Tác dụng của lá hẹ và những bài thuốc chữa bệnh từ loại thảo dược phổ biến

Nguyễn Mai 270

Lá hẹ là một nguyên liệu nấu ăn phổ biến của người Việt. Không những thơm ngon mà loại thảo dược này còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Mời bạn đọc cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp đi tìm hiểu về loại lá này nhé!

1. Đặc điểm của cây lá hẹ

Loại cây này có tên khoa học là Allium ramosum L., thuộc chi Allium, chung với họ Hành, còn được gọi là cửu thái, khởi dương thảo. Hẹ có nguồn gốc từ châu Á và Đông Âu, được dùng để chế biến món ăn trong 5000 năm qua. Đây là loại cây dễ trồng và không phải chăm sóc nhiều, chỉ cần trồng cây con một lần là có thể thu hoạch nhiều lứa, nhiều năm.

Cây rau hẹ là một loại thảo mộc nhỏ, có chiều cao khoảng 20 đến 45cm, mùi thơm đặc trưng, giàu chất dinh dưỡng. Lá cây này hẹp, dài khoảng 10 đến 27cm, rộng 1.5 – 9mm, đầu nhọn. Rau hẹ vừa được dùng làm gia vị nấu ăn, vừa có thể làm thuốc chữa bệnh. Hoa mọc trên một cọng lá từ gốc lên, có màu trắng, cuống dài khoảng 10 – 15mm. Hạt hẹ màu đen, nhỏ.

Đặc điểm của cây hẹ
Đặc điểm của cây hẹ

2. Thành phần hóa học có trong lá hẹ

Loại lá này chứa ít calo nhưng lại có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất, tốt cho giấc ngủ và xương. Tuy nhiên, để hấp thu được những dưỡng chất này, bạn sẽ phải ăn một lượng lớn lá này. Cụ thể trong 1kg lá hẹ có 5 – 10g chất đạm, 5 – 30g đường, 236mg canxi, 89g vitamin C, 20mg vitamin A, 212mg photpho và có nhiều chất xơ.

3. Vị thuốc có trong lá hẹ

Vị thuốc có trong lá hẹ
Vị thuốc có trong lá hẹ

Theo Đông y, loại lá này có tính nhiệt, khi nấu chín thì ôn và có vị cay, đi vào kinh Can, Vị, Thận. Do đó, hẹ có tác dụng ôn trung, tán ứ, giải độc, hành khí. Thường được dùng để điều trị các chứng bệnh đau tức ngực, ngã chấn thương, nấc,… Phần gốc rễ có vị cay, tính ôn, có tác dụng tán ứ, ôn trung và hành khí. Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt, đi vào kinh Can, Thận. Có tác dụng tráng dương, cố tinh được dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, lưng gối yếu mềm, mộng tinh,…

Theo y học hiện đại, rau hẹ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, bao gồm cả tác dụng chống ung thư. Loại cây này chứa một lượng nhỏ choline giúp cải thiện trí nhớ, tâm trạng, duy trì cấu trúc màng tế bào. Thêm vào đó, hàm lượng vitamin K dồi dào trong lá hẹ tốt cho sức khỏe xương và quá trình đông máu. Ngoài ra, lá này cũng chứa folate, một chất dinh dưỡng quan trọng để phòng ngừa chứng sa sút trí tuệ.

4. Những bài thuốc chữa bệnh từ cây lá hẹ

Loại lá này khá lành tính, có rất ít tác dụng phụ được ghi nhận khi dùng hẹ. Bạn có thể giã nát, kết hợp với dược liệu khác để chữa bệnh. Dưới đây là những bài thuốc từ loại rau này: 

  • Chữa cảm mạo, trị ho do lạnh: Dùng 250g lá này và 25g gừng tươi, cho thêm một ít đường rồi hấp chín, ăn cái, uống nước trong 5 ngày
  • Chữa ho ở trẻ em do cảm lạnh: Dùng lá hẹ xắt nhỏ, trộn với đường phèn hoặc mật ong, cho vào nồi cơm hấp chín, sử dụng 1 thìa cà phê mỗi lần, ngày uống 2 – 3 lần, sử dụng liên tục trong 5 ngày
  • Chữa nhức răng: Dùng một nắm hẹ bao gồm cả rễ, đem rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp vào chỗ đau răng, cho đến khi khỏi
  • Bài thuốc bổ mắt: Dùng 150g mỗi loại rau hẹ, gan dê thái mỏng, ướp cùng gia vị rồi xào chung với nhau, ăn với cơm cách ngày một lần, dùng liên tục trong 10 ngày
  • Điều trị xuất tinh sớm: Dùng 200g mỗi loại rau hẹ, tôm nõn, xào chung rồi ăn với cơm
  • Chữa đái tháo đường: Dùng 100g – 200g lá hẹ, nấu cháo, nấu canh, xào với ít muối ăn hàng ngày
Lá hẹ điều trị xuất tinh sớm hiệu quả
Lá hẹ điều trị xuất tinh sớm hiệu quả

5. Các món ăn ngon chế biến từ lá hẹ

Hẹ có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, do đó loại rau này được sử dụng rất phổ biến để làm nguyên liệu nấu ăn. Một số món ăn ngon được chế biến từ lá hẹ được kể đến dưới đây rất dễ thực hiện và ngon miệng. 

5.1. Bánh canh hẹ

Đây là món bánh bổ dưỡng và thơm ngon. Với nước hầm xương heo ngọt thanh, thịt cá thu mềm mại, cùng hẹ xắt nhỏ hăng hăng rất đặc trưng. Tất cả hương vị được hòa quyện với nhau, khi bạn thưởng thức sẽ cảm thấy rất kích thích. Bánh canh hẹ là món ăn rất phù hợp vào những ngày mưa gió rét đấy!

Bánh canh hẹ
Bánh canh hẹ

5.2. Hủ tiếu xào hải sản

Nhắc tới hủ tiếu thì chắc hẳn không thể quên vị ngon của hải sản xào cùng lá hẹ thơm phức. Hủ tiếu xào hải sản là món ăn sáng vừa ngon, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng. Tôm, bạch tuộc, nghêu mềm thơm thơm, quyện chung với sợi hủ tiếu dai dai, cho thêm hẹ và giá tươi thì tuyệt vời miễn chê.

Hủ tiếu xào hải sản
Hủ tiếu xào hải sản

5.3. Canh hẹ nấu thịt, nấm

Với những ngày chán ăn hay khó tiêu, bạn hãy chiêu đãi bản thân bằng món canh này nhé. Canh hẹ nấu thịt nấm còn giúp giải cơn nóng, xua tan cái nắng oi ả và khó chịu trong ngày hè. Bát canh thơm ngọt từ nấm, thịt viên và hẹ, kết hợp với đậu phụ trắng mềm ngon hấp dẫn. 

Canh hẹ nấu thịt, nấm
Canh hẹ nấu thịt, nấm

5.4. Bánh hẹ hấp tôm thịt

Cảm nhận hương vị thơm ngon, mềm mại và bổ dưỡng chỉ trong một miếng bánh hẹ hấp tôm thịt, chắc chắn sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Vỏ bánh dai dai, giòn giòn, khi cắn vào bên trong miệng ngập tôm và thịt ngọt mềm. Kết hợp với hương vị thơm phức của lá hẹ, ăn vào là mê ngay lập tức!

Bánh hẹ hấp tôm thịt
Bánh hẹ hấp tôm thịt

5.5. Cật heo xào giá hẹ

Thay đổi khẩu vị cho gia đình bạn với món ăn dễ làm này. Nhiều người nghĩ rằng cật heo khó ăn nên thường bỏ đi. Nhưng khi xào cùng giá và hẹ, rồi ăn lẫn với cơm sẽ rất tuyệt vời đấy. Cật heo mềm mềm, xào cùng giá hẹ giòn ngon vô cùng hấp dẫn. Bạn hãy bắt tay làm thử và cảm nhận món ăn ngon này nhé!

Cật heo xào giá hẹ
Cật heo xào giá hẹ

6. Ai không nên ăn lá hẹ?

Loại lá này khá lành tính, hầu như không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, có một số thông tin cho rằng nếu ăn quá nhiều, bạn có thể bị khó tiêu. Ngoài ra, cũng có một số đối tượng không nên sử dụng lá hẹ:

  • Những người bị dị ứng với hành tây, tỏi, có thể cũng bị dị ứng với lá này
  • Người có thể chất âm hư nội nhiệt
  • Những người hay bị mụn nhọt, mắc các bệnh về mắt

7. Trẻ em ăn nhiều lá hẹ có tốt không?

Trẻ em ăn nhiều lá hẹ có tốt không?
Trẻ em ăn nhiều lá hẹ có tốt không?

Tuy có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng không nên dùng nhiều rau hẹ cho trẻ trong khoảng thời gian ngắn. Bởi thảo dược này có tính ôn, có thể gây tình trạng nóng nhiệt. Thêm vào đó, do hẹ có hàm lượng chất xơ cao nên khi cho trẻ sử dụng nhiều có thể gây chướng bụng.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về lá hẹ và công dụng chữa bệnh tuyệt vời của thảo dược này. Bạn đọc hãy ghé thăm chúng tôi thường xuyên để đón đọc nhiều bài viết hay và bổ ích nhé!

Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất