Những tác dụng tuyệt vời và bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ lá húng quế

Nguyễn Mai 340

Lá húng quế luôn được coi là loại rau gia vị có mùi thơm đặc trưng được dùng phổ biến trong các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, có nhiều người chưa nắm được tác dụng, bài thuốc từ thảo dược này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

1. Đặc điểm của lá húng quế

Húng quế có tên khoa học là Ocimum basilicum, còn được gọi là húng chó, rau quế, é tía,… Là loại cây thảo mộc sống lâu năm, với chiều cao khoảng 100cm. Loại lá này có nguồn gốc từ châu Á, châu Phi và các đảo Thái Bình Dương. Húng quế phát triển tốt nhất trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và ấm áp, là loại cây rất dễ trồng.

Đặc điểm của cây húng quế
Đặc điểm của cây húng quế

Đây là loại cây có thân dài 5 đến 10cm, nhẵn và nhiều nhánh. Lá húng quế không cuống, có hình trứng hoặc hình trứng elip, chiều dài từ 3 đến 6cm, rộng khoảng 1 đến 3cm. Cả hai mặt lá đều có nhiều tuyến dầu, mặt trên mọng nước, mặt dưới có gân. Hoa húng quế khá lớn, có màu trắng hoặc tím, mọc thành chùm ở đầu cành, có nhiều vòng gồm 5 đến 6 hoa nhỏ.

2. Thành phần hóa học của lá húng quế

Theo các phân tích cho thấy, dược liệu này bao gồm rất nhiều thành phần. Toàn cây chứa 0,02 – 0,08% tinh dầu, với hàm lượng cao nhất là lúc cây đã ra hoa. Trong tinh dầu của húng quế chứa 60% linalool, estragole, cineol, methyl – chavicol lần lượt là 25 – 60 – 70%) và nhiều chất khác. Tinh dầu có mùi thơm hòa quyện của chanh và sả.

3. Những tác dụng của lá húng quế

Những tác dụng của lá húng quế
Những tác dụng của lá húng quế

Húng quế là một loại thảo mộc có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng để làm rau gia vị trong các món ăn. Tuy nhiên, hiện nay lá này cũng ngày càng trở nên phổ biến vì có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. 

3.1. Ngăn ngừa vi khuẩn

Tinh dầu từ húng quế giúp bảo vệ da khỏi vi khuẩn có hại và được minh chứng là rất hữu ích trong việc ngăn ngừa các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Thêm vào đó, loại lá này còn giúp chống lại bệnh tật. Ngoài ra, húng quế còn có đặc tính khử trùng và giúp giảm đau do mụn, bệnh sởi, vết côn trùng đốt,…

3.2. Chống lại ung thư

Nghiên cứu chỉ ra rằng, húng quế chứa các chất phytochemical, giúp ngăn ngừa ung thư da, gan, miệng và phổi một cách tự nhiên. Loại lá này có thể làm tăng hoạt động chống oxy hóa. Từ đó, giúp bảo vệ cơ thể và ngăn chặn các khối u ung thư lây lan. 

3.3. Cải thiện các bệnh liên quan đến mắt

Húng quế giúp cải thiện các vấn đề về mắt
Húng quế giúp cải thiện các vấn đề về mắt

Quáng gà, đau mắt thường là do cơ thể thiếu vitamin A. Khi dùng nước ép lá húng quế sẽ giúp cải thiện các tình trạng này hữu hiệu. Loại lá này làm dịu mắt, bảo vệ mắt khỏi viêm kết mạc, nhọt và các vấn đề khác liên quan. Ngoài ra, húng quế còn hoạt động như một chất thư giãn mắt và làm mờ vết nhăn do căng thẳng gây ra.

3.4. Nâng cao sức khỏe tim mạch

Loại dược liệu này có thể giúp các cơ kiểm soát chức năng mạch máu co lại, thư giãn và thúc đẩy huyết áp khỏe mạnh. Lợi ích của húng quế bao gồm khả năng giúp hạn chế sự tích tụ của tiểu cầu, hình thành cục máu đông và gây ngừng tim. Chiết xuất từ lá cây này cũng làm giảm chứng viêm có thể gây ra các bệnh về tim mạch. 

Húng quế giúp nâng cao sức khỏe tim mạch
Húng quế giúp nâng cao sức khỏe tim mạch

3.5. Chống trầm cảm

Lá húng quế rất có lợi cho các bệnh rối loạn tâm thần hoặc các bệnh liên quan đến tâm lý như trầm cảm, lo lắng. Đây cũng được coi là một vị thuốc chống trầm cảm vì nó tác động đến chức năng não, hỗ trợ khuyến khích các chất dẫn truyền thần kinh. Giúp điều chỉnh các hoocmon tạo ra hạnh phúc và luôn tràn đầy năng lượng.

3.6. Chăm sóc sức khỏe răng miệng

Loại lá này giúp ích cho việc điều trị các chứng rối loạn về nướu. Lá húng quế phơi khô rồi tán thành bột có thể dùng để đánh răng. Có công dụng duy trì sức khỏe của nướu và giúp ổn định tình trạng chảy mủ cũng như các vấn đề khác liên quan đến răng miệng. Húng quế được dùng như nước súc miệng để giảm đau răng.

Húng quế giúp chăm sóc sức khỏe răng miệng
Húng quế giúp chăm sóc sức khỏe răng miệng

Ngoài ra, loại lá này còn có tác dụng hỗ trợ chức năng gan và giúp giải độc cơ thể, làm dịu cơn ho, cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa mụn trứng cá, loại bỏ sỏi thận,… Và rất nhiều lợi ích khác.

4. Các bài thuốc chữa bệnh từ lá húng quế

Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính ôn, mùi thơm có tác dụng tán máu ứ, giải cảm, giảm đau, trị ho. Do đó, dược liệu này được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc sau:

  • Chữa lo lắng, đau đầu: Cho 20 – 40g lá và hoa húng quế khô cho vào ấm rồi hãm như trà, uống mỗi ngày 2 – 3 chén
  • Trị dị ứng mẩn ngứa: Sắc 20g lá húng quế khô và một nắm lớn lá khế, lấy nước uống trong ngày
  • Giúp tăng tiết sữa cho phụ nữ sau sinh: Cho 10g lá này vào ấm sắc cùng 1 lít nước khoảng 10 – 15 phút, uống trong ngày, chỉ sử dụng trong một tháng
  • Chữa rối loạn tiêu hóa: Cho 15g lá này vào ấm, đổ thêm nước và sắc trên lửa vừa để thu lấy 200ml nước thuốc, chia uống 2 lần mỗi ngày, dùng trong một tháng
  • Trị ho dị ứng ở trẻ nhỏ: Đem xay nhuyễn một nắm lá húng quế, cho gừng đã đập nhỏ cùng mật ong vào trộn đều, thêm một thìa nước lọc, gạn lấy nước rồi cho trẻ uống 3 lần mỗi ngày
  • Chữa ho khan ở người lớn: Cho 4 lá húng quế, 1 củ hành thái nhỏ, 4 quả hồ tiêu, 2 nhánh đinh hương vào ấm sắc cùng 200ml nước, đun tới khi còn 100ml thì tắt bếp, uống 3 lần mỗi ngày
Bài thuốc chữa bệnh từ húng quế
Bài thuốc chữa bệnh từ húng quế

5. Món ăn chế biến từ lá húng quế

Mùi thơm đặc trưng của loại lá này sẽ giúp các món tôm, gà thịt bò xào,… tăng hương vị đáng kể. Chẳng cần nguyên liệu cầu kỳ, chỉ cần thêm vài cọng húng quế là các món ăn của bạn đã dậy mùi nao lòng rồi đấy. Chắc chắn sẽ lạ miệng và cực kỳ đưa cơm. Một số món thơm lừng mùi rau này mà bạn có tham khảo: cà tím xào tỏi và húng quế, cá nục kho lá húng quế, thịt bò xào húng quế, gà xào húng quế,…

Món ăn chế biến từ rau húng quế
Món ăn chế biến từ rau húng quế

6. Tác dụng phụ có thể gặp phải của lá húng quế

Bất kỳ một loại thảo dược nào dù lành tính đến đâu, khi sử dụng không đúng cách hoặc quá nhiều cũng đều có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Và húng quế cũng không ngoại lệ. Một số tác dụng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe khi dùng dược liệu này không hợp lý có thể kể đến:

  • Ăn quá nhiều có thể khiến cơ thể bị ngộ độc với các triệu chứng như thở gấp, ho, đi tiểu ra máu,…
  • Tinh dầu từ lá này nếu dùng với liều lượng cao sẽ gây ra các hiện tượng như co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai, loãng máu, hạ đường huyết
  • Cần lưu ý khi dùng dược liệu này cho người mắc bệnh máu khó đông, hạ đường huyết, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ

7. Cách trồng và chăm sóc cây lá húng quế

Cách trồng và chăm sóc cây lá húng quế
Cách trồng và chăm sóc cây lá húng quế

Loại rau này rất dễ chăm sóc, có thể trồng trong thùng xốp, chậu cây, ngoài vườn đều được. Bạn cần chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, với độ pH từ 5.5 đến 6.5 là tối ưu, có thể trộn cùng đất trong vườn nhà để trồng. Sau khi gieo hạt húng quế trong vòng 5 ngày thì hạt sẽ nảy mầm. 

Sau 20 ngày thì cây con cao khoảng 10 – 15cm, lúc này bạn cho vào chậu cây lớn hơn. Tiếp đó, bạn chỉ cần tưới nước cho cây hàng ngày vào buổi sáng và chiều. Do là rau ăn lá, nên húng quế cần nhiều đạm hơn lân và kali. Bạn có thể sử dụng phân hữu cơ như phân bò, đạm cá, phân trùn quế. Loại cây này thường bị rệp tấn công, do đó, bạn nên cắt bỏ hết các phần này để cây ra lá mới.

Với những công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ lá húng quế được chúng tôi chia sẻ qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ sử dụng loại thảo dược này nhiều hơn. Độc giả nhớ ghé thăm Tuổi trẻ và Sắc đẹp thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin bổ ích hơn nhé!

Chuyên mục: Cây thuốc nam

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất