều trị bệnh bằng y học hiện đại.

3. Top 8 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ quả phèn đen

Quả phèn đen và các bộ phận khác của cây thường được dùng ở dạng sắc nước uống, tán bột, bôi ngoài da,… Tùy vào mục đích sử dụng, độ tuổi, thể trạng và tình trạng bệnh mà có phương thuốc và liều lượng khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị bệnh từ cây phèn đen hiệu quả.

3.1. Trị bệnh kiết lỵ

Đối với trường hợp bị kiết lỵ, bạn cần chuẩn bị cam thảo đất, mạch nha, ý dĩ phơi khô, tán lấy bột mịn. Trọn cả 3 loại bột trên lại với nhau, lấy 1 lượng vừa đủ và pha với nước lá phèn đen giã nát. Uống 1 lần/ngày và sử dụng đều đặn đến khi triệu chứng cải thiện hoàn toàn. Thông thường, với trường hợp nhẹ, bạn chỉ cần áp dụng đúng công thức và uống trong vòng 3 ngày đã khỏi bệnh.

Phèn đen là một loại thảo dược chữa bệnh kiết lỵ
Phèn đen là một loại thảo dược chữa bệnh kiết lỵ

3.2. Sơ cứu khi rắn cắn

Trong trường hợp bạn không may bị rắn cắn, hãy cố định vết thương và nặn toàn bộ máu độc ra ngoài. Đồng thời, sử dụng lá, quả phèn đen giã nát lấy nước uống. Phần bã còn lại dùng đắp lên vết thương và băng bó lại. Dược chất trong lá phèn đen sẽ giúp giảm bớt độc tố và ngăn chúng ngấm vào cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị sau đó.

3.3. Cầm máu nướu răng

Theo y học cổ truyền, bột lá phèn đen có tác dụng cầm máu và phục hồi các vết thương hở hiệu quả. Nếu bạn bị chảy máu nướu răng, hãy dùng bột lá phèn đen kết hợp với lá long não, lá xuyên tiên phơi khô, nghiền mịn và ngậm trong miệng để cầm máu. Hỗn hợp này cũng giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, kích thích mọc da non cho vết thương nhanh lành.

3.4. Trị nhọt độc

Mụn nhọt không chỉ đem lại cảm giác đau, ngứa khó chịu mà còn khiến chúng ta mất tự tin về ngoại hình. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần dùng lá, quả phèn đen cùng lá bèo ván giã nát và đắp lên vùng bị nhọt. Để giữ thuốc cố định trên vùng da cần điều trị, bạn có thể dùng băng gạc để cố định. Sau một ngày cần tiến hành thay băng gạc và thuốc mới để đảm bảo hiệu quả điều trị. Kiên trì trong khoảng 3 đến 7 ngày, mụn nhọt sẽ dần xẹp và biến mất.

3.5. Giúp nhanh lành vết thương

Đối với những vết thương hở, bạn cần dùng bột lá phèn đen rắc lên 1 lớp mỏng. Những thành phần dược chất trong lá có công dụng kháng viêm, giúp se miệng vết thương. Đồng thời, chúng cũng giúp kích thích sản sinh da non, từ đó giúp vết thương hở nhanh lành mà không để lại sẹo. 

3.6. Điều trị bệnh xương khớp

Bệnh nhân bị đau nhức xương khớp, gai cột sống, tê bì chân tay có thể dùng cây phèn đen kết hợp với lá bưởi bung, rễ cây gấc và cỏ xước sắc lấy thuốc uống. Phần nước thuốc thu được bạn chia làm 3 phần nhỏ, uống sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút. Ngoài ra, đối với trường hợp bị đau do chấn thương, chỉ cần dùng lá phèn đen giã nát và đắp lên vùng da tổn thương khoảng 30 phút. Kiên trì thực hiện đến khi không còn hiện tượng đau hay bầm tím.

Việc điều trị đau xương khớp dễ dàng hơn nhờ sử dụng trái phèn đen
Việc điều trị đau xương khớp dễ dàng hơn nhờ sử dụng trái phèn đen

3.7. Điều trị bệnh trĩ

Cây phèn đen có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh trĩ nhẹ ở cấp độ 1. Theo đó, bạn cần chuẩn bị lá, quả phèn đen, lá huyết dụ và lá trắc bách diệp. Sau đó đem toàn bộ nguyên liệu lên sao vàng đến khi có mùi thơm đặc trưng. Đem chúng vào nồi và sắc với 800ml nước trong lửa nhỏ. Khi nước dần cạn còn 200ml thì tắt bếp, chia làm 2 phần theo tỉ lệ 1:3. Dùng 150ml để uống và 50ml nước còn lại dùng để rửa hậu môn. Kết quả tốt sẽ đạt được sau khi sử dụng bài thuốc trong thời gian là 1 tháng, giúp cải thiện đáng kể về sức khỏe. 

3.8. Điều trị thủy đậu

Trường hợp bị thủy đậu, bạn cần đun dược liệu phèn đen với 300ml nước trong lửa nhỏ. Khi nước cô đặc còn khoảng 1 chén nhỏ, hãy hòa tan thuốc với ½ thìa muối trắng. Dùng hỗn hợp trên chia làm 2 phần, 1 phần dùng để uống, phần còn lại dùng để chấm lên nốt thủy đậu trên da. Phương pháp này vừa an toàn với trẻ em, vừa không để lại sẹo mất thẩm mỹ.

Advertisement

4. Lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng quả phèn đen

Như đã nêu trên, hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào về tác dụng phụ của quả phèn đen. Chính vì vậy, khi sử dụng loại quả này làm thuốc, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

– Không nên dùng phèn đen trong trường hợp đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ em, người già hoặc những người có bệnh lý đặc biệt.

– Chỉ nên dùng ở liều lượng nhất định vì trong quả có chứa độc tố, dùng quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc nghiêm trọng.

– Người có cơ địa mẫn cảm hoặc bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của phèn đen đều có thể bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn sau khi sử dụng.

– Nếu có phản ứng xấu với cây thuốc, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Luôn sử dụng phèn đen theo đúng liều lượng
Luôn sử dụng phèn đen theo đúng liều lượng

5. Top hình ảnh đẹp về quả phèn đen

Quả phèn đen thường mọc thành chùm, khi non có màu trắng trông như những chùm bông xinh xắn. Dưới đây là hình ảnh đẹp về quả phèn đen:

Hình 1
Hình 1
Hình 2
Hình 2
Hình 3
Hình 3
Hình 4
Hình 4

Như vậy, quả phèn đen là một loại trái cây rất tốt cho sức khỏe và rất đáng để được sử dụng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu bạn chưa từng thử phèn đen trước đây, hãy thử quả và tận hưởng những lợi ích tuyệt vời mà nó mang đến cho sức khỏe. 

Advertisement
Chuyên mục: Trái Cây

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất