Lá hẹ có tác dụng gì? Top 5+ bài thuốc chữa bệnh từ lá hẹ

Nguyễn Mai 173

Lá hẹ được biết đến nhiều với vai trò là một loại rau gia vị tăng thêm hương vị cho nhiều món ăn ngon. Ít ai biết được lá hẹ có nhiều tác dụng tới sức khoẻ của con người. Vậy lá hẹ có tác dụng gì? Hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp khám phá những điều mới mẻ về lá hẹ qua bài viết ngày hôm nay. 

1. Lá hẹ là gì?

Cây hẹ có tên gọi khác cửu dương thảo hay cửu thái tử là một loài thực vật thân thảo, có thể sống lâu năm và thuộc nhóm cây rễ chùm. Loại cây này có tên khoa học là Allium ramosum L thuộc họ hành. Cây hẹ có chiều cao khoảng 20 – 30 cm và có một mùi thơm đặc trưng. Thân và lá của cây hẹ có màu xanh lục và có hoa màu trắng. 

Lá của cây hẹ mọc ở gốc thân, có hình kiếm và dài khoảng 15 – 30cm. Hoa có cán mọc từ gốc cây thẳng lên, mọc trên đỉnh của cán hoa và thành từng cụm. Quả của cây hẹ là quả nang, có hình trái xoan ngược và thường được thu hoạch vào mùa thu hoặc đông sau khi quả chín. 

 Lá hẹ là gì?
Cây hẹ là thực vật thân thảo và có mùi vị đặc trưng riêng

2. Giới thiệu về cây lá hẹ

Hẹ là một loại thực vật sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng khí hậu nóng ẩm. Cây hẹ phân bố rộng rãi tại các vùng Đông Á đặc biệt các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, loại cây này thường mọc trong sân vườn, ven đường, bờ ruộng vì đặc tính dễ sinh sống. Cây hẹ thường được dùng trong ẩm thực với rất nhiều món ăn đặc sắc và ngon miệng. 

3. Lá hẹ có chứa những chất gì? 

Trước khi tìm hiểu về lá hẹ có tác dụng gì, ta nên hiểu thành phần dinh dưỡng có trong lá hẹ. Kết quả của nhiều nghiên cứu hiện đại, cây hẹ có chứa nhiều thành phần hóa học như Thiamin, Mandan, Pyridoxin,… Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin A, C, B, K có trong loại lá này ở mức cao. 

Hẹ cũng có chứa nhiều các khoáng chất canxi, niacin, photphos, chất xơ mang tới nhiều lợi ích về sức khỏe. Ngoài ra, các chất odorin, allcin, sulfit có trong thảo dược này là những chất kháng sinh mạnh chống tụ cầu và ngăn nhiều sự tổn thương từ vi khuẩn. 

Lá hẹ có chứa những chất gì?
Lá hẹ có chứa hàm lượng vitamin, canxi cao

3. Những tác dụng của lá hẹ

Lá hẹ có tác dụng gì mà nhiều người thêm lá hẹ vào thực đơn hàng ngày như vậy? Ngoài công dụng “tham gia” vào ẩm thực, lá hẹ còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Dưới đây là những công dụng của lá hẹ mà Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã tìm hiểu được. 

3.1. Phát triển não bộ ở trẻ nhỏ

Lá hẹ là nguồn cung cấp vitamin B dồi dào, có chứa cả folate là một dạng tự nhiên của B9. Loại vitamin này được biết đến nhiều trong việc tăng cường khả năng nhận thức cho trẻ nhỏ. Chính vì thế, bổ sung lá hẹ vào thực đơn cho trẻ nhỏ sẽ giúp trẻ thông minh hơn, dễ dàng bộc lộ cảm xúc và đưa ra những lập luận, phán đoán đúng đắn.

Phát triển não bộ ở trẻ nhỏ
Lá hẹ có chứa vitamin B cao giúp trẻ thông minh hơn

3.2. Có lợi cho thị giác

Công dụng tiếp theo của lá hẹ là giúp cải thiện thị lực và bổ sung dưỡng chất cho mắt. Có được điều này là nhờ hàm lượng vitamin A có trong lá cao. Loại vitamin này có vai trò bảo vệ mắt và chống lại các tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Bên cạnh đó, lá hẹ còn chứa 2 hoạt chất lutein và zeaxanthin giúp mắt phòng ngừa nguy cơ thoái hoá điểm vàng hiệu quả.

3.3. Hỗ trợ các vấn đề xương khớp 

Nhờ hàm lượng canxi và magie cao, lá hẹ giúp quá trình tạo xương và hình thành các khớp ở trẻ được phát triển mạnh mẽ. Thêm vào đó, vitamin K có trong thảo dược này được ví như chất dính giúp canxi gắn vào xương nhiều nhất có thể. Từ đó, hệ xương khớp ngày càng phát triển và đủ mạnh mẽ.

3.4. Thảo dược giải độc tự nhiên và tốt cho gan

Tuy nhỏ bé nhưng lá hẹ lại có tác dụng tuyệt vời trong việc thúc đẩy hoạt động gan phát triển mạnh mẽ và làm tăng quá trình đào thải các độc tố mạnh mẽ. Chưa kể đến, vitamin A và C có trong lá có chức năng đánh bay các gốc tự do gây hại, tăng cường sức đề kháng cho bé và đảm bảo trẻ nhỏ không gặp các vấn đề sức khỏe do thời tiết gây nên.

Thảo dược giải độc tự nhiên và tốt cho gan
Lá hẹ giúp gan hoạt động tốt hơn

3.5. Kháng viêm hiệu quả 

Hẹ có chứa rất nhiều các hợp chất từ thực vật, những hợp chất này đều có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Từ đó, quá trình làm lành các vết thương được đẩy nhanh hơn và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm như viên nhiễm, nhiễm trùng,…

3.6. Cải thiện đường tiêu hóa

Công dụng cuối cùng cho câu hỏi lá hẹ có tác dụng gì đó là có lợi cho hệ tiêu hoá. Lá hẹ có khả năng giúp cơ thể loại bỏ các vi khuẩn gây hại trong đường ruột. Nhờ đó, hệ tiêu hoá được cải thiện và hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, hẹ còn làm giảm các bệnh như đầy hơi, chướng bụng, kích thích dạ dày,…

4. Một số bài thuốc hữu ích từ lá hẹ

Ngoài vấn đề lá hẹ có tác dụng gì, người dùng cần nên biết một vài bài thuốc chữa trị từ lá hẹ để có cách sử dụng đúng đắn và nhanh chóng. Dưới đây là 5 bài thuốc mà bạn có thể tham khảo. 

4.1. Bài thuốc giúp làn da khoẻ khoắn, hạn chế mụn

Bài thuốc này hết sức đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một chút lá hẹ tươi đã được rửa sạch đem đi nghiền nát. Sau đó, đắp phần hẹ đã nghiền lên mặt, đợi khô trong vòng 30 phút. Sau khi khô thì rửa lại mặt nước ấm. Thường xuyên đắp hẹ tươi giúp cải thiện tình trạng da mụn, khô giúp da mịn màng và hồng hào. 

4.2. Chữa trị cảm cúm, ho hoặc ho có đờm

Với bài thuốc này bạn cần chuẩn bị 250g hẹ và 25g gừng tươi. Cho gừng và hẹ hấp với một ít đường. Sau khi tất cả mọi thứ đã chín bỏ phần gừng, ăn lá hẹ và có thể dùng nước để uống. Bạn có thể sử dụng bài thuốc này trong vòng 5 ngày để dứt điểm những cơn ho dai dẳng do cảm gây nên. 

Bài thuốc trị ho từ lá hẹ
Bài thuốc trị ho từ lá hẹ

4.3. Bài thuốc chữa trị đái tháo đường

Ở bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị 100g gạo tẻ và 100 – 200g rau hẹ tiến hành nấu cháo hẹ với gạo tẻ. Bạn nên sử dụng món cháo này trong vòng 10 ngày, mỗi ngày chia ra ăn làm 2 bữa. Ngoài chữa trị đái tháo đường, món ăn này giúp cải thiện chứng chán ăn, đau lưng và mỏi gối.  

4.4. Giảm thiểu các cơn đau do nhức răng

Bài thuốc này hết sức đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng một nắm lá hẹ cả rễ đã được rửa sạch và giã nhuyễn. Sau đó, bạn lấy một lượng vừa phải đặt vào vị trí đau răng. Sử dụng liên tục cho tới khi khỏi thì dừng lại. 

5. Bài thuốc có ích cho mắt

Bạn rửa sạch 150g lá hẹ, thái mỏng 150g gan dê và đem đi ướp gan dê với gia vị. Sau đó, xào gan dê với lá hẹ bằng lửa lớn. Khi món ăn đã chín, nêm nếm gia vị phù hợp với khẩu vị gia đình bạn và thưởng thức. Bạn cần sử dụng món ăn này với cơm trong vòng 10 ngày để giúp mắt khỏe hơn và cải thiện thị lực hơn.

5. Món ăn yêu thích sử dụng lá hẹ 

Hẹ là thực phẩm giúp thanh lọc, làm mát cơ thể và có một hương vị đặc trưng riêng. Không chỉ vậy, sau khi đã biết lá hẹ có tác dụng gì, mọi người càng nên bổ sung hẹ vào thực đơn hàng ngày. Dưới đây là 5 món ăn từ lá hẹ mà bạn có thể tham khảo.

5.1. Lá hẹ xào với tôm

Lá hẹ xào với tôm là một trong những món ăn bổ dưỡng và dễ dàng chế biến. Bạn chỉ cần chuẩn bị 200g lá hẹ, 300g thịt tôm. Tôm sau khi được làm sạch cần ướp gia vị khoảng 20 phút và lá hẹ đã rửa sạch cắt thành các khúc nhỏ. Sau đó, phi thơm hành tỏi rồi cho tôm vào đảo tới khi tôm săn lại và có màu hồng thì tiến hành bỏ lá hẹ. Cuối cùng nêm nếm gia vị vừa ăn và bạn đã có món ăn từ lá hẹ với tôm ngon, bổ dưỡng.

Lá hẹ xào với tôm
Lá hẹ xào với tôm là món ăn dễ dàng thực hiện

5.2. Canh hẹ nấu đậu hũ non

Món canh hẹ luôn là món ăn được nhiều người biết tới vì đơn giản, lại dễ ăn. Để nấu được món canh hẹ với đậu hũ non, bạn cần những nguyên liệu sau: 1 gói đậu hũ non, 1 bó rau hẹ, 100g thịt heo và những gia vị khác. Trước tiên bạn cần sơ chế những nguyên liệu trên, rau rửa sạch và thái nhỏ, thịt heo thái từng mỏng, ướp trong vòng 20 phút. Đun sôi 400ml nước sôi sau đó cho thịt vào nấu 10 phút tới khi thịt chín thì cho đậu hũ đã cắt sẵn vào. Đun sôi lại rồi mới tiến hành thả lá hẹ, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

5.3. Cá nướng hẹ 

Cá nướng hẹ là món ăn đòi hỏi cầu kỳ hơn một chút vì sử dụng giấy bạc, than hoặc bếp nướng để thực hiện. Tuy nhiên, hương vị của món ăn này sẽ khiến bạn không thể quên được. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 con cá quả
  • 1 bó rau hẹ

Quy trình nướng cá:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần làm sạch cá, tiến hành ướp cá với gia vị, rau hẹ trong vòng 15 – 20 phút để ra vị ngâm đều
  • Bước 2: Sau đó, bạn bọc cá đã ướp bằng giấy bạc, gọi lại thật kỹ và nướng trong vòng 15 phút.

Bạn có thể nước cá bằng bếp than để có hương vị đặc biệt thơm ngon hơn nữa. 

5.4. Bánh hẹ chiên giòn

Một món ăn nữa từ lá hẹ mà nguyên liệu bạn có thể tìm kiếm dễ dàng đó là bánh hẹ chiên giòn. Món ăn này có vỏ ngoài giòn rụm nhưng bên trong lại dẻo mềm, kích thích vị giác và khứu giác của bạn. 

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Bột gạo 
  • Bột năng
  • Lá hẹ
  • Lạp xưởng
  • Thịt heo

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho một chút nước ấm vào bột gạo và bột năng, nhào tới khi bột trở nên mịn
  • Bước 2: Hẹ sau khi rửa sạch, cắt nhỏ thành từng khúc và xào với lạp xưởng, thịt, đồng thời nêm nếm gia vị vừa ăn 
  • Bước 3: Lấy lượng bột vừa phải cán mỏng, rồi cho nhân đã xào chín vào và gói lại 
  • Bước 4: Sau khi nặn xong, tiến hành hấp chín là có thể ăn và nếu bạn muốn ngon hơn nữa có thể chiên qua một lần để món ăn thêm đậm vị. 

5.5. Canh hẹ chay

Với những người ăn chay, thì món này là lựa chọn thích hợp và tối ưu hàng đầu. Món ăn này hết sức đơn giản với những thành phần phù hợp với chế độ ăn chay như lá hẹ, nấm rơm, đậu hũ non. Trước khi nấu, bạn cần xào qua nấm rơm, rồi cho 400ml nước đợi xôi thì thả đậu hũ vào đợi sôi lần nữa mới cho lá hẹ. Sau đó bận cần nêm nếm gia vị phù hợp với khẩu vị gia đình, tắt bếp và cho ra tô để thưởng thức. 

Hẹ là loại thực phẩm có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau, đem tới mùi vị đặc trưng riêng cho từng món ăn. Thế nhưng, lá hẹ lại kiêng kỵ với một số thực phẩm như: mật ong, thịt bò, thịt trâu, hành lá, hành tây,…Khi kết hợp lá hẹ với những thực phẩm trên có thể gây ra một số tác dụng phụ gây hại sức khoẻ cho con người.

6. Mua lá hẹ ở đâu?

Mùa thu hoạch hẹ diễn ra quanh năm. Chính vì thế, bạn có thể mua lá hẹ ở rất nhiều nơi như các chợ nhỏ, siêu thị, những cửa hàng rau hoặc thậm chí là đặt mua qua mạng. Vì tính năng dễ sinh sống và phát triển, bạn có thể trồng tại nhà để có nguyên liệu có sẵn mà không cần phải đi đâu xa để mua. 

7. Cách lựa chọn lá hẹ chất lượng nhất?

Việc lá hẹ chất lượng sẽ mang tới món ăn đậm vị và ngon hơn. Chính vì thế khi mua lá hẹ, bạn nên lựa chọn những bó hẹ xanh từ gốc tới ngọn, không bị héo úa. Vì những bó hẹ như thế mới là bó hẹ mới cắt, đảm bảo đầy đủ độ dinh dưỡng và giúp món ăn ngon hơn. 

Cách chọn lá hẹ chất lượng
Nên chọn bó hẹ xanh mứớt từ gốc tới ngọn, không bị vàng úa

8. Hướng dẫn trồng và chăm sóc lá hẹ đơn giản tại nhà

Hiểu được lá hẹ có tác dụng gì, mọi người có thể tìm cách trồng và chăm sóc cây hẹ này tại sân nhà. Sau đây là những gì bạn cần phải chuẩn bị để tiến hành trồng hẹ tại nhà: thùng hoặc chậu trồng cây, giống của cây hẹ và đất tơi xốp, thoáng khí, giàu dinh dưỡng để trồng hẹ. 

Cách trồng hẹ còn phụ thuộc vào giống hẹ bạn muốn trồng. Nếu bạn trồng hẹ bằng hạt thì bạn cần tiến hành ngâm hạt trong nước ấm trong vòng 3 – 5 giờ để hạt nảy mầm. Sau khi hạt đã nảy mầm, tiến hành thả vào đất, lấp 1 lớp đất mỏng rồi tưới nước nhẹ nhàng đủ ẩm đất. 

Với phương pháp trồng hẹ bằng gốc hẹ có sẵn, bạn chỉ cần đặt những bụi hẹ vào đất, lấp đất và ấn nhẹ sao cho gốc hẹ chặt vào đất. Sau đó, bạn tiến hành phủ 1 lớp rơm lạ lên bề mặt và tưới nước giữ ẩm để cây bén rễ nhanh. 

Việc chăm sóc hẹ cũng hết sức dễ dàng. Khi cây mới trồng hay hạt mới gieo nên tưới 3 lần/ ngày để cây phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh. Tới khi cây phát triển thì chỉ cần tưới 2 lần tránh tưới vào buổi trưa. Hẹ cũng ít bị sâu bọ phá hại nên việc tưới phân bón lại càng đơn giản. 

Như vậy, Tuổi trẻ và Sắc đẹp hy vọng thông qua bài viết lá hẹ có tác dụng gì, bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức mới về lá hẹ và bổ sung thêm vào danh sách nấu nướng những món ăn bổ dưỡng từ hẹ. Truy cập vào Tuổi trẻ và Sắc đẹp mỗi ngày để thêm nhiều điều có ích cho sức khỏe của bạn và gia đình bạn. 

 

Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất