Tổng hợp từ A – Z thông tin cần biết về lá ngón, độc tính và cách sơ cứu khi bị ngộ độc loại lá này

Nguyễn Mai 354

Không phải tự dưng khi nhắc tới lá ngón, người ta đều phải dè chừng bởi độc tính cực cao của nó. Vậy lý do tại sao loại lá này lại nguy hiểm đến vậy? Hãy để Tuổi trẻ và Sắc đẹp giải đáp cho độc giả ngay sau đây.

1. Cách nhận dạng lá ngón 

Rất nhiều người đã tử vong bởi thiếu kiến thức về loại lá cực độc này. Để phòng tránh hậu quả đáng tiếc thì trước tiên bạn cần biết lá ngón là gì? Cách nhận dạng loại lá này như thế nào? Cây lá ngón là một cây thân leo quấn thường xanh, dài tới 12 mét, cành không có lông và trên thân có khía dọc. 

Lá của cây này mọc đối xứng nhau, hình trứng thuôn dài, hơi giống hình mác, đầu nhọn, phía cuống lá nhọn, hai bên mép nguyên và nhẵn. Có chiều dài 7 đến 12cm, rộng khoảng 2.5 đến 5.5cm. Hoa cây này có màu vàng, mọc thành từng chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá, thường nở vào tháng 6, 8 và 10. Quả có màu nâu, hình thon, không có lông bao quanh, dài khoảng 1cm và rộng khoảng 0.5cm. Hạt của quả cây này khá nhỏ, màu nâu nhạt, có hình thận, quanh mép có rìa mỏng. 

Cách nhận dạng lá ngón
Cách nhận dạng lá ngón

2. Cây lá ngón thường mọc ở đâu?

Đây là loài cây thường mọc tại các vùng núi phía Bắc ở nước ta như Cao Bằng, Hà Giang, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Tây, Sơn La, Tuyên Quang,… Ngoài ra, cây này còn được tìm thấy ở Ấn Độ, miền Bắc Myanmar, Indonesia, miền bắc Thái Lan, Lào. Loại cây này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: Câu vẫn, ngón vàng, thuốc rút ruột, co ngón, đoạn trường thảo,…

Loài cây này thường mọc tại các vùng núi phía Bắc ở nước ta như Cao Bằng, Hà Giang, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Tây, Sơn La, Tuyên Quang
Loài cây này thường mọc tại các vùng núi phía Bắc ở nước ta

3. Vì sao ăn lá ngón bị tử vong?

Ở Việt Nam, đây là một trong bốn loại cây có độc tính cao nhất cùng với cây củ chi, trúc đào và cây sui. Chỉ cần ăn 3 lá ngón sẽ tử vong ngay lập tức. Bởi trong loại lá này chứa một loại độc tố nguy hiểm là hoạt chất alkaloid có hoạt tính sinh lý rất cao với cơ thể con người, nhất là hệ thần kinh. Ngộ độc lá ngón xuất hiện rất nhanh, nặng và dễ tử vong.

Chỉ cần ăn 3 lá ngón sẽ tử vong ngay lập tức
Chỉ cần ăn 3 lá ngón sẽ tử vong ngay lập tức

4. Độc tính có trong lá ngón

Thành phần giết người trong nháy mắt của loại lá này là do các hoạt chất cực độc alkaloid chứa trong toàn bộ cây. Trật tự độc tính giảm dần từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Tới 17 đơn phân alkaloid đã được chiết ra từ lá cây này, ví dụ: koumin, gelsenicin, 19α-hydroxygelsamydin, gelsamydin, gelsemin, trong đó hàm lượng cao nhất là koumin. Alkaloid thường gặp ở trong nhiều loài thực vật, là những hợp chất hữu cơ chứa dị vòng nitơ, có tính bazơ.

Hoạt chất cực nguy hiểm này có hoạt tính sinh lý rất cao với con người và động vật, nhất là hệ thần kinh nên một lượng nhỏ alkaloid cũng đủ gây chết người. Thêm vào đó, loại độc tố này trong lá ngón ngấm rất nhanh qua đường tiêu hóa chỉ từ 5 đến 30 phút. Thời gian tử vong trung bình trong vòng từ 1 đến 7 tiếng.

5. Triệu chứng của người bị ngộ độc lá ngón

Khi bị ngộ độc, người bệnh sẽ tử vong rất nhanh do độc tính nội tại của loại lá này quá mạnh. Các triệu chứng phát hiện đó là: khát nước, buồn nôn, đau họng, hoa mắt, chóng mặt. Sau đó, bị mỏi cơ, thân nhiệt và huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội. Đồng thời, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và tử vong rất nhanh do ngừng hô hấp.

6. Hướng dẫn sơ cứu người bị ngộ độc lá ngón

Loại lá này không dễ phân biệt và dễ nhầm lẫn với một số loại cây khác nếu bạn chưa từng gặp qua. Do đó, khi phát hiện người bị ngộ độc lá ngón thì cần sơ cứu, đưa đi cấp cứu khẩn trương và điều trị kịp thời, nếu không có thể mất mạng sau 1 đến 7 giờ đồng hồ. Phương pháp đầu tiên là nhanh chóng tìm cách loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.

Khi phát hiện người bị ngộ độc lá ngón thì cần sơ cứu, đưa đi cấp cứu khẩn trương và điều trị kịp thời
Khi phát hiện người bị ngộ độc lá ngón thì cần sơ cứu, đưa đi cấp cứu khẩn trương và điều trị kịp thời

Bạn có thể cho người ngộ độc uống thật nhiều nước rồi móc họng hoặc dùng lông gà để kích thích gây nôn. Sau đó, chuyển đến cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất để rửa dạ dày, uống than hoạt tính và truyền dịch nhằm loại bỏ và ngăn cản hấp thu độc chất vào cơ thể. Nhanh chóng vận chuyển người bệnh tới bệnh viện chuyên khoa cấp cứu điều trị giải độc. Tránh những biến chứng nguy hiểm, nặng nề, có thể dẫn đến tử vong.

Advertisement

7. Cách tiêu diệt cây lá ngón an toàn

Cách tiêu diệt cây lá ngón an toàn
Cách tiêu diệt cây lá ngón an toàn

Để phòng trừ ngộ độc lá ngón và những vụ tử vong đáng tiếc do loại lá này thì biện pháp hữu hiệu nhất là nên tiêu diệt tất cả loại cây này nếu được tìm thấy. Cách làm thủ công nhưng có hiệu quả và hạn chế sự lan rộng của cây lá ngón là đào gốc, tiêu hủy bởi đây là cây thân leo nên khó triệt tận gốc. Ngoài ra, theo người dân H’Mông, để làm được điều này chỉ cần dùng nước tiểu tưới lên nó, sau một đêm, cây sẽ chết ngay.

Hy vọng, thông qua bài viết này, các bạn đã biết được mức độ nguy hiểm của lá ngón và cách sơ cứu khi bị ngộ độc để bảo vệ bản thân mình cũng như những người xung quanh. Cảm ơn độc giả đã theo dõi bài viết của Tuổi trẻ và Sắc đẹp.

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất